Chính sách “Ngoại giao phương bắc” của Hàn Quốc và chính sách ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách ngoại giao kinh tế của hàn quốc đối với việt nam từ năm 1992 đến nay (Trang 75 - 80)

2.2. Q trình phát triển chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối vớ

2.2.1. Chính sách “Ngoại giao phương bắc” của Hàn Quốc và chính sách ngoạ

giao kinh tế đối với Việt Nam thời kỳ đầu sau Chiến tranh lạnh

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc và rộng khắp từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam trên mọi phương diện. Sự khác biệt về ý thức hệ khơng cịn là trở ngại trong quan hệ giữa các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau. Phát triển kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước của mọi quốc gia.

Hàn Quốc đã trải qua những thách thức cả trong và ngoài nước đối với các chính sách đối ngoại của mình. Trong nội bộ, dân chủ hóa đã thay đổi tình hình chính trị trong nước và quốc tế. Dân chủ hóa và cuộc cách mạng thông tin đã tạo điều kiện cho người dân được thể hiện quan điểm về các chính sách đối ngoại. Dân chủ hóa cũng thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Hàn Quốc. Chủ nghĩa dân tộc gia tăng làm cho Mỹ khó có thể xử lý hiệu quả các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực như chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, cân bằng đối phó với Trung Quốc và xử lý xung đột tiềm tàng Trung-Nhật [158].

Trước bối cảnh của tình hình thế giới thay đổi, Hàn Quốc đã tiến hành thúc đẩy q trình dân chủ hóa nền chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các chính sách mới, phù hợp với tình hình phát triển của quốc tế và khu vực.

Về đối ngoại, Hàn Quốc đã đề ra chính sách ngoại giao mới nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn thế giới, đồng thời nỗ lực đem lại hịa bình trên bán đảo Triều Tiên [58, tr.13]. Chính sách ngoại giao mới của Hàn Quốc đã đề ra mềm dẻo và linh hoạt hơn nhằm mục tiêu nhằm giải quyết các vấn đề an ninh và kinh tế đất nước, tạo cơ sở cho việc thống nhất hai miền Triều Tiên.

Kể từ năm 1987, Hàn Quốc đã đưa ra tuyên bố rằng chính sách ngoại giao cần được cấu trúc lại để mở rộng, tự do hố và đa dạng hóa hơn nữa. Bởi vì sự nghèo nàn của tài nguyên thiên nhiên và thị trường nội địa truyền thống nhỏ, Hàn Quốc đã phải dựa nhiều vào thương mại quốc tế như là một nguồn phát triển chính. Hàn Quốc đã tìm cách đa dạng hóa các đối tác thương mại để giảm bớt sự phụ thuộc vào một số thị trường cụ thể và để khắc phục sự mất cân bằng trong xu hướng hiện tại của thương mại song phương [95].

Chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Roh Tae - woo (2.1988- 2.1993) trong Nền Cộng hòa thứ sáu đã đánh dấu những bước chuyển đổi trong lịch sử chính trị của Hàn Quốc. Tháng 2 năm 1988, Roh Tae-woo nhậm chức Tổng thống đem lại sự chuyển giao quyền lực êm thấm lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc. Sau lễ nhậm chức, Roh Tae-woo tuyên bố một kỷ nguyên của những con người

bình thường đã đến, chứng kiến một thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ với nhiệm kỳ tổng thống 5 năm do Hiến pháp quy định bằng phương pháp bầu cử trực tiếp. Với chủ trương lấy tự tơn dân tộc, dân chủ hồ hợp, phát triển cân bằng làm mục tiêu, Chính phủ Roh tiếp tục đưa nền kinh tế - xã hội Hàn Quốc bước vào giai đoạn phát triển. Cũng trong giai đoạn này, Tổng thống Roh đã mở rộng chính sách ngoại giao thượng đỉnh và chính sách ngoại giao phương Bắc. Với chính sách ngoại giao này, Chính phủ Roh đã đặt quan hệ với nhiều nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Liên xơ, Trung Quốc và Việt Nam [40].

Sự chuyển đổi trong chính sách đối ngoại được thể hiện trong “Tuyên ngôn 7.7” của Hàn Quốc được cơng bố vào năm 1988 trong đó thể hiện gạt bỏ quan hệ thù địch với Triều Tiên, bình thường hóa quan hệ với các quốc gia xã hội chủ nghĩa. “Tuyên ngơn 7.7” có cùng quan điểm như “Tun ngơn 6.23” năm 1973, thể hiện rõ việc hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc bất khả xâm phạm và cùng gia nhập Liên Hợp Quốc, mở cửa giao lưu với cả những quốc gia mặc dù có ý thức hệ và thể chế chính trị khác nhau nhưng khơng thù địch với Hàn Quốc. Chính sách phương Bắc theo “Tuyên ngôn 7.7” là chiến lược tiếp xúc và thiết lập quan hệ với các quốc gia xã hội chủ nghĩa, qua đó cải thiện quan hệ Triều Tiên và Hàn Quốc, hướng đến hịa bình và thống nhất bán đảo Triều Tiên. Chính sách phương Bắc do Kim Jong Hwi, người đứng đầu cơ quan an ninh ngoại giao dinh Tổng thống, và Park Cheol Eon, Cố vấn Chính sách cho Tổng thống, phụ trách chính trong việc triển khai [58, tr.12].

