Sự phối hợp hành động chặt chẽ giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực chính trị, bên cạnh việc thường xuyên có các đối thoại song phương ở mọi cấp, cịn được bổ sung trên khía cạnh các mối quan hệ kinh tế đa phương, trong các tổ chức quốc tế, các diễn đàn khu vực mà cả hai đều là thành viên.
Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên trong cơ chế hợp tác đa phương. Cơ chế hợp tác đa phương giữa Việt Nam với Hàn Quốc trên phạm vi tồn cầu nói chung và trong phạm vi khu vực CATBD nói riêng là một cơ cấu nhiều tầng bậc. Trong cấu
trúc của các mối quan hệ đa phương này, thơng qua chính sách ngoại giao kinh tế, mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc được thực hiện hiệu quả ở mọi tầng nấc và lợi ích của nó đem lại khơng chỉ cho Hàn Quốc và Việt Nam, mà còn cho sự phát triển của toàn cục [171]. Trong mối quan hệ này, Việt Nam trở thành cầu nối chắc chắn và tin cậy để Hàn Quốc hội nhập sâu vào các định chế hợp tác khu vực cả song phương và đa phương. Và ngược lại, thông qua Hàn Quốc, Việt Nam cũng có được vị thế và lợi ích khơng nhỏ nhờ các quan hệ hợp tác đa phương.
Thơng qua chính sách ngoại giao kinh tế, hai nước đã trở thành đối tác tin cậy của nhau. Hai bên đang phối hợp hành động chặt chẽ trong việc tham khảo ý kiến của nhau nhằm phối hợp hoạt động, ủng hộ nhau tại một số diễn đàn quốc tế và khu vực, trong các tổ chức quốc tế. Tại Liên Hợp Quốc (UN) và các tổ chức chức năng của nó, hai bên thường xuyên trao đổi ý kiến, ủng hộ các ứng cử viên của nhau tham gia vào cơ cấu điều hành của các tổ chức trong khuôn khổ UN. Hàn Quốc ủng hộ Việt Nam tham gia Hội đồng kinh tế - xã hội UN trên cương vị Phó Chủ tịch và Uỷ viên không thường trực hội đồng bảo an UN. Lãnh đạo hai nước ln khẳng định vai trị khơng thể thay thế được của UN trong việc bảo đảm hịa bình và ổn định trên tồn thế giới, sự cần thiết phải tăng cường uy tín và hiệu quả của tổ chức này trong các vấn đề quốc tế [48, tr.56].
Hiện nay, trong chính sách đối ngoại, cụ thể là trong chính sách ngoại giao kinh tế, Hàn Quốc chú trọng cải thiện, phát triển quan hệ song phương và đa phương với các nước CATBD. Trong khu vực CATBD đã và đang hình thành nhiều tầng cấp hợp tác như: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các cơ chế hợp tác phát triển tiểu vùng khác nhau. Với những đặc điểm về kinh tế và chính trị riêng của khu vực CATBD, quan hệ song phương phát triển tốt giữa các nước nói chung sẽ có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác đa phương và tăng cường xu thế liên kết ở khu vực. Do đó, triển khai chính sách ngoại giao kinh tế giúp đẩy
mạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Hàn Quốc sẽ đóng góp đáng kể vào việc mở rộng hợp tác đa phương, góp thêm tiếng nói để đưa ra những giải pháp thích hợp cho các vấn đề của khu vực, phấn đấu phát triển kinh tế để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.
Việc ưu tiên trong chính sách đối ngoại và trong chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam có ý nghĩa trong thúc đẩy việc củng cố đoàn kết trong nội bộ các tổ chức hợp tác đa phương mà hai nước là thành viên, góp phần duy trì hồ bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển ở khu vực CATBD. Việt Nam là thành viên ASEAN và APEC, do đó sự gia tăng hợp tác khu vực của Hàn Quốc sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi đối với sự phát triển quan hệ Việt - Hàn trên nhiều mặt, cả song phương lẫn đa phương. Việt Nam ủng hộ Hàn Quốc tham gia vào các diễn đàn ở khu vực CATBD, cũng như thúc đẩy hơn nữa cơ chế đối thoại Hàn Quốc – ASEAN [48, tr.58].
Mặt khác, Việt Nam cũng luôn đánh giá cao vai trò của Hàn Quốc trong những diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Á- Âu (ASEM). Thực hiện mục tiêu chính sách đối ngoại ở Đông Nam Á và CATBD, Việt Nam chú trọng hợp tác với Hàn Quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và cùng có lợi. Việt Nam chủ trương tăng cường quan hệ Việt - Hàn trên nhiều lĩnh vực; thúc đẩy khả năng tham gia hợp tác nhiều bên tại Việt Nam, nhất là trong khuôn khổ APEC. Việt Nam chủ trương không coi sự khác nhau về thể chế chính trị giữa Việt Nam và Hàn Quốc là một cản trở cho việc cải thiện và tăng cường quan hệ giữa hai nước. Việt Nam đã đề nghị tăng cường việc thường xuyên đối thoại chính trị với Hàn Quốc trên tinh thần hợp tác nhằm đạt được sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau. Trên cơ sở đó, hai bên có thể nắm được những định hướng chính sách có ý nghĩa chiến lược của nhau tại Đơng Nam Á, Đơng Á, và CATBD. Từ đó, hai bên có thể đạt tới một sự thống nhất nào đó trong hoạt động đối ngoại ở khu vực, tạo lợi thế cùng hội nhập với khu vực; bên cạnh đó, phía Hàn Quốc cũng quan tâm đến lợi ích của Việt Nam khi hợp tác quân sự với các nước xung quanh biển Đông. Đối với Hàn Quốc,
quan hệ Việt - Hàn được coi là bộ phận trọng tâm và là một hướng đi quan trọng trong tổng thể chính sách của Hàn Quốc ở CATBD.
