1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ngoại giao kinh tế
1.1.1. Khái niệm ngoại giao kinh tế
Lịch sử nghiên cứu quan hệ quốc tế đã chứng minh rằng, có một sự gắn kết giữa thế giới trừu tượng của lý thuyết với thế giới thực của chính sách [157, tr.29- 30+34-36]. Khó có thể đưa ra một chính sách tốt nếu khơng được tham chiếu, dựa trên cơ sở lý luận. Và ngược lại, khó có thể xây dựng được các lý thuyết tốt nếu như khơng có tri thức, kinh nghiệm từ thế giới thực. Chủ nghĩa hiện thực, bên cạnh Chủ nghĩa tự do, là một trong hai trường phái lý thuyết quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế, được hình thành từ lâu đời và có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tư duy hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia. Chủ nghĩa hiện thực cho rằng, các quốc
gia cạnh tranh với nhau về quyền lực hoặc an ninh. Chủ nghĩa hiện thực sử dụng công cụ chủ yếu là sức mạnh kinh tế và đặc biệt là sức mạnh quân sự. Trong khi đó, đối với Chủ nghĩa tự do, sự quan tâm đối với quyền lực bị lấn át bởi các tính tốn kinh tế và chính trị (mong muốn thịnh vượng, các cam kết đối với các giá trị tự do). Công cụ chủ yếu của Chủ nghĩa tự do gồm các thể chế quốc tế, trao đổi kinh tế, thúc đẩy dân chủ. Do đó, sự hợp tác sẽ được gia tăng bởi các giá trị tự do, các thị trường tự do và các thể chế quốc tế lan rộng [47, tr.15]. Chủ nghĩa tự do căn cứ vào thực tiễn quan hệ quốc tế từ sau năm 1945 và nhất là sau Chiến tranh lạnh để minh chứng cho quan điểm của mình. Trong thời kỳ hiện đại, hợp tác và hội nhập quốc tế phát triển rất mạnh mẽ và đang lan tràn khắp thế giới, lôi cuốn mọi quốc gia tham gia, trong khi xung đột và nguy cơ các cuộc chiến tranh lớn có xu hướng giảm. Theo đó, lịch sử sẽ ngày càng tiến bộ với sự hợp tác thay thế dần cho xung đột [64, tr.81]. Về nhận thức và phương pháp luận, các nhà Chủ nghĩa tự do cho rằng các quốc gia tính tốn lợi ích và hoạch định chính sách đối ngoại dựa trên hồn cảnh khách quan [64, tr.82]. Chủ nghĩa tự do cịn tính đến hồn cảnh thực thế trong nước khi cho rằng những thay đổi trong nước như kinh tế thị trường, dân chủ,… cũng tác động lên nhận thức và chính sách đối ngoại tiếp đó là hành vi trong quan hệ quốc tế. Cụ thể hơn, theo Chủ nghĩa tự do, trong kinh tế thị trường, các nền kinh tế hợp tác với nhau trên cơ sở tự do hóa thương mại và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Lợi ích kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng sẽ giúp duy trì và phát triển hợp tác [64, tr.80]. Trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay, để luận giải về ngoại giao kinh tế trong quan hệ quốc tế có thể vận dụng từ khung khổ lý thuyết của Chủ nghĩa hiện thực và Chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế.
“Ngoại giao kinh tế” không phải là khái niệm mới. Ngoại giao với những mục tiêu kinh tế ra đời từ khá sớm. Kể từ thời Phục hưng của Italy, kinh tế đã trở thành một trong hai nhiệm vụ song hành của ngành ngoại giao bên cạnh chính trị và an ninh. Vào những thập niên 50 đến 70 của thế kỷ XX, ngoại giao kinh tế còn được biết đến dưới cái tên Ngoại giao thương mại (Trade Diplomacy), ra đời cùng
với q trình quốc hữu hóa các ngành cơng nghiệp ở nhiều quốc gia. Nó bắt nguồn từ sự tham gia từ từ của các nhà ngoại giao trong các vấn đề thương mại, đó là việc giúp các quốc gia có thể phân phối hàng hóa, sản phẩm sang các quốc gia khác. Mặc dù, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xung đột quân sự và sự chia cắt thế giới thành hai phe đã khiến cho vai trò của ngoại giao kinh tế mờ nhạt hơn. Nhưng khi Chiến tranh lạnh kết thúc và một trào lưu mới của quá trình tồn cầu hóa xuất hiện, kinh tế một lần nữa khẳng định vai trị nổi bật của mình và trong quan hệ quốc tế nổi lên vấn đề ngoại giao kinh tế. Thuật ngữ “ngoại giao kinh tế” cũng bắt nguồn từ đây và trở nên phổ biến [53, tr.33].
