2.3. Thành tựu trong chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối vớ
2.3.1.2. Trong lĩnh vực đầu tư
Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc được thể hiện rõ trong lĩnh vực đầu tư. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc, khung pháp lý cho hợp tác đầu tư được thành lập tương đối sớm, thúc đẩy môi trường đầu tư thuận lợi cho cả hai bên. Ngay sau khi thực hiện chính sách mở cửa thu hút FDI của Việt Nam, Hàn
Quốc đã ký kết thỏa thuận với Việt Nam về xúc tiến và bảo hộ đầu tư vào năm 1993, đã được sửa đổi năm 2004 [24]. Bên cạnh đó, Hàn Quốc và Việt Nam đã ký kết một số thỏa thuận liên quan, bao gồm Hiệp định về hợp tác kinh tế và công nghệ (1993); Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần (1994); Hiệp định hợp tác Hải quan (1995); Hiệp định về trợ giúp pháp lý trong dân dụng và thương mại (1995). Trong khuôn khổ VKFTA (2015), các quy định về đầu tư đã được thay thế Hiệp định về xúc tiến và bảo hộ đầu tư. Nhìn chung, trong suốt giai đoạn từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến khi nâng cấp quan hệ lên thành đối tác hợp tác chiến lược và trong giai đoạn gần đây, các cam kết về hợp tác đầu tư giữa Hàn Quốc với Việt Nam, cụ thể là FDI đều nhằm mục đích tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư của cả hai nước [124, tr.80].
Bên cạnh đó, mơi trường đầu tư và các chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam liên tục được cải thiện nhằm thúc đẩy thu hút FDI, bao gồm cả từ Hàn Quốc. Cơ chế giá cả kép phân biệt các nhà đầu tư trong nước với nước ngoài đã được loại bỏ. Tương tự, Việt Nam đã sửa đổi các chính sách và quy định về hình thức đầu tư; rào cản về điều kiện đầu tư, tiếp cận các nguồn lực (đất đai, điện, hạ tầng); trình tự, thủ tục đầu tư; bảo vệ sau đầu tư; cơ chế giải quyết tranh chấp. Kể từ ngày 01/01/2015, Việt Nam áp dụng miễn thị thực cho khách du lịch từ Hàn Quốc, mở đường cho các nhà đầu tư Hàn Quốc khám phá thị trường Việt Nam [144].
Có thể đánh giá rằng, FDI từ Hàn Quốc đến Việt Nam khá sớm. Dự án FDI đầu tiên từ Hàn Quốc sang Việt Nam được cấp phép năm 1988 tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là dự án do Mania tài trợ cho ngành công nghiệp may mặc và vải dệt với tổng vốn đầu tư là 475.000 USD dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC) [30]. Tuy nhiên, theo Korea Eximbank, dự án FDI đầu tiên của Hàn Quốc tới Việt Nam được cấp phép vào năm 1992 trong ngành công nghiệp sản xuất. Hàn Quốc luôn đứng đầu 5 nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam [130]. Từ năm 2014, Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 48,5 tỷ USD và 5,364 dự án có hiệu lực. Một số
dự án của Samsung Electronics, Hyosung đã được đầu tư vào Việt Nam thông qua các cơ sở có trụ sở tại Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, tổng FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam có thể đạt được hơn 55 tỷ đơ la Mỹ. Hiện nay, tổng vốn FDI từ Hàn Quốc vượt xa Nhật Bản là 8,7 tỷ USD, và khoảng cách ngày càng lớn hơn (Hình 2) [33].
Hình 2.2. Bốn nhà đầu tư FDI lớn nhất của Việt Nam
Đơn vị tính: triệu USD
Nguồn: Cục đầu tư nước ngồi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), tháng 6 năm 2016. Ghi chú: Vốn đăng ký, triệu USD
Việt Nam là đối tác nhận đầu tư nước ngoài lớn thứ 4 của Hàn Quốc sau Mỹ, Trung Quốc, Hong Kong [31]. FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam chiếm 31% ASEAN cao gấp 1,65 lần so với Indonesia và 2,33 lần cao hơn Singapore, nước tiếp nhận FDI lớn thứ 2 và thứ 3 từ Hàn Quốc đến ASEAN. Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, giới thiệu các biện pháp khuyến khích và thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài. Việt Nam được coi là điểm đến đầu tư chiến lược vì lợi thế về nguồn nhân lực rẻ, thị trường tiêu thụ tiềm năng, sự cởi mở - dễ tiếp cận, chính trị ổn định, ưu đãi đầu tư hấp dẫn.
Các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG, Posco, Lotte, CJ, Doosan, Shinhan, Hanwha và các cơng ty khác đều đóng vai trị dẫn dắt đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc chảy vào Việt Nam thông qua các dự án quy mô lớn trên các lĩnh vực như sản xuất (điện tử), bất động sản, tài chính - bảo hiểm, năng lượng, khoan thép, xây dựng, nhà ở và dịch vụ thực phẩm, dịch vụ phân phối, giải trí. Bên cạnh đó, cịn có một số cơng ty quy mô lớn khác đầu tư vào ngành may mặc và dệt may, cụ thể là các tập đoàn Hyosung, Taekwang và Panko. Cùng với các tập đoàn lớn, hầu hết các dự án đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), tập trung vào các ngành sản xuất. Trong đó, phần lớn là các dự án chế biến cho ngành công nghiệp nhẹ, bao gồm may mặc, giày dép [25].
Về địa điểm, mặc dù Hàn Quốc đã đầu tư vào hầu hết các thành phố và đang phát triển trên khắp đất nước, nhưng dòng chảy đầu tư từ Hàn Quốc tập trung vào những cơ sở hạ tầng phát triển và lực lượng lao động dồi dào, đặc biệt là hai thành phố lớn (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) và các tỉnh lân cận.
Đầu tư từ Hàn Quốc sang Việt Nam tạo ra việc làm cho khoảng 70.000 lao động và đóng góp vào khoảng 30% tổng xuất khẩu của Việt Nam, tương đương với tổng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước (tỷ trọng nhập khẩu từ Hàn Quốc trong tổng nhập khẩu của Việt Nam khoảng 13,8%) [32]. Việc thực hiện Hiệp định VKFTA đã giúp các nhà đầu tư Hàn Quốc ráo riết đầu tư vào ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường hoặc sử dụng nhiều lao động. Việt Nam cũng khuyến khích sự liên kết giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và các doanh nghiệp trong nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển giao công nghệ và cải tiến các doanh nghiệp trong nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lũy kế đến tháng 8/2018 có gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 61,08 tỷ USD [83].