CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Cơ sở dự báo
3.1.1. Đặc điểm tình hình thế giới và khu vực
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển mới, phức tạp và khó lường hơn. Sau khủng hoảng tồn cầu 2007-2008, nền kinh tế thế giới đã phục hồi và bước vào giai đoạn tăng trưởng với tốc độ cao hơn. Thương mại toàn cầu tăng 4,6%, cao nhất trong 6 năm qua [35]. Sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo tác động bước đầu nhưng sâu rộng đến kinh tế thế giới, làm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh và quản trị cả ở tầm quốc gia và quốc tế, làm bùng nổ quá trình ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, tạo thêm động lực cho tồn cầu hóa thơng qua lưu chuyển thương mại, dịng người, dịng vốn và thơng tin. Tuy nhiên, tồn cầu hóa cũng đang gặp nhiều thách thức chưa từng có, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, các nước lớn tăng cường cạnh tranh khốc liệt về kinh tế và công nghệ. Vấn đề nợ công của nhiều nước và “chiến tranh thương mại” giữa Mỹ với một số nước đang trở thành những thách thức lớn đối với triển vọng kinh tế thế giới trong những năm tới [87].
Trong một vài năm trở lại đây, quan hệ quốc tế biến động rất phức tạp. Các nước lớn chủ yếu tập trung vào củng cố nội bộ. Mỹ và Trung Quốc định hình chính
sách đối nội đối ngoại rõ nét hơn với nhiều điều chỉnh quan trọng và có những hàm ý sâu rộng cho cả năm 2018 và những năm tiếp theo. Quan hệ Mỹ-Nga, Mỹ-Trung ... diễn biến rất nhanh và khó lường. Chủ nghĩa dân túy tác động mạnh tới nhiều nước châu Âu và châu Mỹ. CATBD tiếp tục là khu vực phát triển năng động, nhưng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn lớn, đặc biệt là tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Ở cấp độ khu vực, CATBD vẫn là khu vực phát triển năng động, là đầu tàu của kinh tế thế giới và đang tiếp tục xu thế nổi lên trở thành trung tâm quyền lực mới trên thế giới [160]. Các nước lớn tiếp tục điều chỉnh chính sách đối với khu vực CATBD, trong đó rõ nhất là việc Mỹ - Nhật phối hợp hình thành chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do mở và thúc đẩy tập hợp lực lượng thông qua "Tứ giác kim cương" (Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ và Australia) [75].
Thứ nhất, CATBD là khu vực đa dạng nhất trên thế giới về văn hóa, ngơn
ngữ, địa lý, trình độ phát triển kinh tế nên khu vực khơng có một đặc tính chung để có thể trở thành giá trị chung và là cơ sở cho việc thành lập tổ chức chung cho toàn khu vực như châu Âu. Đây cũng là một trong những lý do khiến các nước khó thống nhất khi phải đưa ra quan điểm chung về một vấn đề hay thiết lập cơ chế chung và chủ nghĩa đa phương chưa được phát triển mạnh mẽ và hiệu quả như ở châu Âu. Chỉ một số ít thể chế đa phương khu vực tỏ ra có hiệu quả như ARF, APEC.
Thứ hai, CATBD là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới
trong 25 năm qua. Hiện nay, tổng GDP của các quốc gia trong khu vực chiếm 35% GDP thế giới. CATBD cũng giữ 66% trữ lượng vàng của thế giới và là nơi thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nhất thế giới [86]. Trong 30 năm qua, không lúc nào ở CATBD có tốc độ tăng trưởng âm. Nhật Bản là nước có nền kinh tế trì trệ trong hai thập kỷ trở lại đây cũng có tốc độ tăng trưởng 1,2% [67]. Trước năm 2016, Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Đến năm 2016, Ấn Độ đã vươn lên chiếm vị trí này. Khu vực Đơng Bắc Á có một số nền kinh tế hàng đầu thế giới về phát minh sáng chế. Hàn Quốc đang dẫn đầu thế giới khi dành 3,6% GDP cho nghiên cứu các phát minh sáng chế, tiếp sau là Nhật Bản 3,5% GDP, Đài
Loan 3,3% GDP so với các nền kinh tế hàng đầu của phương Tây như Đức 3,1% GDP và Mỹ 3% GDP [142]. Theo Ngân hàng thế giới (WB), đa phần các nước đều bị kẹt trong bẫy thu nhập trung bình. Mới chỉ có 13 trong số 101 nước thu nhập trung bình đã thành cơng khi trở thành nước có thu nhập cao hơn theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) [49].
