2.2. Q trình phát triển chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối vớ
2.2.3. Chính sách quốc gia tầm trung của Hàn Quốc (giai đoạn 2003-2017) và
một quốc gia phát triển trong khu vực.
2.2.3. Chính sách quốc gia tầm trung của Hàn Quốc (giai đoạn 2003-2017) và chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam
Trong suốt hơn một thập kỷ, trải qua ba nhiệm kỳ tổng thống, đặc điểm nổi bật trong chính sách ngoại giao của Hàn Quốc là khái niệm quốc gia tầm trung được các chính phủ kế tiếp nhau sử dụng như một khn khổ cho tầm nhìn và chiến lược chính sách đối ngoại của mình.
Khái niệm về quốc gia tầm trung đã cung cấp một khuôn khổ quan trọng cho các sáng kiến ngoại giao của Hàn Quốc. Khi Tổng thống mới lên nắm quyền thường muốn đánh dấu một sự khởi đầu từ các khái niệm chính sách và câu khẩu hiệu của những người tiền nhiệm của họ, vì vậy cuộc bầu cử của mỗi tổng thống mới có xu hướng được theo sau bởi các sáng kiến và tun bố tầm nhìn mới.
Chính sách quốc gia tầm trung giống như một nguyên tắc chỉ đạo cho ngoại giao Hàn Quốc. Dưới thời các tổng thống Roh Moo-hyun, Lee Myung-bak và Park Geun-hye, đặc điểm quốc gia tầm trung của Hàn Quốc được hiểu theo nghĩa về địa lý, thứ bậc và chiến lược tương ứng. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt khi áp dụng khái niệm này trong bối cảnh đặc thù của Hàn Quốc khi so sánh với những cường quốc phương Tây khác [128]. Hàn Quốc lựa chọn thực hiện chính sách quốc gia tầm trung phù hợp với tình hình khu vực, lợi ích và chiến lược phát triển của quốc gia, đó là tận dụng các nguồn tài nguyên năng lượng mềm đáng kể của mình như một sức mạnh mang tính “sáng tạo” và “xây dựng” trong khu vực. Hàn Quốc đã xác định sức mạnh tầm trung theo những cách khác nhau để thể hiện chiến lược địa chính trị của mình, bên cạnh đó có thể cải thiện việc thực hiện và truyền thơng chính sách trong tương lai. Để tìm cách thể hiện mình là một quốc gia châu Á mới phát triển trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, Hàn Quốc phát triển các khái niệm mới nhằm thể hiện rõ xu hướng chính sách đối ngoại của mình và hợp pháp hóa vai trị ngoại giao chủ động hơn. Việc gắn khái niệm quốc gia tầm trung cho Hàn Quốc
đã tạo ra một nền tảng trung tâm cho những nỗ lực đó: quốc gia này đã mơ tả một cách khác biệt đặc điểm ngoại giao của mình như một người cân bằng, một trung tâm hay thực sự là một cường quốc tầm trung. Tuy nhiên, những sáng kiến như vậy cũng có sự khác biệt về trọng tâm địa lý và định hướng chính sách giữa chính quyền của các tổng thống Roh, Lee và Park [128].
Khát vọng quốc gia tầm trung được Chính quyền Tổng thống Roh Moohyun (2003 - 2008) thể hiện trong Sáng kiến Đông Bắc Á, được dự kiến sẽ đóng vai trị then chốt của Hàn Quốc với tư cách là một "người cân bằng" hay vai trò “trung tâm” trong khu vực để tạo điều kiện hợp tác kinh tế và an ninh khu vực. Tổng thống Roh đã xây dựng đất nước trở thành một trung tâm tài chính và giao thơng cho khu vực bằng cách tận dụng vị trí địa lý của mình. Tầm nhìn kinh tế này được liên kết chặt chẽ với tham vọng chính trị để biến Hàn Quốc từ một người chơi nhỏ ở ngoại vi địa chính trị trở thành một người chơi có ảnh hưởng ở trung tâm của vấn đề Đông Bắc châu Á.
