Đặng Văn Hùng (2012), tlđd (2), tr.17.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 28 - 29)

1988 đã khẳng định: “Kế thừa và phát triển pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước

ta từ Cách mạng tháng Tám đến nay, với tinh thần đổi mới trên mọi mặt của đời sống xã hội, Bộ luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, đề cao vai trò của các tổ chức xã hội và công dân trong việc tham gia tố tụng, kết hợp sức mạnh của pháp chế xã hội chủ nghĩa với sức mạnh của quần chúng nhân dân trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm”16. Tương ứng, BLTTHS 1988 đã quy định những nguyên tắc cơ bản cũng như quyền và nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, trong đó có nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại Điều 12 như sau: “Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tồ án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.”

Qua đây cho thấy, quyền bào chữa theo BLTTHS 1988 đã mở rộng quyền bào chữa cho một chủ thể hết sức quan trọng trong TTHS: bị can. Đây có thể nói là một bước ngoặt lớn so với thời kỳ trước đây. Đồng thời, BLTTHS 1988 đã xác định rõ rằng bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa và đã đặt trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong mối quan hệ với bị can, bị cáo là họ phải bảo đảm cho quyền bào chữa cho bị can, bị cáo. Nhận thức của các nhà làm luật vào thời điểm này đã có sự thay đổi một cách “đổi mới”, họ đã chấp nhận quyền bào chữa của bị can cũng quan trọng khơng kém gì bị cáo, việc bào chữa sớm ngay từ giai đoạn bắt đầu có sự buộc tội chính thức từ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng góp phần bảo đảm hơn cho các quá trình tố tụng hình sự sau này được khách quan, hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra, góp phần bảo đảm hơn cho quá trình tranh tụng cũng như thực hiện quyền bào chữa trong giai đoạn xét xử.

Đến năm 1992, sau một thời gian thực hiện quá trình “Đổi mới” và đạt được nhiều thắng lợi bước đầu quan trọng, Quốc hội đã tiến hành thay đổi Hiến pháp, ban hành Hiến pháp năm 1992 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, quá độ lên Xã Hội Chủ Nghĩa. Trên nền tảng hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 vẫn tiếp tục kế thừa và ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa là một nguyên tắc hiến định tại Điều 132:“Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)