Thành tựu của chính sách ngoại giao kinh tế trên các lĩnh vực khác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách ngoại giao kinh tế của hàn quốc đối với việt nam từ năm 1992 đến nay (Trang 106 - 112)

2.3. Thành tựu trong chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối vớ

2.3.3. Thành tựu của chính sách ngoại giao kinh tế trên các lĩnh vực khác

Khơng thể phủ nhận vai trị của chính sách ngoại giao, cụ thể là chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam đã mang lại những tiền đề tốt đẹp, tạo dựng niềm tin, tình cảm, sự hiểu biết sâu sắc lẫn nhau trong quan hệ hợp tác, giao lưu giữa nhân dân hai nước. Qua đó, người dân của mỗi nước đều tìm thấy được những cơ hội và mong muốn được lao động, học tập, tham quan ở nước bạn. - Về du lịch: Từ những hoạt động triển khai chính sách ngoại giao kinh tế, nhiều nhà đầu tư và người dân Hàn Quốc đã biết đến Việt Nam. Những năm gần đây, Hàn Quốc nổi lên là một trong những thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm của Việt Nam (lớn thứ 2 sau Trung Quốc). Từ tháng 01/2015, Việt Nam đã miễn thị thực du lịch cho công dân Hàn Quốc mang hộ chiếu phổ thông [38]. Năm 2016, trên 1,54 triệu lượt du khách Hàn Quốc đã tới Việt Nam, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2015. Trong 08 tháng đầu năm 2017, lượng khách du lịch Hàn Quốc vào Việt Nam đạt hơn 1,5 triệu lượt khách (tăng 49% so với cùng kỳ năm 2016)

[21]. Khách Hàn Quốc đến Việt Nam trong 11 tháng năm 2018 đạt 3,1 triệu lượt người, tăng mạnh 46,5% so với cùng kỳ 2017. Hàn Quốc vẫn luôn dẫn đầu về tăng trưởng du khách đến Việt Nam [34]. Hiện trung bình mỗi tuần có hơn 100 chuyến bay thẳng Việt Nam - Hàn Quốc.

- Về lao động: Hợp tác lao động giữa Hàn Quốc và Việt Nam chính thức được bắt đầu từ năm 1993 thơng qua chương trình hợp tác cung ứng và sử dụng tu nghiệp sinh. Năm 2004, Bộ Lao động hai nước đã ký Thỏa thuận về việc tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là EPS) với nhiều điều kiện ưu đãi và mức lương khá cao. Chương trình EPS được triển khai từ năm 2004 đến nay đã đem lại những kết quả tích cực. Hiện có gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, trong đó có 38.000 người làm việc theo Chương trình EPS, với mức lương bình quân từ 1.000 - 1.500 USD/tháng [20]. Hàn Quốc đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam với khoảng 75.000 lượt lao động đã và đang làm việc tại Hàn Quốc, đóng góp khơng nhỏ cho phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam.

- Về hợp tác nông nghiệp: Lĩnh vực nông nghiệp là một trong những lĩnh vực đi đầu trong việc nhận viện trợ ODA từ Chính phủ Hàn Quốc. Hàn Quốc tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai mơ hình Nơng thơn mới, nổi bật nhất là Chương trình hạnh phúc tại Quảng Trị và Lào Cai. Thỏa thuận hợp tác về Chương trình hạnh phúc tại Quảng Trị được ký kết ngày 19/5/2012, chính thức triển khai từ 06/2/2015 tại 07 xã thuộc tỉnh Quảng Trị, tổng mức đầu tư đạt 11,6 triệu USD (Hàn Quốc viện trợ khơng hồn lại 9,67 triệu USD; Việt Nam cung cấp 1,93 triệu USD vốn đối ứng). Chương trình hạnh phúc tại Lào Cai được khởi động từ 10/02/2015; tổng vốn đầu tư đạt 31 triệu USD (Hàn Quốc viện trợ khơng hồn lại 14 triệu USD, Việt Nam cung cấp 17 triệu USD vốn đối ứng); gồm 04 hợp phần (phát triển cộng đồng, tăng cường năng lực cho nhân viên y tế, phát triển giáo dục, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và cơng chức) [12].

