Quy tắc 6– Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam năm 2019.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 73 - 78)

hợp pháp cũng như sự lựa chọn của thân chủ nói chung và người bị buộc tội nói riêng đã thực hiện các hành vi, hoạt động theo ý thức chủ quan của mình mà khơng hỏi qua ý kiến, không tôn trọng quyền quyết định của người bị buộc tội dẫn đến hệ quả pháp lý bất lợi cho họ, mà lẽ ra họ đã có thể được một chế tài khác nhẹ hơn hoặc có thể được nhận biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện.

Bên cạnh đó, nhiều người bào chữa vì lười nhát học tập, bồi dưỡng nâng cao nhận thức trong hoạt động nghề nghiệp, tu dưỡng đạo đức hành nghề mà dẫn đến hậu quả trình độ, năng lực kém cỏi, khơng bảo đảm tối ưu hóa hoạt động bào chữa cho thân chủ của mình, khơng biết ứng xử ra sao trước các tình huống pháp lý đặt ra trong quá trình tham gia vào hoạt động TTHS.

Ngoài ra, như chúng ta thấy, đội ngũ luật sư hiện nay đã tăng rất nhiều về số lượng và chất lượng, tuy nhiên khơng ít luật sư sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề, thẻ luật sư thì họ khơng hoạt động chun nghiệp về lĩnh vực pháp luật nói chung và hoạt động bào chữa nói riêng mà tham gia vào các hoạt động kinh tế khác. Điều này làm cho đội ngũ luật sư có số lượng và chất lượng chưa tương xứng với nhau, gây thiếu hụt nhân lực cho hoạt động bào chữa. Điều này dẫn đến hệ quả là có nhiều luật sư nhận một lúc nhiều vụ án hình sự (ngồi ra cịn nhiều vụ án trong các lĩnh vực khác) nên khi các vụ án đó bị trùng nhau về mặt thời gian để tiến hành các hoạt động tố tụng thì luật sư khơng thể tham gia được, từ đó khơng bảo đảm được quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người bị buộc tội mà mình có trách nhiệm bào chữa.

2.2.2.4. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế từ phía người bị buộc tội

Khi BLTTHS 2015 có bắt đầu có hiệu lực, quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội đã được nhà làm luật quy định một cách đầy đủ, trải dài xuyên suốt các giai đoạn tiến hành tố tụng, qua đó quyền bào chữa của người bị buộc tội được bảo đảm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trong thực tế, người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa của mình vẫn cịn gặp nhiều hạn chế, bất cập do một số nguyên nhân sau đây:

- Thứ nhất, khả năng trình bày và tâm lý khơng ổn định khi người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa: Người bị buộc tội khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS - là một quan hệ pháp luật mà về bản chất, không ai muốn tham gia vào; đồng thời, kiến thức pháp luật của họ trong TTHS đa số là khơng có hoặc có nhưng rất hạn chế; do đó, sự tham gia của họ vào quan hệ pháp luật TTHS là bị động, dù cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có giải thích đầy đủ quyền và

nghĩa vụ của họ hay không, họ cũng luôn nhận thấy mình là chủ thể yếu, ln trong tâm thế lo sợ, đôi khi là hoảng loạn về mặt tinh thần. Thành ngữ Việt Nam có câu: “vơ phúc đáo tụng đình” là để chỉ sự khơng may thì mới phải tham gia tố tụng, và nhất là trong trường hợp đối diện với TTHS, quan hệ pháp luật có thể tước đi sự tự do hay thậm chí là tính mạng của người bị buộc tội khi mà có bản án, quyết định của tịa án đã có hiệu lực. Do đó, với tâm lý bị dao động như vậy, họ khơng thực hiện tốt quyền bào chữa của mình.