Trong khuôn khổ APEC, Việt Nam và Hàn Quốc đã cùng với các nước thành viên cùng cam kết thực hiện và ký nhiều văn bản hợp tác khu vực. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC, các nhà lãnh đạo của hai nước thường gặp nhau. Tại Hội nghị cấp cao APEC ở Chile tháng 11/2004, Chủ tịch Trần Đức Lương và Tổng thống Roh Moo Hyun đã có cuộc tiếp xúc nhằm thúc đẩy hợp tác song phương, cũng như tăng cường phối hợp về các vấn đề quốc tế và khu vực, nhất là trong APEC và đàm phán cùng sớm gia nhập WTO. Tháng 10/2005 đã diễn ra cuộc gặp giữa Tổng thống Roh Moo Hyun và Chủ tịch nước Trần Đức Lương bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn APEC tại Busan (Hàn Quốc) [126]. Trong cuộc gặp này, các nguyên thủ Việt Nam và Hàn Quốc đã điểm lại các vấn đề then chốt của các mối quan hệ song phương và khẳng định quyết tâm tiếp tục phát triển hợp tác trên diện rộng.
Hàn Quốc đánh giá cao hiệu quả vai trò Chủ tịch của Việt Nam tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có việc tổ chức thành cơng Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC lần thứ 14 tại Hà Nội. Hàn Quốc cho rằng chủ đề Hội nghị APEC 2006 mà Việt Nam đưa ra đáp ứng được các ưu tiên của Hàn Quốc [19].
Về sự hợp tác trong APEC, một trong những vấn đề chủ yếu trong chương trình nghị sự bàn về kinh tế tại cuộc gặp cấp cao cũng như toàn bộ hoạt động của APEC là tiếp tục thúc đẩy thực hiện mục tiêu Bogo4 tiến tới thành lập hệ thống thương mại tự do, mở cửa và hợp tác đầu tư trong khu vực, bảo đảm điều kiện cần thiết và hạ tầng ổn định tin cậy. Về khía cạnh này, Hàn Quốc ủng hộ các điều mục của Chương trình hành động Hà Nội đã được chuẩn bị để các bộ trưởng thông qua về cụ thể hoá nhiệm vụ thực hiện mục tiêu Bogo. Một nội dung ưu tiên tất yếu của hoạt động APEC mà Hàn Quốc tham gia, đó là chống lại những nguy cơ và thách
4Tuyên bố Bogor 1994 xác định mục tiêu của APEC là: thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư tại Châu Á-
thức mới đối với phát triển bền vững, trước hết là khủng bố quốc tế làm tổn hại đến tự do thương mại. Phía Hàn Quốc nêu rõ APEC là một cơ cấu ln ln tự hồn thiện. Trong đó, khi các thành viên vừa nâng cao được hiệu suất thực tiễn của các dự án và sáng kiến đang được triển khai, vừa cải cách Diễn đàn cho phù hợp với thực tiễn thời đại và nhu cầu của các nền kinh tế thành viên. Việc Hàn Quốc tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC lần thứ 14 tổ chức tại Hà Nội năm 2006 đã tạo điều kiện mở rộng hơn nữa sự phối hợp truyền thống giữa hai nước ở khu vực CATBD phát triển năng động cũng như trên trường quốc tế nói chung. Việt Nam - nước Chủ tịch APEC đã mở ra những khả năng mới trong việc cùng phối hợp hành động trên nhiều hướng, trong đó có vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng, thực hiện các dự án liên kết khu vực, phát triển giáo dục và y tế, ngăn chặn và xóa bỏ những thảm họa thiên nhiên và cơng nghệ gen.
Đặc biệt tại APEC 2017, một lần nữa vai trò, vị thế của Việt Nam được khẳng định tại các diễn đàn hợp tác quốc tế và khu vực. Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là nền kinh tế thành viên tích cực và có nhiều sáng kiến cũng như đóng góp quan trọng tại nhiều cơ chế hợp tác quốc tế và khu vực. Tại các hội nghị trong khuôn khổ APEC 2017, Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến được các thành viên ủng hộ và đánh giá cao, như việc thống nhất 4 ưu tiên hợp tác của Năm APEC 2017 gồm: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm trên các lĩnh vực lĩnh vực kinh tế, tài chính và xã hội; thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tăng cường an ninh lương thực và nơng nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu [81].
Đối với ASEAN, trong những năm trở lại đây, quan hệ đối tác toàn diện giữa Hàn Quốc với ASEAN đang bước lên một tầm cao mới. Trước đây, Hàn Quốc là quốc gia đã ủng hộ Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do uy tín của ASEAN ngày một lên cao nên Hàn Quốc chú trọng mở rộng quan hệ với các nước thuộc tổ chức này và từ chỗ coi mình là người bạn tự nhiên của ASEAN,
[69]. Sự phối hợp của Việt Nam và Hàn Quốc trong khuôn khổ ASEAN có một ý nghĩa ngày càng lớn. Nhờ vai trị điều phối viên của Việt Nam, Hàn Quốc có được nhiều thuận lợi trong các cuộc đối thoại Hàn Quốc - ASEAN.