- Hợp tác văn hóa, giáo dục-đào tạo và giao lưu nhân dân: Đây là những lĩnh vực giúp Hàn Quốc đạt được mục tiêu chính trị bằng những phương tiện ngoại giao kinh tế. Với việc hiện có gần 150.000 người Việt Nam sống tại Hàn Quốc và 150.000 người Hàn Quốc sống tại Việt Nam, quan hệ văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai nước được xem là gần gũi nhất so với quan hệ của Hàn Quốc với các nước còn lại trong ASEAN. Từ năm 2006, Hàn Quốc đã thành lập Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội - đây là 1 trong 17 Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc trên thế giới và là Trung tâm đầu tiên được thiết lập tại các nước ASEAN. Văn hóa, phim ảnh, âm nhạc Hàn Quốc có sức hút rất lớn đối với người Việt Nam, nhất là thanh niên. Về giáo dục đào tạo, Việt Nam hiện có khoảng 9.000 sinh viên theo học tại Hàn Quốc, chiếm 7,8% tổng số sinh viên nước ngoài ở Hàn Quốc, đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Theo Hiệp định ký năm 2008 về hợp tác giáo dục giữa Hàn Quốc và Việt Nam, đến năm 2020 Hàn Quốc sẽ giúp Việt Nam đào tạo từ 300 - 500 tiến sỹ trong các chuyên ngành khoa học kỹ thuật cao, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Việt Nam. Bên cạnh đó, Hàn Quốc đang tiếp tục khai thác, phát huy yếu tố văn hóa, hay nói rộng hơn là “sức mạnh mềm” trong chính sách với Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm thành cơng của “Làn sóng Hàn” trong thời gian vừa qua. “Sức mạnh mềm” sẽ hỗ trợ đắc lực cho Hàn Quốc trong triển khai các mục tiêu chính trị, kinh tế, giao lưu nhân dân và đặc biệt cải thiện hình ảnh của Hàn Quốc [138].

2.4. Tác động của chính sách ngoại giao kinh tế trong quan hệ song phương và đa phương

2.4.1. Tác động của chính sách ngoại giao kinh tế ở cấp độ song phương

Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc dành cho Việt Nam đã và đang phát huy hiệu quả tích cực cùng với tiến trình phát triển quan hệ ở cấp độ song phương. Việt Nam và Hàn Quốc bắt đầu có quan hệ bn bán tư nhân qua trung gian từ những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80. Từ năm 1983, hai nước bắt đầu có quan hệ bn bán trực tiếp và một số quan hệ phi chính phủ. Ngày

20/4/1992, hai bên ký thoả thuận trao đổi Văn phòng liên lạc giữa hai nước. Ngày 22/12/1992, hai nước chính thức ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ và Hàn Quốc khai trương Đại sứ quán tại Hà Nội. Tháng 03/1993, Việt Nam khai trương Đại sứ quán tại Seoul. Trong 26 năm qua (1992-2018), Hàn Quốc ln đứng trong danh sách nhóm 5 nước có quan hệ kinh tế quy mơ lớn nhất với Việt Nam. Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong hợp tác kinh tế, hai nước đã thành lập Uỷ ban liên Chính phủ về Hợp tác Kinh tế và Khoa học kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc để thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương [21].

Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc dành cho Việt Nam được xây dựng trên nền tảng truyền thống và sự tương đồng về lịch sử và văn hóa, được củng cố bằng cơ cấu kinh tế hỗ trợ lẫn nhau và vun đắp bằng tình hữu nghị và nỗ lực chung giữa hai chính phủ và nhân dân, mối quan hệ Việt - Hàn trong suốt 26 năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực, góp phần vào sự phát triển và hợp tác trong khu vực và trên toàn thế giới. Những mốc quan trọng trong quá trình phát triển của mối quan hệ song phương như việc nâng cấp thành quan hệ đối tác tồn diện vào năm 2001 và sau đó là quan hệ đối tác hợp tác chiến lược vào năm 2009 [15].

Về hợp tác kinh tế song phương, Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ 1 về đầu tư, thứ 2 về ODA (sau Nhật Bản), thứ 3 về thương mại (sau Trung Quốc, Mỹ). Các cơ chế hợp tác song phương tiếp tục được duy trì như Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Hàn Quốc, Ủy ban hỗn hợp cấp Bộ trưởng về hợp tác trong lĩnh vực điện hạt nhân, năng lượng và công nghiệp.

Ở cấp độ song phương, một trong những dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển trong chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam đó là sự kiện thành lập Văn phòng đại diện của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn quốc (KOICA) tại Việt Nam vào ngày 18/07/1994 nhằm thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật và viện trợ khơng hồn lại của chính phủ Hàn Quốc đối với Việt Nam. Từ

đó đến nay, Việt Nam luôn là quốc gia ưu tiên trọng điểm trong hợp tác của KOICA. Quy mô viện trợ của KOICA cho Việt Nam không ngừng gia tăng. Việt Nam nhận khoảng 20% tổng viện trợ của Hàn Quốc ra nước ngoài [29]. Các dự án do Hàn Quốc viện trợ có hiệu quả cao, đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện điều kiện hạ tầng, xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Theo Hiệp định tín dụng khung 2016-2020 được ký kết ngày 08/11/2017, Chính phủ Hàn Quốc cung cấp cho Chính phủ Việt Nam khoản tín dụng ODA trị giá 1,5 tỷ USD cùng một số điều kiện cơ bản đi kèm. Khoản tín dụng này sẽ được sử dụng để tài trợ cho các dự án do Chính phủ hai nước lựa chọn. Hiệp định tín dụng khung cho giai đoạn 2016-2020 là bước phát triển tiếp theo trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hứa hẹn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn tới. Hiệp định khung sẽ tạo khung khổ pháp lý, để phía Hàn Quốc cung cấp khoản vốn vay ODA cho Việt Nam và phía Việt Nam tiếp nhận vốn vay ODA từ Hàn Quốc; đồng thời, tạo cơ sở để hai phía tiến hành lựa chọn và triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn từ Chương trình Cho vay Song phương (EDCF)3 trong giai đoạn 2016-2020 [27].

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) là một bước đi chiến lược trong quan hệ giữa hai nước. VKFTA là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với phạm vi rộng, mức độ tự do cam kết cao và cân bằng lợi ích của cả hai bên. Hiệp định có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy hợp tác thương mại song phương, hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch 70 tỷ USD vào năm 2020, tạo điều kiện để hàng hóa Việt Nam cạnh tranh tốt hơn tại thị trường Hàn Quốc. Sau khi đi vào triển khai thực hiện, VKFTA đã góp phần đưa quan hệ kinh tế giữa hai nước lên một cấp độ mới. Về thương mại, tình hình xuất khẩu giữa hai nước đã tăng vượt bậc. Cụ thể, năm 2016, kim ngạch hai chiều giữa hai nước đạt 45,1 tỉ USD. Năm

3Tháng 6 năm 1987, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng Chương trình Cho vay Song phương (EDCF). Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc chịu trách nhiệm quản lý và vận hành quỹ dưới sự chỉ đạo chung của Bộ Tài chính. Đây là chương trình viện trợ chính thức đầu tiên của Chính phủ Hàn Quốc nhằm mục đích hỗ trợ cơng

