Điểm đ– khoản 1 –Điều 4 –BLTTHS 15.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 32 - 33)

BLTTHS 2003 trong việc thừa nhận và bảo đảm quyền bào chữa cho các người bị buộc tội ở các giai đoạn khác nhau của TTHS.

Một điều quan trọng trong BLTTHS 2015 mà tác giả rất ủng hộ, thể hiện sự tiến bộ, ưu việt của nhà làm luật, đó là việc quy định rõ ràng, cụ thể quyền bào chữa tại chương V – BLTTHS 2015, gồm 12 điều, từ Điều 72 đến Điều 83. Trong đó, nhà làm luật đã quy định trong chế định bào chữa thêm rất nhiều quyền mới gồm: trợ giúp viên pháp lý cũng có thể trở thành người bào chữa khi người bị buộc tội thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý ( Điều 72), người bào chữa có quyền thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ ( Điều 73), thời gian tham gia vụ án của người bào chữa là từ khi người bị bắt có mặt tại cơ quan hữu quan hoặc từ khi có quyết định tạm giữ ( Điều 74), cho phép người thân thích của người bị buộc tội mời người bào chữa ( Điều 75), mở rộng thêm những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo ( Điều 76), thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa và quy định thời gian bào chữa là 24 giờ ( Điều 78). Với các quy định mới này, người bào chữa đã có được một hành lang pháp lý có thể nói là chắc chắn hơn bao giờ hết để thực hiện việc bào chữa, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, góp phần bảo đảm quyền con người, bảo đảm pháp chế XHCN.

Đồng thời, Luật luật sư từ khi ban hành cho đến nay cũng đã qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2012 và 2015 để phù hợp với hồn cảnh mới, nhằm khẳng định hơn nữa vai trị, vị trí của Luật sư – cụ thể với vai trò là người bào chữa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội, đồng thời đóng vai trị là một chủ thể bảo đảm cho hoạt động TTHS được thực hiện một cách đúng đắn, góp phần bảo vệ cơng lý, các quyền tự do, dân chủ của cơng dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh21.

Qua tất cả các giai đoạn trong tiến trình lịch sử ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, có thể thấy nguyên tắc này đã được ghi nhận xuyên suốt từ khi thành lập nhà nước VNDCCH cho đến hiện nay và trong q trình đó thì ngun tắc này ngày càng được hoàn thiện, từ bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo thì cho đến nay, việc bảo đảm quyền bào chữa đã dành cho cả người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Việc ghi nhận và phát triển nguyên tắc này đã góp phần làm cho các hoạt động trong TTHS ngày càng trở nên hoàn thiện, bảo đảm xử

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 32 - 33)