Nguyễn Thái Phúc (2007), “Mơ hình tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 65 - 68)

quan này gọi là cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trong khi đó, người bào chữa chỉ là người tham gia tố tụng; Do đó, xét ở một góc độ nào đó, người bào chữa vẫn là chủ thể bị động trong quá trình tiến hành các hoạt động TTHS. Vai trò của người bào chữa phát sinh khi và chỉ khi có yêu cầu của người bị buộc tội, người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội hoặc sự chỉ định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Do đó, dẫn đến hệ quả là hiện nay vẫn cịn tình trạng các đề nghị, yêu cầu, ý kiến tranh luận của người bào chữa vẫn chưa được thực sự xem trọng, khơng ít những quyết định, bản án mà Hội đồng xét xử đưa ra không phụ thuộc vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa – một cơ chế bảo đảm cho sự xét xử công bằng.

2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế từ nhận thức từ phía người tiến hành tố tụng

- Thứ nhất, về quyền được gặp, hỏi người bị buộc tội của người bào chữa: Đây

là quyền mà pháp luật TTHS đã quy định cho người bào chữa được tiếp xúc với người bị buộc tội để nhằm tìm hiểu các tình tiết, chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án để nhằm tìm ra các sự kiện pháp lý có giá trị để chứng minh họ vơ tội hoặc tìm kiếm các tình tiết giảm nhẹ TNHS; đồng thời qua việc tiếp xúc với người bị buộc tội góp phần trấn an tinh thần của người bị buộc tội, giúp họ bình tĩnh hơn trong quá trình tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn cịn tồn tại tình trạng một số cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khơng cho người bào chữa được gặp, hỏi người bị buộc tội, điều này là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cần phải có biện pháp xử lý cũng như tháo gỡ khúc mắt này. Ðiều này đã được các luật sư phản ánh rất nhiều trong các cuộc tọa đàm, hội thảo. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổng hợp, thống kê và báo cáo lãnh đạo Bộ Công an về hàng trăm đơn thư khiếu nại trong nhiều năm qua của luật sư do phải đăng ký, chờ đợi hằng tháng vẫn không được gặp, làm việc với bị can trong giai đoạn điều tra.62 Đơn cử, luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) đang quyết liệt lên tiếng khi không được vào gặp thân chủ trong trại tạm giam ở tỉnh Bình Dương. Hiện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Dương thơng báo chuyển đơn kiến nghị của luật sư Quynh đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an tỉnh). Trong đơn, luật sư yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả lời lý do khơng giải quyết việc luật sư tiếp xúc, gặp riêng bị can. Theo diễn biến vụ việc,

62 Luật sư Phan Trung Hoài, Quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, https://coquandieutravkstc.gov.vn/quyen-gap-lam-viec-cua-luat-su-voi-nguoi-bi-tam-giu-tam-giam- điều tra, https://coquandieutravkstc.gov.vn/quyen-gap-lam-viec-cua-luat-su-voi-nguoi-bi-tam-giu-tam-giam- trong-giai-doan-dieu-tra/, truy cập ngày 27/7/2021.

ngày 10-8-2018, Công an tỉnh Bình Dương bắt tạm giam ơng Nguyễn Hồng Khanh. Lúc bị khởi tố, bắt tạm giam, ông Khanh là Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương. Hai ngày sau, gia đình ơng Khanh mời luật sư Quynh tham gia vào quá trình điều tra. Đến ngày 16-8, luật sư đến trại giam hoàn tất thủ tục gặp bị can. Cán bộ trại giam trả lời ban giám thị trại không cho phép. Cán bộ trại giam giải thích rằng đối với trường hợp ông Khanh, cơ quan chức năng có văn bản yêu cầu trại giam không cho luật sư gặp bị can khi điều tra viên khơng có mặt. Trại giam khơng có văn bản chính thức về lý do từ chối. Không thể gặp thân chủ, luật sư Quynh gõ cửa nhiều nơi (cơng an, VKSND tỉnh Bình Dương…) Tương tự, bị can trong vụ án "Tham ô tài sản" (xảy ra tại Công ty TNHH MTV Khai thác Cơng trình Thủy lợi Nam Khánh Hịa) u cầu có luật sư bào chữa. Dù luật sư có u cầu nhưng cơ quan cơng an "ngó lơ" đề nghị gặp riêng bị can 63.

