Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tộ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 82 - 84)

73 Nguyễn Văn Động (2008), Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb Giáo dục, tr.188.

3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tộ

bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội

3.2.1. Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Thứ nhất, theo tác giả cần phải sửa đổi nội dung quy định tại Điều 16 – BLTTHS 2015 quy định về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thành hai điều luật riêng biệt, theo đó một điều quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội và điều khác quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị hại, đương sự.

Bởi lẽ, theo quan điểm của tác giả, quyền bào chữa của người bị buộc tội và quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là hai phạm trù khác nhau, mang tính chất đối lập nhau trong quan hệ pháp luật TTHS. Bảo đảm quyền

bào chữa của người bị buộc tội chính là bảo đảm cho người bị buộc tội, người bào chữa của họ thực hiện việc bác bỏ sự cáo buộc từ phía người buộc tội, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quá trình thanm gia vào các hoạt động TTHS. Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là bảo đảm cho việc chứng minh thiệt hại của bị hại, đượng sự, nhằm buộc người bị bị buộc tội phải chịu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt, đồng thời buộc người bị buộc tội phải bồi thường cho những thiệt hại đã gây ra. Hai quyền năng khác nhau, bản chất cũng khác nhau, đối lập nhau nên nếu quy định chung cùng một điều luật sẽ gây ra sự hỗn dung, không tập trung chú trọng được tinh thần cơ bản của nguyên tắc. Hơn nữa, địa vị tố tụng của hai nhóm chủ thể này cũng khác nhau, người bị buộc tội là nhóm chủ thể phải chịu sự hạn chế một số quyền cơ bản, trong khi bị hại, đương sự là những người không phải chịu những hạn chế đó. Hơn nữa, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trên thực tế thường có nhận thức thiện cảm hơn với bị hại, đương sự, điều mà người bị buộc tội thường khơng có được. Do đó, quy định việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội thành một nguyên tắc riêng biệt nhằm góp phần nhấn mạnh địa vị tố tụng của người bị buộc tội vào nhận thức của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để buộc họ thực hiện có hiệu quả hơn nguyên tắc này, nhằm góp phần bảo đảm hơn nữa quyền bào chữa của người bị buộc tội.

Thứ hai, cần phải sửa đổi, bổ sung nội dung tại Điều 58 – BLTTHS 2015 quy

định về quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt. Theo nội dung tại điểm đ – khoản 1 – Điều 4 – BLTTHS 2015 quy định thì người bị buộc tội bao gồm: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Đối chiếu hai nội dung của các quy định nói trên, rõ ràng chúng ta đang gặp phải nhiều bất cập trong việc áp thực hiện các nội dung của BLTTHS 2015. Bởi lẽ, theo quy định hiện hành thì người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hiện nay không phải là người bị buộc tội, do đó mặc nhiên họ cũng không phải là chủ thể được bảo đảm quyền bào chữa theo quy định tại Điều 16 – BLTTHS 2015, nhưng theo quy định tại điểm g – khoản 1 – Điều 58 – BLTTHS 2015 quy định họ cũng có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa” là hồn tồn khơng phù hợp. Do đó, tác giả đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hai hướng sau:

- Hướng thứ nhất, nếu các nhà làm luật chấp nhận việc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là người bị buộc tội và có quyền bào chữa thì phải sửa điểm đ – khoản 1 - Điều 4 – BLTTHS 2015 như sau: “Người bị buộc tội gồm người bị giữ

trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”, từ đó

giữ nguyên nội dung tại Điều 58 – BLTTHS 2015. Việc bổ sung này góp phần làm cho việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được luật hóa cụ thể hơn, góp phần làm đồng bộ các hoạt động xuyên suốt quá trình giải quyết một VAHS.

- Hướng thứ hai, nếu các nhà làm luật không chấp nhận việc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là người bị buộc tội và khơng có quyền bào chữa thì phải tách nội dung quy định tại Điều 58 – BLTTHS 2015 thành hai điều luật với hai nội dung độc lập, phân định rõ quyền và nghĩa vụ giữa người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyền và nghĩa vụ của người bị bắt. Việc tách biệt hai nội dung này độc lập với nhau góp phần làm cho tư cách tố tụng của hai chủ thể này được phân định rõ ràng, không bị chồng chéo quyền và nghĩa vụ của nhau, nhất là trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội.

Tác giả có quan điểm thiên về sửa đổi, bổ sung theo hướng thứ nhất, tức là mở rộng chủ thể bị buộc tội và có quyền bào chữa đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Bởi lẽ, khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cũng đã phải chịu sự buộc tội rất sớm từ phía cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đồng thời họ cũng bị hạn chế một số quyền tự do nhất định, do đó họ cũng là một chủ thể yếu cần phải có quyền tự bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, và nếu họ khơng đủ khả năng tự bào chữa, họ vẫn có quyền nhờ người khác bào chữa cho mình.

Thứ ba, về quyền gặp, hỏi người bị buộc tội: Trước đây đã có nhiều ý kiến đề

xuất sửa đổi, bổ sung về vấn đề này theo các hướng như: phải xác định đây là cuộc gặp riêng giữa người bào chữa và người bị buộc tội, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể giám sát cuộc gặp bằng cách có ghi hình nhưng khơng ghi âm, … 75. Tác giả hồn tồn đồng ý với các đề xuất này. Đồng thời, để bảo đảm hơn nữa quyền được gặp, hỏi người bị buộc tội của người bào chữa, tác giả kiến nghị cần phải bổ sung thêm thời gian giải quyết yêu cầu thực hiện quyền này của người bào chữa. Hiện nay, các vấn đề quy định về quyền này của người bào chữa đã được quy định cụ thể tại điểm a – khoản 1 – Điều 73, Điều 80 – BLTTHS 2015, Điều 12 của Thông tư 46/2019/ TT – BCA. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải xác định thời gian cụ thể để sau khi cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhận được

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 82 - 84)