sự xâm phạm quyền bào chữa từ những sự xâm phạm đó. Như đã để cập, người bị buộc tội là chủ thể yếu trong hoạt động TTHS, họ không thể phản kháng trực tiếp, ngay tức khắc những quyết định tố tụng, hành vi tố tụng xâm phạm đến quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Do đó, các nhà làm luật đã quy định quyền khiếu nại cho người bị buộc tội, nhằm mục đích khi họ cho rằng các quyền của họ bị không bị bảo đảm bởi các hành vi tố tụng, quyết định tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì họ có thể tiến hành khiếu nại để hướng đến sự đúng đắn của các hành vi tố tụng, quyết định tố tụng này. Đồng thời, với việc quy định về quyền khiếu nại của người bị buộc tội cũng góp phần kiểm sát các hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, góp phần làm cho các hành vi, quyết định tố tụng được đúng đắn hoặc kịp thời khắc phục những sai phạm trong tố tụng.
Ngoài các quyền chung, giống nhau nêu trên thì ở mỗi giai đoạn khác nhau trong quá trình giải quyết VAHS, với mỗi tư cách tham gia tố tụng khác nhau thì người bị buộc tội cịn có các quyền riêng, đặc thù trong từng giai đoạn đó. Cụ thể như sau:
* Người bị bắt:
- Được nghe, nhận lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết
định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định truy
nã: Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền được nghe, nhận lệnh bắt từ cơ quan có thẩm quyền bắt người, kể từ lúc này, quyền bào chữa của người bị bắt bắt đầu được khởi động. Đây là một trong những quyền cơ bản, quan trọng đầu tiên trong việc thực hiện quyền bào chữa. Với nội dung của quyền này, người bị bắt có thể biết được chủ thể nào ra lệnh bắt và căn cứ áp dụng lệnh bắt; thủ tục bắt họ là trong trường hợp nào, thời hạn áp dụng, thẩm quyền ra lệnh bắt có đúng hay khơng để cân nhắc trong quá trình thực hiện việc bào chữa của mình.
- Được biết lý do mình bị bắt: Đây là quyền giúp cho người bị bắt biết được
rằng với những lý do bắt người đó, họ sẽ bào chữa như thế nào đối với những hành vi mà họ bị cáo buộc trong giai đoạn này. đồng thời cân nhắc sử dụng hay khơng sử dụng các quyền của mình để tiến hành bào chữa cho chính mình.
* Người bị tạm giữ:
- Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia
tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự: Việc quy định quyền này nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, để người bị tạm giữ biết các quyền và nghĩa vụ của mình trong giai đoạn bị tạm giữ để họ có thể cân nhắc thực hiện hay không thực hiện quyền nào để bào chữa cho mình. Biết được lý do mình bị tạm giữ, người bị tam giữ sẽ có kế hoạch tiến hành bào chữa cho chính mình trong giai đoạn này.
- Khác với người bị bắt, ngoài các quyền được quy định trong BLTTHS 2015, họ cịn có những quyền khác được quy định trong Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 như: được bảo vệ an tồn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được thực hiện quyền bầu cử; được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, được gặp thân nhân, được thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện, được bồi thường thiệt hại nếu bị giữ trái pháp luật, được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ…30. Qua đây có thể thấy, người bị tạm giữ có gần như rất nhiều yếu tố bảo đảm nhằm thực hiện việc bào chữa cho mình, và với các quy định nêu trên, ngoại trừ việc bị hạn chế tự do thì họ hầu như có được đầy đủ các quyền để thực hiện việc bào chữa cho mình.
* Bị can
- Được biết lý do mình bị khởi tố: Cũng tương tự như người bị bắt và người
bị tạm giữ, bị can cũng có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, việc được biết lý do bị can bị khởi tố có ý nghĩa quan trọng hơn hẳn các giai đoạn trước, vì lúc này sự buộc tội đã đi vào quy trình chính thức, mà thể hiện rõ nhất chính là đã xuất hiện sự tồn tại của quyết định khởi tố bị can. Biết được lý do mình bị khởi tố, bị can sẽ có sự chuẩn bị về kế hoạch bào chữa cho mình nhằm chứng minh mình vơ tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS của mình, nhất là trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố, đồng thời mọi sự chuẩn bị trong các giai đoạn này sẽ trở thành các tiền đề quan trọng để bị can thực hiện quyền bào chữa của mình ở giai đoạn xét xử (nếu có).
- Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;