- Thứ ba, tại điểm b – khoản 1 – Điều 73 – BLTTHS 2015 quy định: “Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can”. Điều này, theo quan điểm của tác giả là chưa phù hợp. Bởi lẽ,
BLTTHS 2015 đã ghi nhận nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm tại Điều 26 – BLTTHS 2015, theo đó địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS là bình đẳng như nhau. Do vậy, việc quy định như nội dung nêu trên đã làm cho người bào chữa phụ thuộc hoàn toàn vào quyền của người tiến hành lấy lời khai, hỏi cung. Nếu người bào chữa không đồng ý với việc người tiến hành lấy lời khai, hỏi cung khơng cho mình hỏi, họ chỉ có thể tiến hành khiếu nại về hành vi đó; tuy nhiên, dù có tiến hành khiếu nại và có kết quả giải quyết khiếu nại thì trong buổi hỏi cung, lấy lời khai đó, người bào chữa và người bị buộc tội cũng đã xảy ra bất lợi trong việc thực hiện quyền bào chữa của mình.
- Thứ tư, tại điểm l – khoản 1 – Điều 73 – BLTTHS 2015 quy định về quyền
của người bào chữa như sau: “Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ
vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra” và khoản 1 – Điều 82 –
BLTTHS 2015 quy định: “Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu đọc, ghi chép,
sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án”. Tuy nhiên, việc quy định này
vẫn cịn gặp bất cập, hạn chế ở chổ: khơng quy định rõ ràng, cụ thể sau khi kết thúc điều tra, người bào chữa có đơn yêu cầu hoặc đề nghị được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa gửi đến cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì trong bao lâu họ được thực hiện quyền đó của mình? Điều 16 – Thông tư 46/2019/TT –BCA cũng chỉ quy định chung là tạo điều kiên thuận lợi cho người bào chữa thực hiện quyền này mà cũng không đề cập rõ là sau khi có u cầu, đề nghị của người bào chữa thì bao lâu cơ quan, người tiến hành tố tụng phải cho người bào chữa tiếp cận những hồ sơ, tài liệu nói trên. Điều này dẫn đến việc cơ quan, người tiến hành tố tụng thực hiện việc bảo đảm quyền này của người bào chữa một cách tùy ý theo nhận thức chủ quan của họ, làm ảnh hưởng đến quyền bào chữa của người bào chữa cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
- Thứ năm, về quy định trong việc thu thập chứng cứ của người bào chữa:
nhau; do đó, địa vị pháp lý của họ cũng khác nhau.Những người tiến hành tố tụng có nghĩa vụ, trách nhiệm chứng minh tội phạm, vì thế họ có nhiều quyền, được sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện khoa học kỹ thuật để thu thập chứng cứ60. Người bào chữa có quyền sử dụng một số biện pháp được pháp luật quy định; được đề nghị cơ quan, tổ chức hỗ trợ mình trong hoạt động thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, hiện nay tại khoản 2 – Điều 88 – BLHS 2015 chỉ quy định về quyền của người bào chữa như sau: “Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa”. Nếu
chủ thể mà người bào chữa muốn hướng đến để thu thập chứng cứ là người bị buộc tội đã bị tạm giữ, tạm giam thì đã có có biên bản ghi nhận lời khai, biên bản hỏi cung cũng như phải tuân thủ các quy trình tố tụng nghiêm ngặt của BLTTHS 2015. Tuy nhiên, đối với những chủ thể là người bị buộc tội nhưng không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giữ, tạm giam, bị hại, người làm chứng, cơ quan, tổ chức … thì quy trình thu thập chứng cứ (phát hiện, thu giữ, ghi nhận) thì sẽ phải tuân thủ hình thức, thủ tục ra sao? Hiện nay BLTTHS 2015 vẫn chưa quy định chi tiết, cụ thể liên quan đến vấn đề này.
- Thứ sáu, về cơ chế và mơ hình tố tụng hình sự: Hiện nay, mơ hình tố tụng ở
nước ta được xác định là “mơ hình pha trộn, chịu sự ảnh hưởng lớn của mơ hình TTHS lục địa”61. Trong đó, cơ quan điều tra đóng vai chủ động trong việc tiến hành khởi tố, điều tra; Viện kiểm sát đóng vai trị trong việc truy tố và Tịa án đóng vai trị là cơ quan tài phán, thực hiện chức năng xét xử. Nhưng thực tế, ngồi chức năng xét xử, tịa án của nước ta hiện nay cịn có vai trị buộc tội và đóng vai trị là một chủ thể buộc tội. Điều này vơ hình chung đã gây ra sự khó khăn cho người bị buộc tội và người bào chữa trong việc thực hiện quyền bào chữa. Xét về mặt tương quan lực lượng trong chức năng TTHS, có thể nói người bị buộc tội và người bào chữa phải đối diện với hai cơ quan buộc tội cùng một lúc tại phiên tòa xét xử, gây bất lợi cho chức năng bào chữa. Hơn nữa, nếu xét về mặt lý luận, có thể thấy rằng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án cùng những người có thẩm quyền trong các cơ