Việc Hàn Quốc tự nhận mình là một cường quốc tầm trung có hình thức rõ ràng hơn dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak (2008 - 2013). Một nhóm các học giả đã thúc đẩy khái niệm này để đưa vào các nỗ lực xây dựng thương hiệu quốc gia và quốc tế khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống Lee. Khẩu hiệu bao trùm “Hàn Quốc toàn cầu” và khái niệm “quốc gia tầm trung” đã được sử dụng nhằm thực hiện khát vọng tăng cường ảnh hưởng quốc tế của đất nước bằng cách tăng cường năng lực kết nối và tập hợp quyền lực. Chính phủ Tổng thống Lee nhấn mạnh sứ mệnh vai trị của ngoại giao quốc gia tầm trung để chính thức hóa vai trị của Hàn Quốc với tư cách là người triệu tập, hòa giải viên và chủ động chương trình nghị sự trong các cuộc đàm phán quốc tế và trên các diễn đàn đa phương như G20, OECD và Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân.
Chính quyền của Tổng thống Park Geun-hye (2013 - 2017) đã thực hiện chính sách đối ngoại của mình dựa trên ba trụ cột, trong một triết lý bao quát “niềm tin chính trị” (Trustpolitik) [150]. Những trụ cột này bao gồm Tiến trình xây dựng lịng
tin trên Bán đảo Triều Tiên, Sáng kiến Hợp tác và Hịa bình Đơng Bắc Á và ngoại giao quốc gia tầm trung [163].
Đối với Việt Nam, qua ba nhiệm kỳ tổng thống, quan hệ ngoại giao giữa hai nước không ngừng nâng cấp và phát triển. Sau khi thiết lập "Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21" nhân chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Trần Ðức Lương năm 2001, quan hệ giao lưu và hợp tác giữa hai nước đã được mở rộng trên nhiều lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, xã hội, văn hóa, giáo dục đào tạo, du lịch... Vào tháng 10 năm 2009, nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống Ðại Hàn Dân Quốc Lee Myung-bak và Phu nhân, hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam - Hàn Quốc về việc thiết lập quan hệ “Ðối tác hợp tác chiến lược” vì hịa bình, ổn định và phát triển [8].
Trong giai đoạn 2003 -2017, khi triển khai chính sách ngoại giao quốc gia tầm trung, Hàn Quốc không ngừng chú trọng phát triển kinh tế, gia tăng ảnh hưởng trong khu vực và đồng thời duy trì mục tiêu hướng tới hịa bình thống nhất trên bán đảo Triều Tiên. Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc nói chung và đối với Việt Nam nói riêng đã trở thành mục tiêu ưu tiên quan trọng.
Chính sách ngoại giao năm 2005 của Hàn Quốc đã nêu rõ, một trong những nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với Chính quyền Tổng thống Roh đó là “thiết lập một chính sách thương mại tiên tiến để tạo ra một động lực tăng trưởng mới” cho Hàn Quốc [22]. Trong bối cảnh môi trường trong nước và quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc đã đề ra bốn mục tiêu chính: (i) Ngoại giao cân bằng và thực dụng cho kỷ nguyên Đông Bắc Á; (ii) Ngoại giao tiên tiến trên trường quốc tế; (iii) Ngoại giao kinh tế để xây dựng một quốc gia thương mại tiên tiến; (iv) Ngoại giao cởi mở với người dân. Có thể thấy, chính sách ngoại giao kinh tế đã trở thành một trong những mục tiêu ưu tiên chính của ngoại giao Hàn Quốc [110, tr.38].