- Thứ hai, về quyền có mặt khi lấy lời khai, hỏi cung bị can: Việc tham gia

vào hoạt động này của người bào chữa có ý nghĩa rất quan trọng, ngoài việc trấn an tinh thần, giúp bị can bình tĩnh cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can thì việc có mặt của người bào chữa cịn góp phần bảo đảm cho hoạt động tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đồng thời tránh được tình trạng ép cung, mớm cung, dùng nhục hình một cách tuyệt đối. Thế nhưng trên thực tế, nhiều trường hợp, điều tra viên đã không cho người bào chữa tham gia vào các hoạt động này, thậm chí khơng thơng báo hoặc thông báo chiếu lệ cho người bào chữa, làm cho người bào chữa không tham gia hoặc không thê chuẩn bị kịp để tham gia vào buổi hỏi cung, lấy lời khai; trong trường hợp cho phép người bào chữa tham gia vào các buổi làm việc này thì cũng khơng cho họ tham gia hỏi người bị buộc tội. Điển hình như vụ án bị can Trần Nguyên Vũ và Huỳnh Thanh Hải bị Cơ quan cảnh sát điều tra – cơng an tỉnh Bình Dương khởi tố về tội: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thốt, lãng phí”, Quyết định khởi tố vụ án ngày 16/12/2019, khởi tố bị can ngày 08/04/2020; Luật sư Nguyễn Thành Cơng (thuộc Đồn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) là người bào chữa cho hai bị can nêu trên, đã làm thủ tục đăng ký bào chữa ngày 14/4/2020. Ngày 05/5/2020, khi Luật sư Công đề nghị hỏi bị can Trần Nguyên Vũ để làm rõ thêm một số tình tiết, sau khi Điều tra viên đã hỏi xong, thì Điều tra viên đã từ chối, khơng cho Luật sư hỏi, mà theo Luật sư Nguyễn Thành Công, đây là hành động nhằm “vơ hiệu hóa” người bào

63 Di Lâm, Luật quy định rõ ràng nhưng vẫn bị làm khó!, https://nld.com.vn/phap-luat/luat-quy-dinh-ro-nhung-van-bi-lam-kho-2018103121262041.htm, truy cập ngày 27/7/2021. nhung-van-bi-lam-kho-2018103121262041.htm, truy cập ngày 27/7/2021.

chữa64. Trong giai đoạn điều tra, Luật sư được quyền tham dự với điều tra viên khi lấy lời khai; Luật sư được quyền hỏi bị can nhưng nội dung câu hỏi phải được điều tra viên đồng ý. Chính vì vậy mà việc Luật sư đặt ra câu hỏi gần như hầu hết đều bị điều tra viên từ chối65.

- Thứ ba, về quyền được đọc, ghi chép vào sao chụp hồ sơ, tài liệu của người bào chữa: đây là việc mang ý nghĩa quan trọng khi muốn bào chữa cho người bị buộc tội. Người bào chữa khơng thể nào có thể nhớ hết từng biên bản lời khai, biên bản hỏi cung, kết quả giám định, định giá … nên việc đọc, ghi chép và sao chụp hồ sơ, tài liệu là rất cần thiết để có thể tạo ra các tư duy trong đầu về các tình tiết của vụ án, nhằm thực hiện việc bào chữa cho người bị buộc tội. Tuy nhiên hiện nay, một số cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng rất “thờ ơ” trong việc bảo đảm quyền này của người bào chữa, hoặc họ rất chậm trễ hoặc thậm chí họ khơng muốn cho người bào chữa tiếp xúc với hồ sơ vụ án, làm cho người bào chữa hết sức khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Gần đây nhất là việc Luật sư Trần Cao Phú và Luật sư Trần Cao Cường (Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) khi tham gia bào chữa cho bị can Võ Ngọc Huân bị Kiểm sát viên - Viện Kiểm sát nhân dân huyện Bến Lức, tỉnh Long An làm khó. Sau khi kết thúc điều tra và cả điều tra bổ sung, có bản kết luận điều tra và hồ sơ đã chuyển qua Viện kiểm sát nói trên, nhưng Kiểm sát viên đã hẹn hai Luật sư đến 03 lần mà vẫn không thể đọc, ghi chép hay sao chụp tài liệu, hồ sơ. Đến ngày 21/01/2021, Kiểm sát viên chỉ cho Luật sư chụp 118/348 bút lục. Luật sư Trần Cao Phú đã tiến hành đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Bến Lức buộc Kiểm sát viên nói trên phải cho sao chụp đầy đủ hồ sơ, tài liệu thì nhận được Quyết định 02/QĐ-VKS-KT ngày 03/02/2021, Viện trưởng VKSND huyện Bến Lức xác định Kiểm sát viên trong vụ việc nói trên chỉ đồng ý cho phép Luật sư đọc và photocopy một phần hồ sơ vụ án nhưng lại kết luận: "Kiểm sát viên Hương đã tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục, thời gian, địa điểm

và tạo điều kiện để LS được đọc, sao tài liệu liên quan đến việc bào chữa cho bị can đúng theo quy định lại Điều 82 BLTTHS năm 2015". Từ đó, Viện trưởng Thuận bác

đơn của Luật sư Phú66.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 65 - 68)