Nguyễn Thành Công (2020), Quyền của người bào chữa theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 68 - 73)

Thạc sỹ, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 45,46.

65 LSVN.VN, Còn nhiều cản trở quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư, https://luatsuhanoi.vn/tin-tuc-su-kien/xa-hoi/con-nhieu-can-tro-quyen-hanh-nghe-hop-phap-cua-luat-su-.html, truy cập ngày 27/7/2021. kien/xa-hoi/con-nhieu-can-tro-quyen-hanh-nghe-hop-phap-cua-luat-su-.html, truy cập ngày 27/7/2021.

66 Huy Cương, Luật sư bức xúc vì khơng được photo hồ sơ vụ án, https://congan.com.vn/song-theo-phap-luat/luat-su-buc-xuc-vi-khong-duoc-phep-photo-ho-so-vu-an_108082.html, truy cập ngày 27/7/2021. luat/luat-su-buc-xuc-vi-khong-duoc-phep-photo-ho-so-vu-an_108082.html, truy cập ngày 27/7/2021.

- Thứ tư, về quyền tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa: Theo quy định của

pháp luật TTHS, việc hỏi, tranh luận tại phiên tòa là một hoạt động mang ý nghĩa rất quan trọng tại phiên tòa, là “xương sống” của phiên tịa xét xử nói chung và phiên tịa xét xử VAHS nói riêng. Việc hỏi, tranh luận cơng khai chính tại phiên tịa có ý nghĩa quan trọng nhất trong tất cả các giai đoạn của TTHS, Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế câu hỏi (trừ những câu hỏi lặp lại) cũng như hạn chế thời gian, nội dung trong phần tranh luận giữa các bên (trừ những ý kiến không liên quan hoặc ý kiến lặp lại). Thực tiễn hiện nay cho thấy, vẫn còn một số phiên tòa mà Chủ tọa phiên tòa đã vi phạm quyền tham gia hỏi, tranh luận bằng cách cắt ngang lời, không cho người bào chữa tiếp tục thực hiện quyền của mình, hay thơ bạo hơn là “đuổi” luật sư ra khỏi phiên tòa xét xử. Ví dụ cụ thể nhất là việc Luật sư Trần Quốc Toản thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) khi tham gia bào chữa tại phiên tòa sơ thẩm trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn ngày 23/07/2020; tại phiên tòa, trong phần xét hỏi, Luật sư Toản đã bị Thẩm phán chủ tọa hạn chế phần xét hỏi và buộc rời khỏi tịa. Sau đó, Đồn luật sư Thành phố Hà Nội đã có ý kiến về vấn đề này67. Một vụ việc khác là Luật sư Nguyễn Duy Bình (thuộc Đồn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) khi tham gia bào chữa cho bị cáo Trần Vũ Hải trong vụ án “trốn thuế” trong phiên tòa sơ thẩm ngày 14/11/2019 tại Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa; trong q trình thực hiện việc bào chữa, Luật sư Nguyễn Duy Bình đã bị thẩm phán chủ tọa đuổi ra khỏi phòng xét xử do bị nhắc nhở nhiều lần. việc đáng nói ở đây là Luật sư Nguyễn Duy Bình đã bị lực lượng cảnh sát tư pháp áp giải ra ngoài, gây ảnh hưởng đến quyền bào chữa của bị cáo cũng như hoạt động bào chữa của người bào chữa68. Một trường hợp khác, Luật sư Vũ Thị Nga (thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Ninh) trong khi bào chữa cho bị cáo Phan Văn Rỵ trong vụ án “đánh bạc” do Tòa án nhân dân tỉnh Điên Biên xét xử phúc thẩm; trong phần xét hỏi, Luật sư Nga đã tiến hành hỏi bị cáo Lò Văn Toản (một bị cáo khác trong vụ án) đã bị Thẩm phán chủ tọa cắt ngang, không cho tiếp tục xét hỏi. Khi Luật sư nêu thắc mắc việc không được tiếp tục xét hỏi, thay vì giải thích thì Chủ tọa phiên tịa liên tục lớn tiếng lấn át, gây bức xúc cho Luật sư. Ngay sau đó, Chủ tọa phiên tịa đã u cầu Cảnh sát hỗ trợ tư pháp

67 X.A, Một luật sư tại bị thẩm phán tại Bắc Kạn đuổi khỏi phiên tịa cơng khai, https://tienphong.vn/mot-luat-su-bi-tham-phan-tai-bac-kan-duoi-khoi-phien-toa-cong-khai-post1262778.tpo, truy cập ngày 27/7/2021. luat-su-bi-tham-phan-tai-bac-kan-duoi-khoi-phien-toa-cong-khai-post1262778.tpo, truy cập ngày 27/7/2021.