Trong Sách trắng Ngoại giao năm 2008, Hàn Quốc đã xác định “ngoại giao nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư nước ngoài” [112, tr.218]. Với chính sách này,
Hàn Quốc đã tích cực hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh ở nước ngồi trong đó có Việt Nam. Cơ quan ngoại giao ở nước ngồi của Hàn Quốc tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong nước ở nước ngoài bằng cách xây dựng cầu nối giữa Chính phủ nước sở tại và các doanh nghiệp Hàn Quốc. Tháng 2 năm 2007, Hàn Quốc đã cơng bố Kế hoạch hành động của chính phủ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh ở nước ngồi với mục đích hồi sinh nền kinh tế quốc gia và việc mở rộng đầu tư ở nước ngoài được xem như một động lực phát triển kinh tế mới. Kể từ khi công bố, Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc (MOFAT) đã tăng cường các hoạt động thương mại của các nhóm xúc tiến đầu tư, và triển khai nhiệm vụ ngoại giao này trên toàn thế giới. Một trong những bước đáng chú ý nhất của MOFAT là thành lập Hệ thống Hợp tác ba bên, bao gồm MOFAT, chính phủ nước ngồi và cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc, để giúp giải quyết tranh chấp thương mại và những khó khăn mà các doanh nghiệp Hàn Quốc phải đối mặt. Năm 2008, MOFAT khởi xướng Dịch vụ tư vấn pháp lý trong một số cơ quan ngoại giao ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải khó khăn trong việc sử dụng luật sư riêng của họ hoặc trong tư vấn hợp đồng. Dịch vụ này giảm thiểu những khó khăn và cung cấp thêm hỗ trợ đáng kể cho các công ty Hàn Quốc ở nước ngồi. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng nỗ lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển thị trường toàn cầu mới, mở rộng thị trường nước ngoài, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Trong nỗ lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính phủ Hàn Quốc cũng bắt đầu một chiến lược liên minh, nhằm mục đích cung cấp các cơ hội thị trường mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực cơng nghệ hóa và thúc đẩy trao đổi ý tưởng kinh doanh giữa các công ty và một loạt các chuyên gia, tập trung vào việc mở rộng sang các thị trường mới từ các vấn đề tiếp thị và pháp lý đến tài trợ. Kết quả là, đến năm 2008, đã có 45 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc xâm nhập vào các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Việt Nam, Singapore và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất [112, tr.220].
Cùng với việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh và đầu tư của Hàn Quốc ở nước ngoài, nhiệm vụ ngoại giao của Hàn Quốc tập trung vào việc cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế và thương mại. MOFAT làm hết sức mình để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin mới nhất về các vấn đề kinh tế và thương mại thông qua các báo cáo từ các cơ quan ngoại giao của Hàn Quốc trên toàn thế giới. Các báo cáo, bao gồm thông tin về các dự án phát triển, mua sắm chính phủ cũng như thơng tin về đấu thầu, được nhanh chóng chuyển đến các bộ, ngành kinh tế, các tổ chức và công ty thông qua một dịch vụ thư điện tử. Thơng tin mới nhất cũng có thể truy cập trên trang web của MOFAT. Hơn nữa, một dịch vụ mạng cung cấp thơng tin hữu ích cho các doanh nghiệp và đã có mặt ở nước ngồi. Trên trang web, chính phủ cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn trực tiếp dành cho khách hàng để giải quyết các mối quan tâm của các doanh nghiệp. Để cung cấp dịch vụ tốt hơn, một cơ chế hợp tác đã được thành lập năm 2007 giữa MOFAT và KOTRA. Theo cơ chế được thống nhất, KOTRA tham gia trong việc xử lý các yêu cầu liên quan đến thông tin người mua và thông tin sản phẩm, trong khi các đại sứ quán nước ngoài chịu trách nhiệm tìm hiểu về các vấn đề về kinh doanh ở nước ngồi, các chính sách kinh tế / thương mại, quy định pháp lý và thông tin thị trường. Trong năm 2007, tổng cộng 2.670 vấn đề đã được xử lý, giải quyết. Ngoài ra, Bộ đã xuất bản các cuốn sách về thị trường nước ngồi, hỗ trợ các cơng ty Hàn Quốc kinh doanh ở nước ngồi bằng cách cung cấp thơng tin hữu ích. Một nghiên cứu khảo sát tồn diện về mơi trường thương mại đã tổng hợp thông tin và phân tích về mơi trường thương mại của 87 quốc gia được xuất bản vào năm 2007. Cuốn sách Casebook về giải quyết tranh chấp thương mại và kinh doanh được xuất bản năm 2007, trong đó có 114 doanh nghiệp có những vấn đề tranh chấp theo báo cáo từ 50 đại sứ quán ở các nước. Những ấn phẩm cung cấp thông tin quan trọng để các công ty nghiên cứu, mở rộng đầu tư ra nước ngoài [112, tr.223].
