Lời mởi đầu – Hiến pháp năm 2013.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 32)

1.3.4. Giai đoạn từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực cho đến hiện nay

Sau hơn 10 năm thực hiện BLTTHS 2003, trải qua một thời gian dài, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đã có nhiều thay đổi, cùng với tinh thần cải cách tư pháp đã đặt ra vấn đề cần phải ban hành một văn bản quy phạm pháp luật TTHS mới để phù hợp với tình hình mới nói trên. Do đó, tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội nước CHXHCNVN, Quốc hội đã thơng qua BLTTHS 2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016. BLTTHS 2015 lần đầu tiên đã ghi nhận khái niệm người bị buộc tội một cách rõ ràng, bao gồm: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo20. Việc quy định rõ ràng chủ thể bị buộc tội như vậy nhằm mục đích xác định được chủ thể được bảo đảm quyền bào chữa tại Điều 16 – BLTTHS 2015. Như vậy, người bị bắt theo BLTTHS 2015 cũng là một chủ thể được nhà làm luật quy định có quyền được bảo đảm quyền bào chữa. Cũng như người bị tạm giữ (chủ thể được mở rộng ra theo BLTTHS 2003 và tiếp tục được kế thừa tại BLTTHS 2015), người bị bắt ngay tại thời điểm bị bắt, họ cũng đã bị hạn chế một số quyền cơ bản và phải đối mặt với cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong tình thế “bất bình đẳng”, do đó, các nhà làm luật khi soạn thảo BLTTHS 2015 đã nghĩ đến những trường hạn chế đó nên đã cho phép người bị bắt có được một số quyền nhất định, trong đó có quyền bào chữa và phải được bảo đảm quyền bào chữa từ phía các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Nếu như tại Điều 7 - Hiến pháp năm 2013, nhà làm luật chỉ quy định việc bảo đảm quyền bào chữa đối với bị can, bị cáo thì tại khoản 4 – Điều 31 – Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tram truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Đặc biệt, Điều 31 – Hiến pháp 2013 như đã nói, nằm tại chương 2 – Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là nội dung hết sức quan trọng, chỉ xếp sau chương 1 – Chế độ chính trị. Nhà nước ta, với bản Hiến pháp năm 2013 là một bản Hiến pháp tiến bộ, thể hiện việc quan tâm của Đảng và nhà nước đối với các quyền tự do, dân chủ và đặc biệt là quyền con người, nhất là trong giai đoạn hội nhập vối thế giới hiện nay. Do đó, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội quy định tại Điều 16 – BLTTHS 2015 chính là sự kết hợp và cụ thể hóa hai quy định nói trên trong Hiến pháp năm 2013, đồng thời thể hiện sự tiến bộ vượt bậc so với

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)