Khoản 2 Điều 324 –BLTTHS 2015.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 46 - 47)

quy định về quyền kháng cáo của bị cáo, trừ khi họ khơng thực hiện quyền đó và hết thời hạn kháng cáo34. Đây là quyền có ý nghĩa quan trọng đối với bị cáo, khi mà bản án, quyết định sơ thẩm đã tuyên không phù hợp với ý chí của bị cáo, đồng thời bảo đảm nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm35.Đây cũng đồng thời thể hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội được bảo đảm. Khi bị cáo khơng đồng ý với một phần hoặc tồn bộ bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì bị cáo có quyền kháng cáo, đưa vụ án lên xét xử phúc thẩm. Tương tự như phiên tòa sơ thẩm, quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa xét xử phúc thẩm cũng được bảo đảm một cách tuyệt đối.

2.1.2. Người bị buộc tội có quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa

Nếu như bên buộc tội là cả một hệ thống cơ quan, đội ngũ có tổ chức, được đào tạo một cách bài bản nhằm xác định, xử lý các hành vi bị xem là tội phạm thì ngược lại, bên gỡ tội là một chủ thể yếu, gần như đơn độc khi tham gia vào quá trình giải quyết VAHS. Hơn nữa, không phải người bị buộc tội nào cũng có khả năng tự bào chữa cho mình. Do đó, pháp luật TTHS cho phép người bị buộc tội có quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa cho mình, gọi chung là người bào chữa. Người bào chữa là người không liên quan đến vụ án, được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa36. Theo quy định tại khoản 2 - Điều 72 – BLTTHS 2015 thì người bào chữa có thể là luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân; trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý37. So với BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 đã mở rộng thêm chủ thể có thể trở thành người bào chữa là trợ giúp viên pháp lý; điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, khi mà không phải người bị buộc tội nào cũng có khả năng và điều kiện để nhờ các chủ thể người bào chữa khác.

Người bào chữa, như đã nói đề cập ở mục 1.1.2 của luận văn, Luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân, trợ giúp viên pháp lý không phải mặc nhiên phát sinh tư cách người bào chữa. Họ chỉ phát sinh tư cách người bào chữa khi có yêu cầu của người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ38; hoặc trong một số trường hợp đặc biệt (bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 46 - 47)