68 Kỳ Nam, Một luật sư bào chữa cho vợ chồng ông Trần Vũ Hải bị đưa ra khỏi tòa, https://nld.com.vn/phap-luat/mot-luat-su-bao-chua-cho-vo-chong-luat-su-tran-vu-hai-bi-dua-ra-khoi-toa-20191114132534717.htm, luat/mot-luat-su-bao-chua-cho-vo-chong-luat-su-tran-vu-hai-bi-dua-ra-khoi-toa-20191114132534717.htm, truy cập ngày 27/7/2021.

đưa Luật sư Vũ Thị Nga ra khỏi phòng xử án69. Tất cả các vụ án nói trên đều cho thấy có sự “khơng thiện cảm” đối với người bào chữa, tước đi quyền nhờ luật sư bào chữa của bị cáo cũng như quyền của người bào chữa khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa xét xử. Thiếu vắng đi người bào chữa, người bị buộc tội gần như khơng biết bám vào đâu để chứng minh mình vơ tội hoặc xin giảm nhẹ TNHS cho mình.

2.2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế từ phía người bào chữa

Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định tham gia vào VAHS để thực hiện chức năng bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Bởi lẽ, đa số người bị buộc tội không nắm rõ hoặc không có kiến thức pháp luật để có thể tự bào chữa cũng như tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên trên thực tế, đã có khơng ít trường hợp, người bào chữa vì nhiều lý do đã “bỏ rơi” thân chủ của mình tự lực cánh sinh, dẫn đến hệ quả pháp lý bất lợi cho họ. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, về chất lượng của đội ngũ người bào chữa: Với tinh thần của cải

cách tư pháp, hiện nay đội ngũ người bào chữa (chủ yếu là luật sư) hiện nay phát triển rất nhanh về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, sự phát triển đó đến hiện nay vẫn có nhiều hạn chế, nhiều trường hợp luật sư đã được cấp thẻ luật sư nhưng không thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình, dẫn đến tình trạng số lượng ảo, kéo theo hệ quả chất lượng của luật sư cũng giảm, do không đáp ứng được nhu cầu thực hiện hoạt động bào chữa trong thực tế. Từ thực tiễn đo, dẫn đến hậu quả là một luật sư có thể cùng một lúc nhận nhiều vụ án mà không bảo đảm được sự sắp xếp về mặt thời gian để tham gia các hoạt động tố tụng để nhằm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình; thậm chí nếu xảy ra trường hợp các hoạt động tố tụng của các VAHS khác nhau cùng diễn ra vào một thời điểm, một khung giờ thì luật sư phải cân nhắc “bên nặng, bên nhẹ” hoặc bên nào cần thiết hơn, dẫn đến chất lượng bào chữa giảm sút đáng kể. Thậm chí, có những người bào chữa nhưng lại không tham gia vào các hoạt động tố tụng, không đọc hồ sơ, lâu lâu chỉ ghé ngang qua cơ quan điều tra, viện kiểm sát cho có chiếu lệ, hỏi qua loa vài câu rồi bỏ đi. Không ít trường hợp người bào chữa trong hoạt động bào chữa cơng khai tại phiên tịa đã tiến hành bào chữa theo kiểu “đi hai hàng”, lúc đầu bào chữa cho thân chủ của mình theo

69 PV, Liên đoàn Luật sư Việt Nam kiến nghị vị Luật sư bị Chủ tọa buộc rời khỏi phòng xử án, https://lsvn.vn/lien-doan-luat-su-viet-nam-kien-nghi-vu-luat-su-bi-chu-toa-buoc-roi-khoi-phong-xu-an.html, https://lsvn.vn/lien-doan-luat-su-viet-nam-kien-nghi-vu-luat-su-bi-chu-toa-buoc-roi-khoi-phong-xu-an.html, truy cập ngày 27/7/2021.

hướng vô tội nhưng cuối cùng lại yêu cầu áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo, gián tiếp khẳng định thân chủ của mình có tội, hoặc ngược lại.

