Khoả n4 –Điều 322 –BLTTHS 2015.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 60 - 63)

khơng có tội. Trong nhiệm kỳ, các Tịa án đã thụ lý 386.165 vụ với 650.546 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 384.209 vụ với 641.616 bị cáo, đạt tỷ lệ 99,5% về số vụ và 98,6% về số bị cáo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Trong đó, năm 2020, các Tòa án đã thụ lý 89.726 vụ với 162.295 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 87.770 vụ với 153.365 bị cáo, đạt tỷ lệ 97,8% về số vụ và 94,5% về số bị cáo (so với năm 2019, thụ lý tăng 2.014 vụ với 15.842 bị cáo, giải quyết tăng 10.314 vụ với 26.853 bị cáo); tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 1,18% (do nguyên nhân chủ quan là 0,59%); bị sửa là 4,91% (do nguyên nhân chủ quan là 0,26%)”. Qua dự thảo

báo cáo trên cho thấy, các VAHS đã được giải quyết đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, không làm oan, sai cho người vô tội, qua đó phần nào phản ánh được quyền bào chữa của người bị buộc tội (tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa) cũng được bảo đảm, mặc dù tỷ lệ các bản án bị hủy, sửa là còn khá cao.

Thứ hai, về việc thực hiện quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa:

Ngoài việc người bị buộc tội thực hiện quyền tự bào chữa thì hiện nay, với sự phát triển của xã hội, việc nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa ngày càng trở nên phổ biến. Theo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, hiện cả nước hiện có 16.134 luật sư; trên 4.000 tổ chức hành nghề luật sư; số người tập sự hành nghề luật sư hiện có trên 5.000 người. Đồng thời, số VAHS mà có đội ngũ luật sư tham gia bào chữa tính từ năm 2015 đến ngày 31/12/2020 là 81.072 vụ án57.

Ngày 13/12/2019, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ban hành Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam mới thay thế cho Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam ban hành ngày 20/1/2011. Bộ quy tắc này gồm 06 Chương và 32 Quy tắc, thay thế cho 27 Quy tắc cũ, quy định về đạo đức và những cách thức ứng xử nghề nghiệp mà luật sư Việt Nam cần phải bảo đảm trong q trình thực hiện cơng việc cho khách hàng. Hằng năm, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư trực thuộc đều đặn thực hiện mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng, nghiệp vụ của các luật sư thanh viên. Qua đó cho thấy, chất lượng luật sư cũng đã phát triển đi đơi với số lượng luật sư, có ý nghĩa quan trọng trong việc tham gia tố tụng nói chung cũng như tham gia bào chữa cho người bị buộc tội nói riêng, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội, phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

57 TTXVN, Một số thông tin về đội ngũ Luật sư Việt Nam hiện nay, https://www.vietnamplus.vn/infographics -mot-so-thong-tin-ve-doi-ngu-luat-su-viet-nam-hien-nay/764993.vnp, truy cập ngày 08/01/2022. mot-so-thong-tin-ve-doi-ngu-luat-su-viet-nam-hien-nay/764993.vnp, truy cập ngày 08/01/2022.

Bên cạnh đó, việc mở rộng chủ thể có thể tham gia bào chữa là trợ giúp viên pháp lý đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người bị buộc tội, khi họ khơng có khả năng nhờ các chủ thể người bào chữa khác bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Luật trợ giúp pháp lý năm 2017 ra đời cũng góp phần tạo cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện việc bào chữa cho người bị buộc tội.

Thứ ba, về việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội từ phía quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng:

Khi đề cập đến những kết quả khả quan, thuận lợi từ việc thực hiện quyền tự bào chữa và quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa thì khơng thể khơng đề cập đến những sự tiến bộ trong công tác bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội từ phía các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cụ thể, Thông tư 46/2019/TT – BCA được ban hành và thay thế cho thông tư 70/2011/TT – BCA ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Cơng an đã góp phần thể hiện nhận thức của Cơ quan Điều tra trong tình hình mới, phải có Thơng tư mới hướng dẫn cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan điều tra theo BLTTHS 2015 để thay thế cho Thông tư cũ hướng dẫn cho BLTTHS 2003. Điều này xuất phát từ những nhìn nhận tiến bộ, phù hợp với nhu cầu thực tiễn trong tình hình chung nhằm góp phần bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội cũng như bảo đảm hoạt động bào chữa của người bào chữa. Bên cạnh đó, thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa theo BLTTHS 2003 mang tính rườm ra, gây mất thời gian, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội đã được thay thế bằng thủ tục đăng ký bào chữa mang tính tinh gọn, nhanh chóng, góp phần giúp cho người bào chữa sớm tham gia vụ án, kịp thời bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình.

Một điều đáng phải ghi nhận hơn hết, đó là việc vị trí của người bào chữa đã được khẳng định là bình đẳng với người thực hiện quyền cơng tố tại phiên tịa58, thể hiện sự ngang nhau giữ cơ chế buộc tội và cơ chế gỡ tội trong phiên tòa xét xử VAHS; sự thể hiện rõ nhất của quy định này chính là việc ban hành Thông tư 01/2017/TT-TANDTC của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao ngày 28/07/2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, tại mục 2.1 của Phụ lục số 01 quy định về Sơ đồ vị trí của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp; bục khai báo; hang rào(Ban hành kèm theo

Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao) đã thể hiện rõ chổ ngồi của người bào chữa là ngang hàng, đối diện với vị trí ngồi của Kiểm sát viên.

Những dẫn chứng trên cho thấy nhận thức và việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội từ phía người bị buộc tội, người bào chữa và các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần bảo đảm sự công bằng, khách quan, vô tư trong q trình giải quyết VAHS, đồng thời góp phần bảo đảm quyền con người, bảo đảm pháp chế XHCN.

2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong q trình thực hiện ngun tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

2.2.2.1. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế từ quy định của pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành

- Thứ nhất, Điều 58 – BLTTHS 2015 quy định chung về quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt. Như vậy, nếu hiểu theo ngôn từ tại quy định này thì người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cũng có quyền tự bào chữa, nhờ người khác bào chữa59. Do đó, việc quy định người bị buộc tội chỉ bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là chưa phù hợp, bởi lẽ quyền bào chữa là quyền đặc thù của người bị buộc tội, nên nếu quy định người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là cũng có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa thì cũng phải xem xét chủ thể này là người bị buộc tội để nhằm bảo đảm quyền bào chữa cho họ.

- Thứ hai, tại điểm a – khoản 1 – Điều 73 – BLTTHS 2015 quy định người bào chữa có quyền “gặp, hỏi người bị buộc tội”, Điều 80 – BLTTHS 2015 và Điều 12 của Thông tư 46/2019/TT – BCA quy định cụ thể việc thực hiện quyền này; đây là cuộc gặp riêng của người bào chữa và người bị buộc tội, tuy nhiên hiện nay quy định của pháp luật chưa nêu rõ thời hạn sau bao lâu kể từ khi nộp đủ hồ sơ theo quy định thì người bào chữa được gặp, hỏi người bị buộc tội, dẫn đến việc mặc dù đây là quyền chủ động của người bào chữa nhưng lại bị phụ thuộc vào ý chí của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nếu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có nhận thức tiêu cực, dẫn đến những hành vi cản trở thì sẽ rất khó khăn cho người bào chữa trong việc thực hiện quyền này .

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 60 - 63)