Trong lĩnh vực thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách ngoại giao kinh tế của hàn quốc đối với việt nam từ năm 1992 đến nay (Trang 96 - 98)

2.3. Thành tựu trong chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối vớ

2.3.1.1. Trong lĩnh vực thương mại

Với những chú trọng trong chính sách ngoại giao kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã phát triển mạnh kể từ đầu những năm 90 ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Kể từ đó, mối quan hệ thương mại đã được tăng cường trên cơ sở khu vực và các hiệp định song phương giữa hai nước.

Ở thời điểm mới thiết lập quan hệ ngoại giao (tháng 12/1992), tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước mới chỉ ở mức gần 0,5 tỷ USD và nhanh chóng tăng liên tục từ đó đến nay. Năm 2012, kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng lên đến hơn 20 tỷ USD (tăng 40 lần). Đến năm 2014, năm trước của thời điểm ra đời Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc - Việt Nam, kim ngạch thương mại giữa hai nước là gần 29 tỷ USD (Hình 1). Từ đó đến nay, mức tăng còn nhanh hơn nữa (năm 2015: 37,5 tỷ USD;

2 “Thần kỳ”, “kỳ diệu”, “phép màu Việt Nam - Hàn Quốc”… là những mỹ từ được Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Lee Hyuk nhấn mạnh nhiều lần về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong hơn 25 năm vừa qua khi trao đổi với báo chí trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới Việt Nam tháng 3/2018, http://baoquocte.vn/dai-su-han-quoc-lee-hyuk-co-mot-phep-mau-viet-nam-han-quoc-

năm 2016: 45 tỷ USD; năm 2017: 50 tỷ USD và dự kiến đến 2020 là 100 tỷ USD). Như vậy, tính đến năm 2017, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng gấp 100 lần. Hàn Quốc trở thành nước đứng thứ 2 về kim ngạch thương mại của Việt Nam và Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc [123, tr.74].

Hình 2.1. Thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Đơn vị tính: triệu USD

Nguồn: www.customs.gov.vn

Thương mại song phương tăng trưởng vượt bậc trong hơn hai thập kỷ qua và song hành với dòng đầu tư ngày càng chất lượng từ Hàn Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã giúp Hàn Quốc trở thành đối tác kinh tế quan trọng bậc nhất của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Năm 2005, Hàn Quốc và ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại Tự do (AKFTA) và cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam bắt đầu từ năm 2007. Theo kế hoạch, 86% tổng số dịng thuế sẽ được xóa bỏ vào năm 2018. Để tăng cường thương mại giữa hai nước, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực từ tháng 12/2015 với việc giảm thuế dự kiến đến năm 2029, là cột mốc quan trọng cho một giai đoạn mới của quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc. Nhờ VKFTA, các doanh nghiệp của Việt Nam và Hàn Quốc có thể tận dụng ưu đãi thương mại và ưu đãi đầu tư dành cho mỗi nước, giúp thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư song phương.

Bên cạnh đó, Việt Nam và Hàn Quốc cũng tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện (RCEP) gồm 10 nước ASEAN và sáu nền kinh tế ký FTA với ASEAN (bao gồm Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand) nhằm tăng cường liên kết kinh tế khu vực, đẩy mạnh thương mại và dòng vốn đầu tư. Việc hồn thiện khn khổ các hiệp định tạo cơ sở vững chắc cho việc thúc đẩy quan hệ đối tác thương mại và đầu tư cân bằng giữa Việt Nam và Hàn Quốc [78].

Đối với Hàn Quốc, Việt Nam là một thị trường xuất khẩu tiềm năng, đặc biệt là các sản phẩm có lợi thế của Hàn Quốc như thiết bị vận tải, nguyên liệu dệt may, giày dép, dược phẩm, hàng tiêu dùng điện tử. Ngược lại, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu chính cho các sản phẩm có lợi thế từ Việt Nam, bao gồm nơng sản, thủy hải sản, rau quả, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, điện tử. Hơn nữa, Việt Nam có thể nhập khẩu sản phẩm chất lượng tốt và các nguyên phụ liệu cơ bản từ Hàn Quốc, giúp giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc.

Về cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai nước nhìn chung là khá ổn định và đều theo hướng phát huy được các lợi thế so sánh của từng nước. Điều đó chứng minh rằng, tính bổ sung cho nhau giữa hai thị trường đã được tận dụng khá triệt để, bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt tại hai thị trường, những mặt hàng thế mạnh của hai bên vẫn giành được vị trí nhất định trên thị trường của hai nước. Việc tăng trưởng kim ngạch thương mại còn do những mối giao lưu, hợp tác sôi động giữa các giới doanh nghiệp và công nghiệp hai nước trong khuôn khổ các cuộc triển lãm quốc tế, hội chợ, diễn đàn doanh nghiệp diễn ra thường xuyên hàng năm ở hai nước khơng chỉ góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế mà cũng góp phần tạo dựng hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam đối với người dân Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách ngoại giao kinh tế của hàn quốc đối với việt nam từ năm 1992 đến nay (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)