Thứ hai, về tâm lý bi quan của người bị buộc tội: Một số trường hợp, người

bị buộc tội nhận thức được hành vi của mình là có tội, phải chịu TNHS nên họ thường có tâm lý phó mặc cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng muốn làm gì thì làm, chỉ mong muốn nhanh chóng kết thúc vụ án để họ mau chóng thi hành án nhanh chừng nào tốt chừng đó, theo quan điểm “nhất nhật tại ngục, thiên thu tại ngoại”. Nhưng họ không nhận thức được rằng, họ đang là người bị buộc tội, hoặc dù họ đã có bản án, quyết định của tịa án đã có hiệu lực về việc họ phạm tơi đi chăng nữa, họ vẫn được bảo đảm một số quyền nhất định, đặc biệt là quyền con người. Do đó, họ vẫn được quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình, hoặc ít nhất là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, cung cấp các chứng cứ, tài liệu, dồ vật hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS cho họ.

- Thứ ba, sự ngộ nhận, nhầm lẫn của người bị buộc tội trong việc thực hiện quyền tự bào chữa và sự khai báo quanh co, gian dối: Trong một số trường hợp, người bị buộc tội nhận thức được rằng họ bị oan hoặc tội phạm mà họ thực hiện không nặng nề như bên buộc tội cáo buộc, nhưng vì họ sợ nếu họ thực hiện việc tự bào chữa cho mình, bên buộc tội sẽ xem xét đó là tình tiết quanh co, chối tội và áp dụng như tình tiết tăng nặng TNHS cho họ. Hoặc thậm chí, một số trường hợp có sự tác động của bên buộc tội mà họ e ngại việc nhờ luật sư, người khác bào chữa, vì họ bị “tiêm nhiễm” rằng nếu có người bào chữa chỉ làm cho TNHS của người bị buộc tội tăng nặng thêm. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp người bị buộc tội đã nhờ người bào chữa cho mình, tuy nhiên, cũng dưới tác động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà người bị buộc tội đã từ chối hoặc thay đổi người bào chữa, làm cho quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ khơng được bảo đảm một cách hữu hiệu nhất.

- Thứ tư, về mặt tài chính của người bị buộc tội trong việc nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa: Người bị buộc tội trong nhiều trường hợp, họ không thuộc

diện được chỉ định người bào chữa, nhưng họ cũng khơng có khả năng về mặt tài chính để trả thù lao cho người bào chữa nên họ cũng đành phó mặc cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trong trường hợp này, họ phải tự mình bào chữa nhưng lại gần như không biết phải làm như thế nào, cần chứng cứ gì để tiến hành hoạt động chứng minh nhằm bào chữa cho mình, hiểu sao thì làm vậy nên dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi cho mình.

Người bị buộc tội trước hết là chủ thể yếu khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS, họ luôn ở tư thể bị động khi tham gia vào quan hệ pháp luật này; đồng thời, đa số họ không được trang bị kiến thức pháp luật một cách bài bản, do đó họ khơng biết thực hiện quyền mà pháp luật đã trao cho mình như thế nào để tiến hành bào chữa cho mình. Bên cạnh đó, việc phải đối mặt với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phần nào cũng luôn tạo ra trong nhận thức của họ sự lo sợ; từ đó dẫn đến việc họ rất ngại thể hiện các quan điểm để bào chữa cho mình trước các cơ quan hữu quan mang quyền lực nhà nước. Trong một số trường hợp tiêu cực, người buộc tội chỉ cần tác động vào tâm lý lo sợ đó của họ để họ phải chấp nhận những lời khai bất lợi, nhận tội hoặc từ chối, thay đổi người bào chữa thì họ cũng răm rắp làm theo, vì họ khơng muốn mình phải chịu những tác động về mặt tinh thần cũng như thể chất mà họ bị “dọa” có thể nhận lãnh. Trong một số trường hợp, người bị buộc tội ngại việc nhờ người bào chữa vì trong nhận thức của họ, tội danh mà họ bị cáo buộc, khung hình phạt và mức bồi thường của họ quá cao, nếu bây giờ họ thi hành án là “hóa giải” được hết, nếu phải trả thêm tiền thù lao cho người bào chữa thì họ khơng có khả năng.