- Thứ hai, về trách nhiệm của người bào chữa trong các vụ án được chỉ định:

Trong các vụ án mà bắt buộc phải có người bào chữa theo chỉ định, một số trường hợp luật sư, trợ giúp viên pháp lý thường tham gia vào hoạt động bào chữa một cách hời hợt, khơng tích cực, tham gia cho có theo yêu cầu của các cơ quan hữu quan. Đối với những trường hợp này, người bào chữa thường dễ dàng “thỏa hiệp”, chấp nhận những quan điểm mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đưa ra nhằm mục đích nhanh chóng kết thúc vụ án sớm. Thậm chí tại phiên tòa xét xử người bị buộc tội, người bào chữa theo chỉ định không tham gia, chỉ gửi bản luận cứ bào chữa đã soạn sẵn để gửi đến Tòa án; việc này dẫn đến những hệ quả rất bất lợi cho người bị buộc tội, bởi lẽ trong quá trình xét hỏi, tranh luận công khai tại phiên tịa khơng hiếm trường hợp xuất hiện các tình tiết, chứng cứ, tài liệu, đồ vật mới mà người bào chữa không lường trước được, dẫn đến làm thay đổi một phần hoặc toàn bộ nội dung vụ án mà người bào chữa không biết được nên khơng có kế hoạch thay đổi định hướng bào chữa kịp thời. Có trường hợp, vì các tình tiết, tài liệu, chứng cứ, đồ vật mới xuất hiện tại phiên tịa là tình tiết có lợi cho người bị buộc tội, dẫn đến người bị buộc tội được giảm nhẹ TNHS hoặc được Hội đồng xét xử tuyên khơng có tội mà bản luận cứ bào chữa của người bào chữa vì là được soạn sẵn nên cứ bào chữa theo hướng có tội và xin giảm nhẹ TNHS. Thậm chí có trường hợp, người bào chữa tham gia phiên tịa “nửa vời” rồi viện lý do có việc riêng mà bỏ về ngay giữa phiên xét xử, bỏ mặc thân chủ của mình như trong vụ án xét xử bị cáo Đinh Công Tráng về tội “giết người”, “trộm cắp tài sản” và “hiếp dâm” ngày 14/8/2019 tại Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên; trong phần tranh luận, luật sư đã bỏ về trước khi phiên tòa xét xử kết thúc70; mặc dù bị cáo đồng ý vể việc này, nhưng theo tác giả, luật sư trong vụ án này vẫn chưa làm tốt vai trò người bào chữa của mình ở chổ, đáng ra luật sư phải ở lại đến cùng để khi kết thúc phiên xét xử, luật sư kịp thời hướng dẫn, tư vấn cho bị cáo có nên kháng cáo hay khơng, nếu có thì thực hiện như thế nào để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.

- Thứ ba, trong quan hệ với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng:

Trong giai đoạn hiện nay, khơng ít người bào chữa ln có tâm thế “đối đầu đến cùng” với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đây là một hiện trạng

70 Quỳnh Anh, Cử nhân luật phạm tội hiếp dâm, trộm cắp tài sản và giết người, https://kiemsat.vn/cu-nhan-luat-pham-toi-hiep-dam-trom-cap-tai-san-va-giet-nguoi-54168.html, truy cập ngày 30/7/2021. luat-pham-toi-hiep-dam-trom-cap-tai-san-va-giet-nguoi-54168.html, truy cập ngày 30/7/2021.

không phải mới mẽ, tuy nhiên nó vẫn xảy ra và với mức độ ngày càng công khai hơn. Khơng ít trường hợp vì khơng đồng ý với quan điểm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà người bào chữa đã bỏ về ngang ngay tại phiên làm việc, phiên tòa xét xử để thể hiện quan điểm phản đối của mình, thay vì tiến hành khiếu nại hành vi, quyết định trái pháp luật đó; làm như vậy là chính người bào chữa đã làm mất đi quyền bào chữa cũng như quyền được bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Đồng thời, với thời đại công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão hiện nay, khơng ít người bào chữa còn phản đối cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bằng cách đăng tải các bài mô tả hành vi, các biên bản hỏi cung, lời khai của người bị buộc tội; quyết định, bản án của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cơng khai lên các trang mạng xã hội, đồng thời có các cáo buộc mang tính quy chụp làm mất uy tính, danh dự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đồng thời, việc này còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội mà họ có trách nhiệm bào chữa, xâm phạm đến quyền riêng tư, bí mật của người bị buộc tội.