Theo định nghĩa của G. R. Berridge và Aliab James, ngoại giao kinh tế là hoạt động ngoại giao liên quan đến các vấn đề kinh tế bao gồm công tác của các đoàn ngoại giao cho đến các hội nghị quốc tế do các tổ chức quốc tế đảm nhận, chẳng hạn như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đồng thời, hoạt động ngoại giao kinh tế cũng bao hàm việc theo dõi và báo cáo cho chính phủ về tình hình, chính sách kinh tế của nước nhận đại diện nhằm có những biện pháp thích hợp tạo nên sự ảnh hưởng đến kinh tế nước đó. Bên cạnh đó, ngoại giao kinh tế cũng liên quan tới việc sử dụng các nguồn tài nguyên kinh tế, các biện pháp như trừng phạt kinh tế nhằm theo đuổi những mục tiêu cụ thể của chính sách đối ngoại [101].
Đối với tác giả người Pháp Guy Carron de la Carriere, ngoại giao kinh tế là đạt mục đích kinh tế bằng phương pháp ngoại giao, không phụ thuộc vào việc ngoại giao có sử dụng những địn bẩy kinh tế để đạt được mục tiêu hay không [103].
Nhà ngoại giao Dubravko ŽIROVČIĆ định nghĩa rằng, ngoại giao kinh tế là một phương tiện của chính sách đối ngoại kinh tế và những người tham gia thực hiện nó bao gồm nhà nước (các nhà ngoại giao, cán bộ, nhân viên chính phủ...) cũng như các chủ thể phi nhà nước (các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, cơng đồn,…). Khu vực mà các chủ thể hoạt động này rất rộng và bao gồm: nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế quốc tế (thương mại quốc tế, ngoại thương, tài
chính,…), các tổ chức quốc tế (hệ thống Liên Hợp Quốc, các chính phủ và tổ chức phi chính phủ …) [164].
Trong cuốn The new ecomomic diplomacy, Nicholas Bayen và Stephen Woolcook định nghĩa “ngoại giao kinh tế là q trình hoạch định các chính sách liên quan đến các vấn đề kinh tế quốc tế” [60, tr.12]. Tác giả giải thích khái niệm Ngoại giao kinh tế mới, đó là cách thức các quốc gia tiến hành các mối quan hệ kinh tế đối ngoại trong thế kỷ 21: cách thức đưa ra quyết định trong nước; cách thức đàm phán quốc tế; và cách thức quá trình này tương tác với nhau. Ngoại giao kinh tế mới nhấn mạnh sự thay đổi của Ngoại giao kinh tế sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc với tác động của tồn cầu hóa, sự ảnh hưởng ngày càng tăng của các chủ thể phi nhà nước như doanh nghiệp tư nhân và xã hội dân sự cùng với sự trỗi dậy của các cường quốc mới nổi và tác động của các cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới và khu vực[148].
Ngày nay, ngoại giao kinh tế phát triển ngày càng rộng rãi và mạnh mẽ với nhiều nội dung và hình thức mới. Ngoại giao kinh tế được coi là trọng tâm của hoạt động ngoại giao. Có thể thấy rằng, trên thực tế có nhiều quan niệm, cách hiểu không giống nhau về khái niệm “ngoại giao kinh tế”. Mỗi quốc gia đều xác định cho mình những nội dung riêng trong chính sách ngoại giao kinh tế.
Tại Nga, học thuyết mới về chính sách đối ngoại Nga năm 2000 định nghĩa: “Nhiệm vụ chính trị của chính sách đối ngoại Liên Bang Nga trong quan hệ kinh tế quốc tế là đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia thông qua việc đảm bảo vị thế của đất nước và doanh nghiệp Nga trong hệ thống kinh tế toàn cầu” [170].
Tại Australia, ngoại giao kinh tế là việc sử dụng tất cả các tài sản ngoại giao trên thế giới của Australia để thúc đẩy sự thịnh vượng của Australia nói riêng và sự thịnh vượng của thế giới nói chung [99].
Ở Ấn Độ, 4 mục tiêu chính của cơng tác ngoại giao kinh tế là: nâng cao và phát huy vị thế của Ấn Độ với tư cách là một cường quốc kinh tế đang nổi, xác định đây là mục tiêu quan trọng nhất; thiết lập khn khổ có lợi cho kinh tế thương mại
của Ấn Độ thông qua đàm phán các hiệp định song phương và đa phương; thúc đẩy xuất khẩu thông qua cung cấp thông tin thị trường hỗ trợ kết nối doanh nghiệp; chủ động thu hút đầu tư [129].
