Điểm b– khoản 1 –Điều 87 –BLTTHS 2015.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 40)

việc trình bày lời khai, người bị buộc tội cịn có thể đưa ra ý kiến chủ quan của mình đối với các chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc những người tham gia tố tụng khác cung cấp.

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu: Nếu như việc cơ quan, người có

thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập các chứng cứ, tài liệu, đồ vật nhằm mục đích chứng minh tội phạm để nhằm thực hiện chức năng buộc tội thì ngược lại, người bị buộc tội cũng có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật nhằm mục đích thực hiện chức năng gỡ tội. Đây là một hoạt động quan trọng của người bị buộc tội, nhằm thực hiện quyền bào chữa của mình. Tất nhiên, việc kiểm tra, đánh giá các chứng cứ, tài liệu, đồ vật này phải được cơ quan hữu quan sau khi tiếp nhận thì phải kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, đúng theo quy định của pháp luật TTHS. Đồng thời, người bị buộc tội cũng có quyền đưa ra các yêu cầu của mình như: “Yêu cầu

xác minh lại sự việc, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra những bằng chứng được coi là căn cứ bắt giữ họ; yêu cầu được tham dự việc khám nghiệm hiện

trường; tham gia hoạt động thực nghiệm điều tra; yêu cầu được thông báo về kết

quả giám định; yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng…”29 nhằm bảo đảm quyền bào chữa, quyền và lợi ích của người bị buộc tội.

- Trình bày ý kiến về các chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá: Đây được xem là một quy định

mang tính cấp tiến, nhằm bảo đảm cho hoạt động tố tụng được thực hiện một cách cơng bằng, bình đẳng. Các chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác có liên quan đến vụ án mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc do những người tham gia tố tụng khác thu thập được và đưa ra thì người bị buộc tội có quyền biết đến và đưa ý kiến của mình, có thể là chấp nhận hoặc từ chối các chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó theo chủ quan của họ; đồng thời họ có quyền yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá các chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó theo đúng quy trình được quy định trong pháp luật TTHS, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của người bị buộc tội.

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Đối tượng khiếu nại trong quá trình giải quyết VAHS là các quyết định

tố tụng, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Đây là một quyền có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi lẽ, nếu như các quyền khác trong nội dung của quyền bào chữa bị xâm phạm thì quyền khiếu nại được dùng để chống lại

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 39 - 40)