Thứ ba, khu vực CATBD đang phải đối mặt với bốn điểm nóng và một xu thế
đáng lo ngại bao gồm: (i) Bắc Triều Tiên - điểm nóng số một khơng chỉ đối với khu vực mà cả thế giới. Bắc Triều Tiên hiện đang nắm giữ đầu đạn hạt nhân với sức hủy diệt hàng loạt và chương trình phát triển vũ khí hạt nhân; (ii) Biển Đơng - khi khu vực chưa đạt được bộ quy tắc ứng xử thật sự, Trung Quốc sẽ tiếp tục có các hoạt động quân sự hóa và lấn chiếm trên Biển Đơng khiến tình hình ở đây trở nên căng thẳng; (iii) Eo biển Đài Loan - mặc dù quan hệ hai bờ trở nên hòa dịu từ 1996 và chính quyền hai bên đã có những động thái tương tác qua lại, quan hệ hai bờ vẫn có thể căng thẳng trở lại bất cứ lúc nào; (iv) Các thách thức an ninh phi truyền thống như thiên tai, bệnh dịch, cướp biển, phong trào dân tộc.
Xu thế đáng lo ngại hiện nay là việc các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước Đơng Nam Á hiện đại hóa và tăng cường khả năng quân sự. Năm 2012, chi phí quân sự ở Châu Á vượt qua các thành viên NATO ở châu Âu, ngang bằng với các nước Trung Đông. Việc các nước trong khu vực tăng cường khả năng quân sự trong bối cảnh tình hình biển đơng diễn biến phức tạp khiến khu vực tiềm tàng những nguy cơ nghiêm trọng.
Trong diễn đàn Triều Tiên toàn cầu (Korea Global Forum - KGF) ngày 25 tháng 7 năm 2017 tại Singapore, các đại biểu Hàn Quốc đều cho rằng quan hệ Mỹ - Hàn có ý nghĩa quan trọng với Hàn Quốc, nhưng hiện nay liên minh Mỹ - Hàn đang đứng trước rất nhiều thử thách mới, liên quan đến việc triển khai hệ thống THAAD, vấn đề chia sẻ chi phí phịng thủ, việc chuyển giao quyền chỉ huy lực lượng liên hợp (OPCON), việc đàm phán lại hiệp định FTA Mỹ - Hàn, sự khác biệt về cách tiếp cận và chính sách đối với Triều Tiên ... trong số đó Hàn Quốc đang phải dành nhiều ưu
tiên cao để xử lý 3 vấn đề then chốt là hệ thống THAAD, vấn đề Triều Tiên và FTA Mỹ - Hàn [96].
Về an ninh, tình hình trên bán đảo Triều Tiên trở nên hết sức căng thẳng do Triều Tiên tiến hành thử tên lửa xuyên lục địa, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; nhiều lần đe dọa trả đũa Mỹ và đồng minh. Mỹ và đồng minh cũng không ngừng gia tăng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên, tăng cường tập trận, xây dựng thế trận chiến lược nhiều tầng lớp bị bao vây Triều Tiên; tăng cường cấm vận và gia tăng sức ép với các nước khu vực để gia tăng sức ép toàn diện lên Triều Tiên. Thực tế cho thấy vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã trở thành vấn đề toàn cầu, gắn chặt với cạnh tranh chiến lược giữa ba nước lớn Mỹ -Trung - Nga.
Về kinh tế thương mại, trong năm 2017 tại CATBD cũng chứng kiến sự cọ xát mạnh mẽ giữa xu hướng thúc đẩy tự do hóa thương mại - đầu tư và liên kết kinh tế, hội nhập khu vực với xu hướng chống tồn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và cơng nghệ số (tự động hóa, robot, in 3D ...) đang tác động mạnh mẽ tới các nền kinh tế ở khu vực CATBD. Năm 2017 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế mạng, kinh tế số, kinh tế chuỗi và công nghệ số. Điều này đang làm thay đổi sâu sắc nền tảng của kinh tế thế giới và kinh tế khu vực. Thành công của năm APEC 2017 tại Việt Nam cho thấy sự thắng thế của xu hướng thúc đẩy tự do hóa thương mại - đầu tư và liên kết kinh tế, hội nhập khu vực vẫn là dòng chủ lưu. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, 11 nền kinh tế thành viên TPP đã quyết định đổi tên TPP-11 thành "Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương" (CPTPP). Như vậy, các nền kinh tế khu vực tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ hệ thống thương mại đa biên, chống lại chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức và cam kết tiếp tục liên kết hội nhập sâu rộng.