Tại Nhật Bản, công tác ngoại giao kinh tế chú trọng đến tìm kiếm thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời sử dụng các thế mạnh tổng hợp để hoạch định và thực hiện một chính sách đối ngoại nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước, xây dựng hệ thống pháp luật quốc tế và môi trường quốc tế thuận lợi, bảo đảm lợi ích quốc gia tổng thể của Nhật Bản [143].
Ở Việt Nam, ngày 10/02/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2003/NĐ-CP về hoạt động của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế và Quyết định số 195/2003/QĐ-TTg ngày 18/9/2003 về thành lập Quỹ Hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế. Năm 2007, đánh dấu bước chuyển quan trọng về Ngoại giao kinh tế với việc Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm ký ban hành Chỉ thị 01/2007/CT-NG về tăng cường công tác NGKT trong thời kỳ hội nhập sâu rộng và chọn 2007 là “Năm Ngoại giao Kinh tế”[39]. Trong bối cảnh Việt Nam tập trung toàn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngoại giao kinh tế lại càng có vai trị nổi bật, được xem là một trong ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, nhằm tranh thủ tối đa các nguồn lực quốc tế, "kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại" trong tình hình mới, phục vụ sự nghiệp phát triển chung của đất nước [55]. Ngày 15/4/2010, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 41- CT/TW về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơng tác Ngoại giao kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu trong ba trụ cột chính của cơng tác đối ngoại. Mục tiêu của Ngoại giao kinh tế là chủ động tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hóa [2].
Tại Hàn Quốc, chính sách ngoại giao của Hàn Quốc năm 2005 đã xác định rõ “Ngoại giao kinh tế nhằm xây dựng một quốc gia thương mại phát triển” [109,
tr.25]. Sách trắng Ngoại giao kinh tế năm 2011 của Hàn Quốc khẳng định, công tác Ngoại giao kinh tế và thương mại cần tập trung vào các ưu tiên chính sau: (i) Mở rộng và củng cố một cách chiến lược mạng lưới FTA; (ii) Bảo đảm nguồn cung ứng năng lượng ổn định; (iii) Tăng cường hợp tác về tăng trưởng xanh và ít các-bon; (iv) Tham gia và thúc đẩy đàm phán trong WTO; (v) Thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp Hàn Quốc ở nước ngoài [113].
Dù chưa có một khái niệm tiêu chuẩn vể Ngoại giao kinh tế, qua những định nghĩa và những nội dung triển khai chính sách của một số quốc gia nêu trên, có thể rút ra những điểm chung về Ngoại giao kinh tế, đó là (i) hỗ trợ thâm nhập thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước; (ii) thu hút đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ quốc gia và (iii) thay đổi các nguyên tắc quốc tế nhằm phục vụ lợi ích quốc gia. Bên cạnh đó, việc sử dụng trừng phạt kinh tế, chiến tranh thương mại cũng là biện pháp triển khai chính sách ngoại giao kinh tế của một số quốc gia trên thế giới.
Trên thực tế, có nhiều cách giải thích khác nhau về định nghĩa ngoại giao kinh tế. Xét từ góc độ thuần chính trị, những hoạt động thơng qua cơng cụ kinh tế để đạt được mục đích chính trị, an ninh đều thuộc ngoại giao kinh tế. Xét từ góc độ kinh tế, ngoại giao kinh tế là những hoạt động ngoại giao được khai triển thông qua công cụ kinh tế để đạt được lợi ích kinh tế, lợi ích quốc gia dân tộc.
Xét theo nghĩa hẹp, ngoại giao kinh tế chỉ hoạt động ngoại giao được tiến hành thông qua công cụ kinh tế để đạt được các mục đích kinh tế. Xét theo nghĩa rộng, ngoại giao kinh tế khơng chỉ là cơng cụ để chính phủ theo đuổi lợi ích kinh tế, mà cịn được sử dụng để theo đuổi các mục đích chính trị, an ninh…
Như vậy, có thể nhận thức một cách tương đối toàn diện về ngoại giao kinh tế như sau: thứ nhất, ngoại giao kinh tế chỉ hoạt động ngoại giao được tiến hành để đạt được mục tiêu kinh tế, tức coi ngoại giao là phương tiện để theo đuổi lợi ích về mặt kinh tế; thứ hai, ngoại giao kinh tế chỉ các hoạt động kinh tế được quốc gia tiến hành để thực hiện các mục tiêu ngoại giao (như chính trị hay quân sự), tức coi kinh tế là công cụ để theo đuổi lợi ích về mặt chính trị, quân sự… một cách trọn vẹn nhất.