2017, giá trị này là 61,5 tỉ USD, tăng 41,3%. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 14,8 tỉ USD tăng 30%; nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 46,7 tỉ USD, tăng 45,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến tháng 11 năm 2018 kim ngạch hai chiều đạt 62,6 tỉ USD. Về đầu tư, kể từ khi ký kết VKFTA, Chính phủ và doanh nghiệp Hàn Quốc đã có những chuẩn bị và cụ thể hóa cơ hội một cách bài bản với Việt Nam. Phía Việt Nam cũng tạo các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng thị trường. Năm 2016, FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 7 tỉ USD, năm 2017 tăng lên 8,49 tỉ USD [71]. Theo thỏa thuận giữa hai bên, Hàn Quốc cam kết xóa bỏ cho Việt Nam 11.679 dịng thuế, chiếm 95,44% biểu thuế [36]. Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như gừng, tỏi, mật ong, khoai lang… Trước khi có VKFTA, thuế suất của mặt hàng này rất cao từ 241% - 420%. Đối với mặt hàng tôm, Hàn Quốc áp thuế nhập khẩu 0% cho những lô hàng trong hạn ngạch và nâng dần hạn ngạch theo từng năm [26]. Ngược lại, Việt Nam xóa bỏ cho Hàn Quốc 8.521 dòng thuế, chiếm 89,15% biểu thuế.[26]. Đây là một trong những định hướng thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đồng thời cũng là một trong những mục tiêu của Việt Nam khi ký FTA với Hàn Quốc.

VKFTA đã và đang tạo ra những cơ hội lớn và những thách thức trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Hiệp định là khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho sự bổ sung các thế mạnh của hai nền kinh tế, thúc đẩy quá trình nghiên cứu, đánh giá thế mạnh để khai thác tối ưu. VKFTA giúp hai nước mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu [18]. VKFTA giúp Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc các Tập đoàn kinh tế lớn như Samsung, LG… đầu tư và kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam được tham gia chuỗi phân phối tồn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường Hàn Quốc và điều đó, chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới theo chuỗi “cơ hội làm xuất hiện cơ hội” [28], nhất là cơ hội liên doanh, liên kết với đối tác Hàn Quốc vốn có tính thân thiện cao. Tuy nhiên, Bên

cạnh những cơ hội, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như việc gia tăng sức cạnh tranh về lợi thế và chất lượng của sản phẩm, các đòi hỏi về mức độ cam kết sâu cả về thể chế kinh tế, những yêu cầu về việc xây dựng hệ thống quản lý, pháp luật, thể chế, các rào cản tiếp cận thị trường, thiếu lao động có trình độ cao, một số doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đứng trước nguy cơ phải thu hẹp quy mô hoặc bị loại khỏi thị trường.

Hiện nay, Hàn Quốc đang bộc lộ là một cường quốc công nghệ với nhiều công nghệ mới dựa trên nền tảng của sự sáng tạo. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tranh thủ học hỏi, tiếp cận dần với công nghệ cao để tránh bị lạc hậu và tụt hậu, từng bước thu hẹp khoảng cách công nghệ khá lớn giữa hai quốc gia. Quá trình cùng kinh doanh với đối tác Hàn Quốc sẽ tạo điều kiện để lao động Việt Nam học tập, rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động nâng cao năng suất lao động. Thể chế thương mại và đầu tư của Việt Nam có cơ hội để hồn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi kinh doanh, tăng tính minh bạch và cơng bằng để các doanh nghiệp Hàn Quốc yên tâm đầu tư lâu dài ở Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Hàn Quốc sẽ được đối xử thuận lợi.

Ngoài ra, phát triển mạnh quan hệ thương mại và đầu tư với Hàn Quốc góp phần giảm bớt sự lệ thuộc của Việt Nam vào một số thị trường truyền thống, giảm bớt nguy cơ gặp rủi ro trong điều kiện thế giới có sự biến động khó lường [28].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách ngoại giao kinh tế của hàn quốc đối với việt nam từ năm 1992 đến nay (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)