mọi điều kiện thuận lợi cho người bị buộc tội tự bào chữa, luật sư hoặc người khác thực hiện việc bào chữa cho người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa của mình, theo đúng quy định của pháp luật TTHS, không được cản trở, gây khó khăn cho người bị buộc tội và người bào chữa của họ dưới mọi hình thức.
Người bị buộc tội với tư cách là một chủ thể yếu trong quan hệ pháp luật TTHS, do đó cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện quyền bào chữa của mình, khơng được vì lý do sắc tộc, trình độ văn hóa, tôn giáo, địa vị xã hội, … của họ mà có hành vi tiêu cực, gây khó khăn cho họ; trong suốt quá trình tiến hành các hoạt động TTHS, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được thực hiện các hành vi trái quy định của pháp luật để đạt được mục đích buộc tội của mình như: bức cung, mớm cung, dùng nhục hình, tra tấn tinh thần … đối với người bị buộc tội. Đồng thời, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa cho người bị buộc tội, dù trong các giai đoạn trước đó họ khơng có u cầu. Quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa là quyền phổ quát trong suốt các giai đoạn tố tụng của người bị buộc tội, do đó họ có thể dùng quyền này bất cứ lúc nào mà không phải phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội chính là việc bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện đầy đủ quyền của mình quy định tại các Điều 58,59,60,61 – BLTTHS 2015 và bảo đảm các quyền của người bào chữa được quy định tại Chương V (từ Điều 72 đến Điều 82) của BLTTHS 2015 và các quy định pháp luật khác có liên quan. Chúng ta có thể điểm qua một số quy định mà pháp luật TTHS hiện hành quy định để làm rõ trách nhiệm bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng sau đây:
Thứ nhất, nếu pháp luật TTHS quy định những nội dung là quyền của người
bị buộc tội thì đồng nghĩa, đó chính là nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. BLTTHS 2015 quy định việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nêu rõ lý do tại sao họ bị bắt, bị tạm giữ, bị khởi tố để người bị buộc tội biết rõ mà có kế hoạch bào chữa cho mình. Đồng thời, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị buộc tội ở tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết VAHS, bởi lẽ, không phải người bị buộc tội nào cũng biết rõ các quyền mà mình có để nhằm phản bác lại sự
buộc tội, nếu không giải thích cho họ thì họ sẽ bị rơi vào tình trạng có quyền mà khơng biết để sử dụng, dẫn đến các hệ quả bất lợi cho người bị buộc tội, quyền bào chữa của họ không được bảo đảm. Tại khoản 2 – Điều 14 – Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc nghiêm cấm: “Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử,
trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”51 và “Cản trở
người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa…”52.
Thứ hai, khi người bị buộc tội có yêu cầu được có người bào chữa cho mình
thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoặc người đại diện, người thân thích của họ mời người bào chữa để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Tại khoản 2, 3 – Điều 75 – BLTTHS 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với yêu cầu có người bào chữa của người bi buộc tội, người đại diên hoặc người thân thích của họ như sau:
“Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý
người bị bắt, bị tạm giữ phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân
thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.
Trường hợp người bị tạm giam khơng nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có
thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa.
Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có