Điểm i– khoản 1 –Điều 73 –BLTTHS 2015.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 53 - 54)

tài sản49. Xuất phát từ tính quan trọng của những hoạt động này có ý nghĩa mấu chốt trong vấn đề giải quyết VAHS nhưng người bào chữa không biết hoặc khơng có khả năng thực hiện, nếu khơng tiến hành các hoạt động này thì khơng thể làm sáng tỏ bản chất, sự thật của vụ án nên việc nhà làm luật quy định nội dung quyền này cho người bào chữa là hoàn toàn phù hợp. Điều 16 của Thông tư 46/2019/TT – BCA cũng quy định nếu người bào chữa thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải lập biên bản giao nhận, đưa vào hồ sơ vụ án. Nếu phát hiện các tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan mà người bào chữa thu thập thuộc bí mật nhà nước, bí mật cơng tác hoặc tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độ mà Cơ quan đang thụ lý vụ án phải nhắc nhở hoặc có biện pháp xử lý phù hợp. Đối với các yêu cầu của người bào chữa có liên quan đến việc bào chữa hoặc liên quan đến việc giải quyết vụ án thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải lập biên bản ghi nhận yêu cầu. Với việc bổ sung quyền này trong BLTTHS 2015 đã cho thấy có một bước đột phá lớn trong hoạt động cải cách tư pháp, vị thế của người bào chữa đã được cải thiện rõ rệt, đồng thời vì thế mà tính tranh tụng cũng được bảo đảm hơn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

- Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa: Cũng như bị cáo, người bào chữa cũng có quyền hỏi và tranh luận tại phiên tòa, nhưng nếu như bị cáo tranh luận để tự bào chữa cho mình thì đối với người bào chữa, việc hỏi và tranh luận ở đây mang ý nghĩa chứng minh rõ hơn lời trình bày của bị cáo. Ngoài việc gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS cho bị cáo, người bào chữa cịn có trách nhiệm tìm ra sự thật vụ án, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo, bảo vệ công lý, pháp chế XHCN. Hơn nữa, ở góc độ chun mơn, người bào chữa đa số là người đã qua đào tạo trình độ pháp luật nhất định nên việc thực hiện quyền này có thể nói là tốt hơn bị cáo. Trong quá trình xét hỏi và tranh luận, người bào chữa phải tuân thủ theo sự điều khiển phiên tòa của Chủ tọa phiên tịa nhằm bảo đảm cho q trình xét xử được diễn ra có trình tự, tuân thủ pháp luật, không để xảy ra tình trạng mạnh ai nấy hỏi và tranh luận, gây nhiễu loạn thông tin, gây mất trật tự nơi pháp đình. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình giải quyết VAHS nên mức độ tranh tụng tại phiên tịa sẽ vơ cùng gây cấn; nội dung tranh tụng (xét hỏi và tranh luận) sẽ bao quát cả luật hình thức và luật nội dung để nhằm hướng đến kết quả cuối cùng là bị cáo có tội hay khơng có tội, nếu có thì áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như thế nào nên mức

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 53 - 54)