CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Cơ sở dự báo
3.1.3. Bối cảnh Việt Nam
Trong những năm vừa qua, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp, khó lường. Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn đã tạo ra nhiều hệ lụy, bao gồ m cả cơ hội lẫn thách thức đối với các nước ở khu vực CATBD, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đầy bất định đó, Việt Nam đã giữ vững mục tiêu, kiên trì đường lối đối ngoại mà Đảng đã khẳng định tại Đại hội XII, đồng thời triển khai chính sách đối ngoại một cách tích cực, chủ động và linh hoạt.
Việt Nam tích cực phối hợp với các nước thành viên để xác định chiều hướng phát triển của TPP, sau đó được chuyển thành CPTPP. Đối với Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) và các thỏa thuận tự do thương mại khác, Việt Nam đều tham gia tích cực theo hướng thúc đẩy tự do thương mại, công bằng và tạo thuận lợi cho các nước vừa và nhỏ [17].
Đối với Hàn Quốc, Việt Nam là một đất nước được so sánh như một “con hổ mới” của châu Á, luôn là điểm đến chiến lược bởi nhiều lý do dễ nhận thấy. Thứ nhất, Việt Nam có nguồn lao động giá rẻ rất dồi dào, có kỹ năng và được các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá là cần cù chịu khó, một trong những yếu tố góp phần quan trọng hạ giá thành sản xuất tất cả hàng hóa mà các cơng ty Hàn Quốc xuất khẩu sang
thị trường các nước thứ ba. Thứ hai, các nhà đầu tư Hàn Quốc bị hấp dẫn bởi chính thị trường tiêu dùng lớn Việt Nam với gần 100 triệu dân. Việt Nam có tầng lớp trung lưu và trẻ tuổi ngày càng tăng cũng như một nền kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh. Thứ ba, là sự ổn định về chính trị của Việt Nam so với các nền kinh tế đang nổi lên khác giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Thứ tư, các chính quyền Hàn Quốc (hiện nay là chính quyền Tổng thống Moon Jae-in với chính sách Hướng Nam Mới), chú trọng phát triển quan hệ với Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là nước được chú trọng nhất. Chính sách kinh tế mới này nhằm giúp Hàn Quốc bớt lệ thuộc vào các đối tác thương mại truyền thống là Mỹ và Trung Quốc, hai cường quốc kinh tế đang ở trong một cuộc chiến thương mại gây ảnh hưởng không nhỏ tới Hàn Quốc. Thứ năm, sự đầu tư mạnh mẽ của các công ty Hàn Quốc vào Việt Nam hiện nay chính là nhờ những chính sách mở cửa tích cực của nhà nước Việt Nam với nhiều cải cách về thủ tục hành chính và ưu đãi thuế quan. Thứ sáu, nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đã và đang chuyển vốn từ Trung Quốc sang Việt Nam sau sự việc Trung Quốc phản đối việc Hàn Quốc cho phép Mỹ thiết lập THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Thứ bảy, đó là tác động từ Hiệp định Mậu dịch Tự do Việt-Hàn (VKFTA) có hiệu lực cuối năm 2015 cũng như nhiều thỏa thuận song phương và đa phương khác mà Việt Nam đã ký hay đang đàm phán như Hiệp định Mậu dịch Tự do Việt Nam-EU hay Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Và một điều dễ nhận thấy nữa là Việt Nam đang trở thành một trung tâm thương mại với lợi thế về địa lý giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp cận các thị trường xung quanh dễ dàng hơn bất kỳ nước nào khác trong khu vực Đơng Nam Á. Bên cạnh đó, sự tương đồng về văn hóa giữa hai nước, giúp các nhà đầu tư Hàn Quốc dễ thích nghi với mơi trường sống và làm việc ở Việt Nam hơn. Những điểm thuận lợi này đưa Việt Nam trở thành một điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Điều này đã được thể hiện không chỉ qua số dự án hay số vốn tăng mà còn qua sự mở rộng lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc [88].