Trong chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam, Hàn Quốc chú trọng tăng cường hợp tác kinh tế và xem Việt Nam một trong những điểm đến đầu tư
chính của Hàn Quốc. Trong xu thế đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam gia tăng, năm 2006, Hàn Quốc thành lập “Trung tâm Hỗ trợ các Doanh nghiệp Hàn Quốc” trực thuộc KOTRA Hochiminh City KBC để xúc tiến đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam. Năm 2007, Hàn Quốc thành lập “Trung tâm Hỗ trợ Các Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam” trực thuộc KOTRA Hanoi KBC với chức năng chính là hỗ trợ các nhà đầu tư Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đầu tư vào Việt Nam [132]. Năm 2007, Hàn Quốc cũng đã xuất bản cuốn sách hướng dẫn về thị trường bất động sản và xây dựng ở Việt Nam.
Khi triển khai chính sách ngoại giao kinh tế trong quan hệ đối với Việt Nam, phía Hàn Quốc đã đánh giá cao nỗ lực của phía Việt Nam trong việc phát triển cơ chế kinh tế thị trường thơng qua việc thực hiện chính sách cải cách-mở cửa trong hơn 30 năm qua và công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường [58, tr.32]. Trong năm 2009, hai bên đã thống nhất thành lập Tổ công tác chung để nghiên cứu khả năng thúc đẩy và tính khả thi của "Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc - Việt Nam (VKFTA)" nhằm mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Thúc đẩy phát triển nền kinh tế thông qua ngoại giao kinh tế vẫn luôn là nhiệm vụ chính trong chính sách ngoại giao của Hàn Quốc [114, tr.191]. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm được thể hiện trong Sách trắng ngoại giao của Hàn Quốc trong nhiệm kỳ của Tổng thống Lee và Tổng thống Park giai đoạn từ năm 2008 đến 2017. Việc thúc đẩy ký kết VKFTA là một mục tiêu cụ thể của chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam. Sau hơn 2 năm với 8 vịng đàm phán chính thức và 8 vịng đàm phán cấp Trưởng đồn, đàm phán giữa kỳ, Việt Nam và Hàn Quốc đã thống nhất toàn bộ nội dung Hiệp định VKFTA. VKFTA được chính thức ký kết ngày 05/5/2015. Đây là FTA mang tính tồn diện, có mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích. VKFTA được ký kết sẽ là một bước ngoặt mới trong quan hệ hai nước. Hàn Quốc và Việt Nam có cơ cấu cơng nghiệp, thương mại có thể bổ sung cho nhau nên tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai nước cịn rất lớn. Thơng qua
việc ký kết VKFTA, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế sẽ ngày được thúc đẩy hơn nữa. Ngoài việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, VKFTA cũng sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực khác.
Có thể nhận định, chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam trong giai đoạn này đã đạt được những thành tựu to lớn trong quan hệ đầu tư, thương mại và viện trợ phát triển chính thức giữa hai nước, tạo tiền đề quan trọng nâng cấp quan hệ hai nước lên thành đối tác hợp tác chiến lược của nhau trong năm 2009. Thành tựu đạt được trong chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam đã góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế quốc gia tầm trung cũng như gia tăng vai trò và ảnh hưởng của quốc gia này trong khu vực và các tổ chức quốc tế đa phương.