Nguyễn Ngọc Anh – Phan Trung Hoài (Đồng chủ biên) (2019), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 25 - 26)

tắc cơ bản, mang tính chỉ đạo, là kim chỉ nam xuyên suốt các giai đoạn tiến hành TTHS là hoàn toàn hợp tình, hợp lý, đáp ứng được nhiệm vụ và thực tiễn trong TTHS. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội chính là kết quả nhận thức của các nhà làm luật về sự tồn tại khách quan trong hoạt động tố tụng hình sự về mối quan hệ giữ quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo với nghĩa vụ của cơ quan, người tiến hành tố tụng12. Việc quy định nguyên tắc này góp phần buộc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật TTHS trong quá trình giải quyết VAHS; đồng thời cho phép người bị buộc tội có quyền bảo vệ mình trước những sự cáo buộc từ cơ quan có thẩm quyền nhằm bác bỏ sự buộc tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình.

1.3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự Việt Nam quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

1.3.1. Giai đoạn từ sau khi Cách mạng tháng Tám – 1945 đến trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 có hiệu lực thi hành

Sau khi giành được độc lập, một trong những văn bản đầu tiên của nhà nước mới đó chính là Sắc lệnh 33C ngày 13/9/1945 về việc thiết lập các Tòa án quân sự, mà đặc biệt là tại Điều V của Sắc lệnh này quy định: “Bị cáo có thể tự bào chữa

hoặc nhờ người khác bênh vực cho mình”. Điều này cho thấy, dù là một chính quyền cịn non trẻ, nhưng nhà nước VNDCCH đã rất chú trọng đến quyền bào chữa của bị cáo khi đứng trước tòa án. Hơn nữa, do đội ngũ luật sư của chế độ mới chưa được đào tạo kịp để đáp ứng tình hình thực tiễn lúc bấy giờ, nên tiếp sau đó, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL về tổ chức đoàn thể luật sư. Sắc lệnh này nhằm duy trì tổ chức luật sư cũ với một số đặc điểm sửa đổi cho thích hợp với tình hình mới, trong đó quan trọng là điều kiện công nhận luật sư13.Một điều quan trọng nữa, đó là bằng “Sắc lệnh số 217/SL 22/11/1946 đã cho phép các thẩm phán đệ nhị cấp (tỉnh và khu) có bằng luật khoa cử nhân được bổ nhiệm sau ngày 19/8/1945, có thể ra làm luật sư mà không phải tập sự tại một văn phòng luật sư”14. Đây là việc làm mang tính cấp thiết, nhằm bổ sung thêm một nguồn cung cấp luật sư có chất lượng, đồng nghĩa với việc tăng cường bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo tại tòa án. Và, quan trọng hơn tất cả, quyền bào chữa đã

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 25 - 26)