- Thứ tư, một bộ phận người bào chữa thực hiện việc “chạy án”: Một hạn

chế, bất cập nữa mà theo tác giả là nghiêm trọng nhất, đó chính là tình trạng “chạy án” của một số người bào chữa. Đây không phải là một thực trạng mới xảy ra, mà nó đã có từ lâu, nhưng đến nay vẫn còn xảy ra, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của những người bào chữa nói chung và tạo ra ác cảm đối với hoạt động bào chữa của luật sư nói riêng, làm cho dư luận dậy lên quan điểm “Luật sư là cánh tay nối dài của Tòa án”. Người bào chữa, với sự hiểu biết pháp luật thơng qua q trình đào tạo nghiêm ngặt (chủ yếu là luật sư), thay vì dùng kiến thức, kỹ năng hành nghề của mình để tiến hành bào chữa cho người bị buộc tội thì lại dùng những kiến thức đó để “hợp tác” với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng làm sai lệch các tình tiết, tài liệu, chứng cứ, đồ vật, mục đích là làm thay đổi một phần hoặc toàn bộ căn bản nội dung vụ án nhằm cùng nhau hưởng lợi ích vật chất từ phía người bị buộc tội hoặc người thân thích của họ. Điển hình gần đây nhất chính là việc Tịa án nhân dân Thành phố Hồ chí Minh vào ngày 20/01/2020 đã xét xử bị cáo Lương Anh Tiến (nguyên là Luật sư) về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.Theo đó, khi còn là Luật sư, bị cáo tham gia bào chữa cho bị cáo Nguyễn Minh Tuấn về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thì Lương Anh Tiến đã gợi ý “giúp” bị cáo Tuấn sẽ được tại ngoại trong q trình điều tra, có thể lãnh án bằng thời gian tạm giam hoặc trắng án, với giá 1.8 tỷ đồng. Cuối cùng,

sau khi đã nhận tiền nhưng lời hứa hẹn khơng thực hiện được, gia đình bị cáo Tuấn đã tố cáo Lương Anh Tiến với công an71.

Người bào chữa là những người tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS để nhằm mục đích thực hiện chức năng gỡ tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp của người bị buộc tội. Ngồi ra, người bị buộc tội cịn tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS để nhằm bảo đảm sự công bằng, bảo vệ công lý, bảo đảm pháp chế XHCN. Tuy nhiên, một số người bào chữa đã không tôn trọng những giá trị pháp lý nói trên mà có những hành vi tiêu cực, làm ảnh hưởng khơng tốt đến q trình tiến hành tố tụng. Khơng ít trường hợp, người bào chữa tham gia bào chữa chỉ định chỉ bào chữa qua loa, chiếu lệ, vì thù lao của họ khơng nhiều như khi họ tham gia bào chữa theo yêu cầu của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội. Thậm chí, một số trường hợp người bào chữa theo chỉ định nhận thấy rằng hành vi của người bị buộc tội bị truy cứu TNHS là đúng người, đúng tội, cần phải “bị trừng trị thích đáng” mà quên đi rằng, ngoài việc tiến hành bào chữa cho họ, người bào chữa cũng phải có trách nhiệm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người bị buộc tội, thu thập và đưa ra các tình tiết, chứng cứ nhằm giảm nhẹ TNHS cho người bị buộc tội. Thậm chí, có trường hợp người bào chữa khơng những không thực hiện chức năng bào chữa mà ngược lại, họ còn thực hiện giùm cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chức năng buộc tội đối với chính thân chủ của mình, làm cho người bị buộc tội rơi vào trạng thái tinh thần hoang mang, ức chế. Thậm chí, vì lợi ích vật chất, người bào chữa thay vì thực hiện chức năng gỡ tội thì lại thực hiện các hành vi “chạy án” để làm sai lệch sự thật vụ án, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Khơng ít trường hợp, người bào chữa vì quá tự tin với kiến thức pháp luật của

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)