2.2. Q trình phát triển chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối vớ
2.2.4. Chính sách hướng Nam mới hiện nay của Hàn Quốc đối với ASEAN và
trọng tâm trong quan hệ với Việt Nam
Đối với ASEAN, ngoài một thị trường năng động, nhiều tiềm năng phát triển, Hàn Quốc ln đánh giá cao vai trị ngày càng quan trọng của ASEAN trong xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác toàn diện với ASEAN trên các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế-thương mại, văn hóa-xã hội, liên kết khu vực, hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu…; chủ động đề xuất các sáng kiến hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, thu hẹp khoảng cách phát triển, đối phó với các thách thức toàn cầu. Hàn Quốc đã cử Đại sứ tại ASEAN và thành lập Phái đoàn tại Jakarta tháng 9/2012 [121]. Hàn Quốc mong muốn đưa quan hệ ASEAN-Hàn Quốc phát triển lên tầm cao mới, sâu sắc và tồn diện hơn, khơng chỉ trọng tâm trong lĩnh vực kinh tế mà mở rộng sang cả chính trị, an ninh. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh các cơ chế hợp tác sẵn có (đối thoại Hàn-ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Hàn-ASEAN…), Hàn Quốc thúc đẩy việc thành lập một số cơ chế hợp tác khu vực mới trong một số lĩnh vực có thế mạnh như: tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, hợp tác phát triển v.v.[118].
Nhận định vai trò chiến lược và tầm quan trọng của khu vực ASEAN, ngay hai tuần sau lễ nhậm chức, Tổng thống Moon Jae-in của Hàn Quốc, chưa từng có tiền lệ, đã cử đặc phái viên tới ASEAN. Tổng thống Moon cũng tuyên bố rằng Chính phủ Hàn Quốc sẽ đưa mối quan hệ với ASEAN lên tới ngang tầm bốn cường quốc Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. “Chính sách hướng Nam mới” được Tổng thống Moon Jae-in công bố ngày 09/11/2017 nhân chuyến thăm đến Indonesia với trọng tâm là tăng cường kết nối giữa Hàn Quốc và ASEAN nói chung cũng như gia tăng sự ảnh hưởng về kinh tế của Hàn Quốc tại thị trường khu vực hơn 630 triệu dân này [126]. Phát biểu trong lễ khai mạc một diễn đàn doanh nghiệp tại thủ đô Jakarta, Tổng thống Moon khẳng định chính sách ngoại giao của Hàn Quốc tại châu Á lâu nay chủ yếu hướng tới Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Theo nhà lãnh đạo Hàn Quốc, chính sách này cần được mở rộng và Việt Nam cùng với một số nước ASEAN sẽ là những quốc gia có rất nhiều triển vọng. Giải thích về chính sách mới này, một cố vấn của Tổng thống cho biết mục đích của chính sách mới là xây dựng một mối quan hệ đơi bên cùng có lợi giữa Hàn Quốc và 10 nước thành viên ASEAN vì "người dân, sự thịnh vượng chung và một nền hịa bình”, trong khi chính sách trước đó của Seoul tại khu vực Đông Nam Á lại chú trọng vào các vấn đề phát triển và kinh tế. Việc Hàn Quốc chuyển hướng tăng cường quan hệ với các Đông Nam Á diễn ra trong bối cảnh Seoul đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào các đối tác thương mại truyền thống như Trung Quốc và Mỹ [141].
Nhấn mạnh trọng tâm của “Chính sách hướng Nam mới”, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng, Bộ Trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh vào tháng 3/2018 đã bày tỏ “Chính phủ Hàn Quốc đang tích cực thúc đẩy Chính sách hướng Nam mới nhằm nâng cao quan hệ Hàn Quốc - ASEAN lên một tầm cao hơn trong nhiều lĩnh vực và mong muốn Việt Nam tích cực hợp tác với Hàn Quốc trong nỗ lực theo đuổi chính sách này” [141]. Nhân dịp Diễn đàn Kinh tế thế giới khu vực ASEAN (WEF ASEAN) diễn ra tại Hà Nội vào tháng 9/2018, trong sự kiện "Korea Night" do Đại sứ Hàn Quốc tổ chức, Ngoại
trưởng Kang một lần nữa nhấn mạnh: “Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã vạch ra Chính sách hướng Nam mới được đại diện bởi ba chữ P, gồm People (Con người), Prosperity (Thịnh vượng) và Peace (Hịa bình) nhằm đưa hợp tác với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng lên một tầm cao mới” và "Quan hệ với ASEAN là tất yếu cho sự thịnh vượng và hịa bình của Hàn Quốc, trong đó Việt Nam nằm ở trung tâm của mối quan hệ đó" [122].
Về mục tiêu trong chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam, phủ Tổng thống Hàn Quốc khẳng định Việt Nam là cây cầu kết nối Hàn Quốc với ASEAN và là trọng tâm trong “Chính sách hướng Nam mới” của nước này. Là cường quốc thương mại, Hàn Quốc rất coi trọng Việt Nam với tư cách thị trường đang lên có sức mua ngày càng tăng, có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ... Hàn Quốc coi trọng và thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Hàn Quốc vì Việt Nam có vai trị quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và trong ASEAN, hợp tác Việt - Hàn đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai nước, nhất là về kinh tế.
