Điều 1 –BLTTHS 2003.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 30 - 31)

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tồ án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm

giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này.”

Trong các bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1992 trở về trước và BLTTHS 1988, quyền bào chữa và việc bảo đảm quyền bào chữa chỉ ghi nhận đối với hai chủ thể: bị cáo và sau này mở rộng ra cho bị can. Lần đầu tiên, BLTTHS 2003 đã ghi nhận quyền bào chữa cũng như bảo đảm quyền bào chữa cho một chủ thể mới: người bị tạm giữ. Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của TTHS, vì một người bị buộc tội không phải chỉ được tính từ lúc có quyết định khởi tố bị can, mà ngay từ giai đoạn tiền tố tụng họ cũng đã phải bị áp dụng nhiều biện pháp hạn chế một số quyền tự do, quyền cơng dân; do đó, việc BLTTHS 2003 mở rộng thêm chủ thể là người bị tạm giữ là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của những nước tiến bộ, và nhất là khi chúng ta đang hòa nhập chung với xu thế chung của của thế giới.

Đồng thời, nhận thấy vai trò của Luật sư – với tư cách là người bào chữa trong TTHS ngày càng trở nên quan trọng trong việc giải quyết các VAHS, tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội nước CHXHCNVN, Quốc hội đã thông qua Luật luật sư ngày 29/06/2006, có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Từ đây, Luật sư với tư cách là người bào chữa đã chính thức có được một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của mình, ghi nhận những quyền và nghĩa vụ của Luật sư tham gia bào chữa cho người bị buộc tội. Điều này đã góp phần làm cho hoạt động bào chữa của luật sư trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong việc “góp phần bảo vệ

cơng lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”18. Trong giai đoạn này, năm 2013, Quốc hội cũng đã ban hành Hiến pháp mới, với mục tiêu xây dựng nhà nước CHXHCNVN “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”19. Trên tinh thần đó, tại khoản 5 – Điều 103 – Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” và vẫn tiếp tục kế thừa nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa tại khoản 7 – Điều 103 – Hiến pháp năm 2013: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của

đương sự được bảo đảm”.Với việc ghi nhận các nguyên tắc trên, trong đó nổi bật là

nguyên tắc bảo đảm tranh tụng, kết hợp với nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho người bị buộc tội thực hiện các quyền của mình để chống lại sự buộc tội từ các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, nhằm chứng minh mình vơ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 30 - 31)