Kết luận chương 2

BLTTHS 2015 đã quy định một cách toàn diện nhất quyền của người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) trong từng giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử VAHS. Quyền bào chữa – một quyền năng cơ bản trong tố tụng hình sự lần đầu tiên đã được ghi nhận thành một chế định riêng, quy định quyền và nghĩa vụ của người bào chữa một cách cụ thể. Từ đó, có thể thấy nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội quy định tại Điều 16 – BLTTHS 2015 đã được cụ thể hóa một cách chi tiết, rõ ràng, giúp cho người bị buộc tội thực hiện quyền bào chữa của mình một cách đầy đủ, tồn diện nhất, bao gồm hai hình thức: tự bào chữa và nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa cho mình; đồng thời, BLTTHS 2015 đã quy định cơ chế bảo đảm quyền bào chữa cho người bị buộc tội cũng như bảo đảm hoạt động bào chữa của người bào chữa từ phía cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng một cách khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho người bị buộc tội và người bào chữa, không những trong BLTTHS 2015 mà còn trong nhiều văn bản khác liên quan đến hoạt động TTHS. Việc nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa không làm mất đi quyền tự bào chữa của người bị buộc tội, hai hoạt động này tồn tại song song, không triệt tiêu lẫn nhau.

Từ khi áp dụng và thực hiện BLTTHS 2015 (01/07/2016) đến nay đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội. Tuy nhiên, bên cạnh đó BLTTHS 2015 cũng đã lộ ra một số hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội. Những hạn chế này xuất phát từ nhiều góc độ: từ phía người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, phía người bào chữa và phía người bị buộc tội. Nguyên nhân của những hạn chế này rất nhiều, nhưng theo tác giả chủ yếu đến từ những hạn chế từ những quy định có liên quan đến quyền bào chữa trong BLTTHS 2015; nguyên nhân từ nhận thức của các chủ thể tham gia hoat động TTHS như: Cơ quan, người tiến hành tố tụng, người bào chữa và người bị buộc tội. Ngoài ra cịn có ngun nhân xuất phát từ cơ chế và mơ hình TTHS ở nước ta.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC

BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI

3.1. Định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm

thực hiện có hiệu quả nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội

3.1.1. Xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa và tiếp tục thực hiện tinh thần của cải cách tư pháp do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng

Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là một chủ trương được Đảng và Nhà nước ta ln chú trọng, xem đó là “xương sống” trong việc xây dựng bộ máy nhà nước cũng như xây dựng các chính sách pháp luật, nhằm mục đích hướng đến đạt được sự công bằng, dân chủ, tiến bộ. Chủ trương này được đề cập lần đầu tiên tại Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương lần thứ hai Đảng ngày 29/11/1991. Tại Hội nghị này, Tổng bí thư Đỗ Mười đã xác định: “Nhà nước ta phải được xây dựng với

đầy đủ tính pháp quyền cả ba mặt: Lập pháp, hành pháp và tư pháp”73. Biểu hiện rõ

nhất của việc định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN chính là sự thể chế hóa nội dung này lần đầu tiên tại Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Đến Hiến pháp năm 2013, nội dung này tiếp tục được giữ vững, khẳng định một lần nữa đây là nội dung quan trọng, khơng thể thiếu khi nói về chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền XNCH. Tất cả các nội dung trên đều khẳng định rằng, ở nước CHXHCN Việt Nam, tất cả mọi tổ chức và cá nhân đều phải tuân thủ pháp luật, khơng ai được đứng trên pháp luật hay đứng ngồi pháp luật, mà tất cả những chủ thể nói trên phải đứng trong pháp luật, bị điều chỉnh bởi pháp luật. Bất kỳ ai vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ mà phải nhận hậu quả pháp lý bất lợi. Nhà nước là tổ tổ chức có trách nhiệm bảo đảm sự tơn trọng pháp luật đó của tất cả các chủ thể nói trên. Trên tinh thần đó, quay lại với góc độ pháp luật TTHS, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng như các chủ thể tham gia tố tụng khác cũng đều phải tuân thủ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 73 - 78)