Đối với Chính phủ Hàn Quốc, Việt Nam là một đối tác đặc biệt quan trọng trong Chính sách Hướng Nam mới của Tổng thống Moon Jae-in. Hàn Quốc cho rằng có rất nhiều yếu tố để đưa Việt Nam trở thành đối tác trọng tâm trong việc thực hiện chính sách Hướng Nam mới. Việt Nam là một trong những nước có dân số đơng nhất trong ASEAN, gần 100 triệu người. Tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai là rất cao, đây là môi trường đầu tư lý tưởng đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam. Trong tương lai, xu thế này sẽ ngày càng gia tăng mạnh mẽ hơn nữa. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong những năm qua không ngừng gia tăng với tốc độ chóng mặt. Những kết quả như vậy chỉ ra rằng Việt Nam - Hàn Quốc đến nay đã trở thành đối tác không thể thiếu của nhau. Mối quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc cũng dần trở nên vô cùng đặc biệt. Những số liệu rất cụ thể chỉ ra rằng Việt Nam là đối tác hết sức quan trọng của Hàn Quốc trong khu vực ASEAN, đặc biệt là quy mô trao đổi thương mại giữa Việt
Nam - Hàn Quốc chiếm hơn 40% tổng quy mô trao đổi thương mại giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN [51]. Những yếu tố vừa kể trên đã chỉ ra rằng, Hàn Quốc ln đặt mục tiêu ưu tiên trong chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam và coi mối quan hệ với Việt Nam là mối quan hệ hình mẫu điển hình trong quan hệ giữa Hàn Quốc và ASEAN.
Nhằm triển khai hiệu quả chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam, tại chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hàn Quốc và Phu nhân tháng 3/2018, nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã trao đổi về các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư theo hướng cân bằng, ổn định, hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả hai bên. Tổng thống Moon Jae In bày tỏ ấn tượng với thành tựu mà Việt Nam đạt được, đồng thời cho biết Việt Nam là trọng tâm trong chính sách hướng Nam của Hàn Quốc. Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đang tập trung xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ, trong đó tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh. Đây là những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm tạo mơi trường thuận lợi để mở rộng và thu hút nhiều hơn nữa các đầu tư của Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam [127].
Về những hoạt động hợp tác cụ thể trong q trình triển khai chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam, trong những năm vừa qua, hai bên đã tập trung hợp tác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác chế tạo, đẩy nhanh chuyển giao công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực cơng nghiệp phụ trợ, ơtơ, cơ khí, dệt may, điện tử…, thiết lập Trung tâm tư vấn và giải pháp công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (TASK) tại Việt Nam. Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, an toàn năng lượng như thành lập và vận hành Trung tâm huấn luyện và thử nghiệm an toàn năng lượng; nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam. Hai nước cũng thực hiện hiệu quả dự án Viện Khoa học công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST), đồng thời tham gia cổ phẩn hóa dự
án nhà máy lọc dầu Dung Quất, phát triển điện gió. Phía Việt Nam hoan nghênh Hàn Quốc tham gia đầu tư vào các dự án lớn về cơ sở hạ tầng của Việt Nam, nhất là với hình thức hợp tác cơng tư (PPP) và đề nghị Hàn Quốc tiếp tục coi Việt Nam là đối tác trọng tâm, dành cho Việt Nam các khoản tín dụng ưu đãi, thực hiện hiệu quả Thỏa thuận hợp tác tài chính trong một số dự án lớn về cơ sở hạ tầng giao thông, chuyển giao công nghệ. Hai bên sẽ cùng trao đổi về việc sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, nghiên cứu thúc đẩy hợp tác cơng nghệ trong tài chính (FINTECH)… để khuyến khích hợp tác đầu tư [80].
Về những cam kết cụ thể, phía Hàn Quốc đã khẳng định tăng cường giao lưu các cấp, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về hợp tác công nghiệp chế tạo với Việt Nam để góp phần thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng tán thành thực hiện hiệu quả Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc, cùng thúc đẩy tự do hóa thương mại. Hàn Quốc cam kết sẽ tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam và mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện mở rộng hợp tác đầu tư, tài chính, y tế và dược phẩm, cơ sở hạ tầng, xây dựng đô thị thông minh, nhất là các dự án lớn như cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành, dự án Metro Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng Khu cơng nghệ cao Hịa Lạc, điện gió [79]. Để hướng tới mục tiêu của “Chính sách hướng Nam mới”, lãnh đạo hai bên đã thống nhất hai nước cần nỗ lực bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2020 đi đôi với thúc đẩy cân bằng thương mại, cùng tạo điều kiện để hàng xuất khẩu của hai nước vào được thị trường của nhau.
Bên cạnh đó, việc duy trì quan hệ tốt đẹp với cả hai miền Triều Tiên cũng là một trong những thế mạnh của Việt Nam mà Hàn Quốc muốn tranh thủ trong tiến trình giải quyết vấn đề Triều Tiên, trước mắt là góp phần xử lý vấn đề hạt nhân Triều Tiên, dùng tấm gương và kinh nghiệm thành công của Việt Nam để khuyến
khích q trình cải cách kinh tế, mở cửa của Triều Tiên nhằm hướng tới mục tiêu trước mắt và lâu dài là thống nhất hịa bình Bán đảo Triều Tiên.