Khoản 1 –Điều 31 –Luật trợ giúp pháp lý 2017.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 47 - 48)

người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi) thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị Đoàn luật sư, Trung tâm trợ giúp pháp lý, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho người bị buộc tội39. Trong mọi trường hợp nêu trên, để tham gia vào VAHS với tư cách người bào chữa, Luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý phải đăng ký bào chữa. Đây là một quy định mới, tiến bộ hơn hẳn so với BLTTHS 2003, thể hiện ở chổ thay đổi từ việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa với thủ tục rắc rối sang thủ tục đăng ký bào chữa đơn giản hơn, có thể thấy rõ nhất nếu ở thủ tục cũ thì thời hạn cấp giấy chứng nhận người bào chữa là ba ngày thì nay chỉ cịn trong vịng 24 giờ đối với thủ tục đăng ký bào chữa40. Đồng thời, Tại khoản 1 – Điều 6 – Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố ( từ đây gọi tắt là Thông tư 46/2019/TT-BCA) cũng quy định khi tiếp nhận, thực hiện đăng ký bào chữa, Trực ban hình sự của Cơ quan điều tra hoặc trực ban hình sự của từng đơn vị có trách nhiêm tiếp nhận hồ sơ đăng ký bào chữa và trong các trường hợp quy định cụ thể của đơn vị mình, thực hiện ngay các thủ tục cần thiết rồi chuyển ngay cho Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án. Nếu hồ sơ đăng ký bào chưa đúng quy định theo khoản 2 – Điều 78 – BLTTHS 2015 thì Điều tra viên có trách nhiệm trình Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (khi được phân công hoặc ủy quyền) ký thông báo về việc đăng ký bào chữa và vào sổ đăng ký bào chữa, nếu chưa đủ hồ sơ thì thơng báo và yêu cầu người đăng ký bào chữa bổ sung hồ sơ.

Quyền của người bào chữa được quy định tại khoản 1 – Điều 73 – BLTTHS 2015 như sau:

- Gặp, hỏi người bị buộc tội: Người bào chữa được chủ động gặp, hỏi người bị buộc tội nhằm tìm hiểu các vấn đề, tình tiết có liên quan đến vụ án nhằm mục đích khái quát được tổng thể vụ án để lên kế hoạch bào chữa cho phù hợp, đồng thời cũng là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Quyền

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 47 - 48)