Điều 9 –Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 42 - 46)

bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác: Quá trình khởi tố và truy tố có rất nhiều thủ tục, công đoạn mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thực hiện theo trình tự mà BLTTHS 2015 quy định. Để bị can có thể theo dõi và nắm bắt các thủ tục trong quy trình này, việc giao cho họ các quyết định nói trên là hết sức cần thiết, đồng thời với nội dung của quyền này, bị can được bảo đảm tính tranh tụng cơng bằng trong quá trình khởi tố, điều tra và truy tố, không phải mập mờ suy đoán những hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đồng thời thơng qua đó, bị can có thể biết rõ ý định của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án để đưa ra các lý lẽ, lập luận cũng như chứng cứ, tài liệu, đồ vật để tiến hành bào chữa, chứng minh mình vơ tội hoặc làm giảm TNHS của mình.

- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật: Trong tất cả các VAHS, việc giám định, định giá tài sản có ý nghĩa quan

trọng trong việc định tội danh, định khung hình phạt. Do đó, việc nhà làm luật cho phép bị can có quyền nói trên nhằm mục đích để họ dựa vào các kết quả giám định, định giá tài sản mà có định hướng bào chữa cho mình thích hợp, hoặc nhận tội hoặc chuyển hướng bào chữa sang xin giảm nhẹ TNHS. Song song đó, bị can cũng có thể yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, nếu họ có căn cứ cho rằng những người này không khách quan, không vô tư, không công bằng hoặc không tuân thủ các quy trình trong TTHS, dẫn đến gây ra các hệ quả bất lợi cho họ như làm sai lệch hồ sơ vụ án, không đúng bản chất vụ án hoặc gây cản trở trong việc thực hiện quyền bào chữa của họ thì họ có quyền thay đổi.

- Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu: Với tư cách là người bị buộc tội, chịu sự cáo buộc từ phía cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bị can có quyền được đọc tất cả các tài liệu có liên quan đến vụ án để tiến hành việc bào chữa cho mình. Sau khi kết thúc điều tra, bản kết luận điều tra là kết quả cuối cùng của quá trình điều tra, dựa trên các biên bản lời khai, đối chất, giám định, thẩm định tài sản … đã có trước đó. Việc được đọc những tài liệu này sẽ giúp cho bị can hình dung ra được tất cả những thủ tục và những cáo buộc từ cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, qua đó giúp họ tìm kiếm những vi phạm nghiêm trong thủ tục tố tụng và

những cáo buộc không phù hợp để phản biện trong giai đoạn truy tố, và có thể là trong giai đoạn xét xử. Bị can có thể yêu cầu được đọc, ghi chép tất cả những tài liệu này bất cứ lúc nào sau khi kết thúc điều tra. Đây là một quyền mới, mở rộng hơn quyền của bị can so với BLTTHS 2003.

* Bị cáo

- Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác: Có thể nói giai đoạn đưa vụ án ra xét

xử là giai đoạn đối trọng cuối cùng của q trình giải quyết VAHS, có ý nghĩa quan trọng đối với số phận pháp lý của một con người về việc họ có tội hay khơng có tội. Do đó, các quyết định nói trên có thể gọi là tiền đề cho quá trình tranh tụng tại phiên tòa giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, dưới sự điều khiển và đưa ra quyết định của bên có chức năng xét xử: Tịa án. Việc được nhận các quyết định nói trên chính là quyền của bị cáo nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc bào chữa của mình, cũng chính là việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo cũng như bảo đảm cho xét xử công bằng. Quan trọng nhất trong các quyết định nói trên là quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong đó bị cáo chính thức biết được họ bị Viện kiểm sát truy tố về tội danh gì, khung hình phạt nào và mức án mà họ có thể phải thi hành nếu họ được xác định là có tội, từ đó họ sẽ có kế hoạch bào chữa cho mình một cách tối ưu nhất có thể để chống lại sự buộc tội. Đồng thời, việc quy định bị cáo được nhận các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác nhằm giúp cho bị cáo hình dung ra các quyền và nghĩa vụ vủa mình để ứng xử cho phù hợp, đồng thời bị cáo có thể có ý kiến về các quyết định đó để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Tham gia phiên tòa: Quyền được tham gia phiên tòa là một quyền đặc thù của người bị buộc tội với tư cách là bị cáo. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, gay gắt nhất trong suốt quá trình giải quyết VAHS, bởi phiên tòa là nơi diễn ra sự tranh tụng cơng khai, bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trước một cơ quan tài phán, với tất cả những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được các bên cung cấp, thu thập ở tất cả các giai đoạn tố tụng trước. Trừ những trường hợp mà BLTTHS 2015 quy định Tịa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo31, thì bị cáo có quyền tham gia phiền tòa xét xử để thực hiện quyền bào chữa của mình, nếu khơng thì Hội đồng xét xử phải tiến hành thủ tục

hỗn phiên tịa. Việc tham gia phiên tịa khơng những là quyền mà còn là nghĩa vụ của bị cáo, bởi đặc thù của VAHS là quyết định số phận pháp lý của một con người, do đó nếu bị cáo khơng có mặt tại phiên tịa thì có thể bị áp giải đến phiên tòa.

- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa: Khác với

bị can, việc bị cáo thực hiện quyền này là thực hiện cơng khai tại phiên tịa, nơi có cơ quan tài phán để xét xử và đưa ra quyết định về số phận pháp lý của bị cáo. Chủ thể mà bị cáo đề nghị đó là Hội đồng xét xử, chứ khơng cịn là bên buộc tội như các giai đoạn trước, khi còn là bị can. Quyền này của bị cáo có phần bình đẳng hơn nhiều so với các giai đoạn trước, thể hiện ở chổ bị cáo vừa có thể đưa ra các đề nghị trực tiếp với hội đồng xét xử, nhưng cũng đồng thời có thể đề nghị thay đổi chính các thành viên của hội đồng xét xử nói riêng và những người tiến hành tố tụng nói chung, cùng một số người tham gia tố tụng khác, nếu bị cáo có căn cứ cho rằng họ khơng khách quan trong q trình tiến hành tố tụng. Bị cáo cũng có quyền đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa đề nhằm đối chất, tranh tụng với họ, cũng như yêu cầu họ cho các ý kiến về các kết quả giám định, kết quả điều tra trước đó nhằm tạo lập căn cứ vững chắc hơn cho lập luận bào chữa của mình. Đồng thời, họ cũng có quyền đề nghị giám định, thẩm định tài sản nếu như việc làm này chưa làm trước đây hoặc đã làm nhưng theo bị cáo là chưa phù hợp, chưa đúng. Tất cả những quyền này nhằm mục đích cho bị cáo được bảo đảm quyền bào chữa của mình cũng như bảo đảm cho bị cáo được xét xử công bằng.

- Đề nghị chủ tọa phiên tịa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa

nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa: Việc quy định cho phép bị cáo

đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi nhằm mục đích để chủ tọa, thơng qua việc nghe lời trình bày của những người tham gia tố tụng khác, chủ tọa phiên tòa cũng như những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác trực tiếp cảm nhận về lời trình bày đó mà cảm nhận bằng “niềm tin nội tâm” của mình để đưa ra nhận xét, quyết định phù hợp trong quá trình xét xử vụ án. Bị cáo cũng có quyền hỏi những người tham gia tố tụng khác nếu được chủ tọa phiên tịa đồng ý. Qua q trình xét hỏi cơng khai tại

phiên tòa, các bên buộc tội và gỡ tội sẽ củng cố thêm được các lập luận của mình, dựa vào các chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã đưa ra tại phiên tịa. Từ đó, khi bước vào phần tranh luận, các bên sẽ tiến hành tranh luận cơng khai, bình đẳng tại phiên tịa; do đó, quyền tranh luận của bị cáo phải được bảo đảm; thông qua tranh luận, bị cáo thể hiện các lý luận để bào chữa cho hành vi của mình. Đây cũng chính là việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm32.

- Nói lời sau cùng trước khi nghị án: Sau tất cả các hoạt động tranh tụng xuyên suốt trong tiến trình giải giải quyết VAHS, trước khi hội đồng xét xử tiến hành nghị án, bị cáo được quyền nói lời sau cùng. Đây là một hoạt động đơn phương của bị cáo, thể hiện ý chí nhận tội hoặc khơng nhận tội, nếu nhận tội thì xin xem xét các tình tiết giảm nhẹ đã trình bày mà lượng hình cho bị cáo. Hoạt động này mục đích hướng đến người nghe chủ yếu là hội đồng xét xử, chủ thể quyết định số phận pháp lý của bị cáo. Nếu trong lời nói sau cùng của mình, tuy khơng có yếu tố tranh luận, nhưng nếu bị cáo trình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì Hội đồng xét xử phải quay lại phần hỏi; hơn nữa, quyền này của bị cáo là không bị hạn chế về mặt thời gian33. Đây có thể được xem là việc “bào chữa đơn phương” của bị cáo, khi mà phần tranh luận đã chấm dứt trước đó.

- Xem biên bản phiên tịa, u cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa: Biên bản phiên tòa là văn bản ghi nhận toàn bộ hành vi, ý kiến, xét hỏi,

tranh luận của tất cả các chủ thể tham gia phiên tòa từ khi bắt đầu đến khi kết thúc phiên tòa. Việc bị cáo xem biên bản phiên tòa là việc làm cần thiết, cho phép bị cáo hình dung lại tồn bộ diễn biến của phiên tịa, qua đó kiểm tra sự ghi nhận của thư ký phiên tịa có đúng với thực tế diễn biến hay khơng để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh tình trạng thư ký phiên tòa ghi nhận sự việc không đúng hoặc làm sai lệch nội dung diễn ra trên thực tế; đồng thời, nếu thư ký ghi nhận chưa đúng sự việc hoặc thiếu xót thì bị cáo có quyền u cầu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Biên bản phiên tịa chính là tiền đề, cung cấp dữ liệu cho hội đồng xét xử để ra một bản án với những quyết định công bằng, vô tư, đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, đồng thời không làm oan, sai cho người vô tội, nên có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là với số phận pháp lý của bị cáo.

- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án: Bản án, quyết định của tòa án xét xử ở cấp sơ thẩm khơng mặc nhiên có hiệu lực ngay, bởi BLTTHS 2015 đã có

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 42 - 46)