Lời mở đầu, BLTTHS 1988.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29 - 30)

Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.”

Với quy định này, có thể thấy ngồi những nội dung đã ghi nhận và kế thừa về bảo đảm quyền bào chữa từ Hiến pháp năm 1980, thì quy tắc hiến định này còn khẳng định việc thực hiện nguyên tắc này chính là góp phần bảo vệ pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa. Bởi lẽ, khi thực hiện quyền bào chữa của bị buộc tội (tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa) và việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của BLTTHS 1988 chính là thể hiện việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể nói trên, góp phần làm cho pháp luật được thực thi về mặt thực tiễn.

1.3.3. Giai đoạn từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có hiệu lực đến trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực

Sau một thời gian dài thi hành BLTTHS 1988, trong tình hình chung của đất nước đã bình thường hóa quan hệ với các quốc gia ngoài khối Xã Hội Chủ Nghĩa, xu hướng tồn cầu hóa trở thành xu hướng chung trên trường quốc tế, thì BLTTHS 1988 đã trở nên lỗi thời, nhu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải có một BLTTHS mới để phù hợp với xu thế chung đó. Chính vì vậy, Tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XI, Quốc hội đã thơng qua BLTTHS năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004. Ngoài những nhiệm vụ đã được ghi nhận trước đây, BLTTHS 2003 còn ghi nhận việc “hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội”17. Trong xu hướng tồn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh, trở thành xu thế chung trên toàn thế giới, vấn đề hợp tác giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực là hết sức quan trọng, trong đó có vấn đề hợp tác quốc tế trong TTHS. Đồng thời, trong giai đoạn mới, vấn đề về nhân quyền trong hợp tác quốc tế là một vấn đề hết sức quan trọng, do đó việc giải quyết một VAHS cần phải khách quan, chính xác nhằm đấu tranh, phòng chống và trấn áp tội phạm, đồng thời không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội chính là bảo vệ quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.

Cũng trong BLTTHS 2003, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa được ghi nhận tại điều 11 – BLTTHS 2003 như sau:“Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có

quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 29 - 30)