Bên cạnh đó, Chính phủ Roh cũng tập trung chú ý vào việc thúc đẩy đoàn kết quốc gia để có thể đăng cai Thế vận hội được tổ chức tại Seoul. Từ ngày 7 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 1988, Hàn Quốc đã đăng cai tổ chức thế vận hội mùa hè lớn nhất, sự kiện này khơng chỉ nâng cao uy tín, mà cịn tạo ra một hình ảnh mới của Hàn Quốc trên trường quốc tế. Việc Hàn Quốc đăng cai Thế vận hội lần thứ 24 tại Seoul tháng 9 năm 1988 có thể xem là cơ hội quảng bá hình ảnh Hàn Quốc với thế giới [58, tr.15]. Về phía Việt Nam, sự kiện Việt Nam cử đoàn vận động viên tham dự Thế vận hội Seoul đã mở ra cơ hội giao lưu hai nước. Mặc dù còn nhiều

tranh cãi trong nước, việc đăng cai Thế vận hội Seoul đã có tác dụng lớn trong việc quảng bá hình ảnh Hàn Quốc gia thế giới bên ngồi và có tác dụng như một lực đẩy cho “chính sách phương Bắc”. Vị thế kinh tế của Hàn Quốc cũng có ảnh hưởng lớn trong giao lưu với các nước trên thế giới. Hàn Quốc đã vươn lên thành một quốc gia phát triển mức trung bình khiến cả thế giới phải chú ý. Nhiều nước đang phát triển lấy Hàn Quốc làm mơ hình phát triển kinh tế. Vào thời kỳ Việt Nam cơng bố chính sách “Đổi mới” (Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI tháng 12 năm 1986), Việt Nam đã chú trọng đến kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước cơng nghiệp mới xung quanh, trong đó có Hàn Quốc. Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 4 năm 1986, Chủ tịch Hội đồng nhà nước Trường Chinh đã đánh giá cao Hàn Quốc, dù khơng có nhiều nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài nhưng đã trở thành một nước công nghiệp phát triển. Việt Nam đã nghiên cứu khá sớm về mơ hình kinh tế Hàn Quốc. Năm 1988, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương xuất bản tập sách Kinh tế Nam Triều Tiên làm tài liệu tham khảo nội bộ. Thời điểm đó, Viện này là cơ quan nghiên cứu quốc sách dưới sự chỉ đạo của Nhà nước và Đảng cộng sản Việt Nam nhằm tìm kiếm mơ hình phát triển kinh tế và đã chú ý đến mơ hình cơng nghiệp hóa và phong trào làng mới Sae mauel Undong của Hàn Quốc [58, tr.17].

Có thể thấy, một trong những hướng mới trong chính sách ngoại giao của Hàn Quốc trong thời kỳ ngay sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc là đa dạng hóa quan hệ. “Chính sách Phương Bắc (Nordpolitik)” được Chính phủ Roh Tae Woo (1988- 1993) đề ra với chủ trương “đi đường vòng” bằng cách cải thiện quan hệ với các nước bạn bè Bắc Hàn. Việc theo đuổi mạnh mẽ quan hệ ngoại giao với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên của Hàn Quốc góp phần tăng cường quan hệ của nước này với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây - những quan hệ này đã bị suy yếu do những khác biệt về tư tưởng và ý thức hệ. Hàn Quốc lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (30/09/1990), với Trung Quốc (24/08/1992), với Việt Nam (22/12/1992) và một số nước xã hội chủ nghĩa khác, để từng bước tạo lập mối

quan hệ mới với Bắc Hàn nhằm tìm kiếm một con đường thống nhất trong hồ bình, với một tiến trình bình thường hố được tiến hành theo một trình tự ngắn hơn, và do đó làm cho quan hệ đối ngoại của Hàn Quốc thực sự mang tính tồn cầu.

Về chính sách ngoại giao kinh tế, trong hợp tác kinh tế và thương mại, từ những thập niên 80 trở về trước, Hàn Quốc có quan hệ thương mại và đầu tư chủ yếu với Mỹ, Nhật Bản và một số nước Tây Âu. Tuy nhiên, kể từ 1989, lượng xuất khẩu vào thị trường truyền thống này giảm đáng kể do Hàn Quốc khơng cịn nằm trong danh sách các nước được hưởng chế độ ưu đãi chính. Chính vì lý do này, Hàn Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại và chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam là một chính sách nối dài từ chính sách ngoại giao phương Bắc bằng chủ trương đi đường vòng của Hàn Quốc. Việc hai nước Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, trước hết là vì nỗ lực phát triển qua lại thông qua quan hệ hợp tác kinh tế là rất cấp bách. Việt Nam cần cải cách kinh tế, còn Hàn Quốc cần thị trường xuất khẩu hàng hóa, mở rộng và tiến hành đầu tư vào việc cùng khai thác tài nguyên thiên nhiên. Việc bình thường hóa quan hệ, thúc đẩy tăng cường hoạt động hợp tác là phù hợp với lợi ích kinh tế của hai nước, đồng thời cũng phù hợp với lợi ích chính trị của hai nước trong quan hệ quốc tế đa cực hóa thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh [58, tr.42].

Hàn Quốc đã thu được nhiều thành cơng với chính sách ngoại giao phương Bắc, từ chỗ phụ thuộc nhiều về kinh tế vào Mỹ và Nhật Bản chuyển sang quan hệ đa phương với các nước có chế độ chính trị khác nhau. Điều đó tạo điều kiện để Hàn Quốc gia nhập Liên Hợp Quốc và tăng cường vị thế của Hàn Quốc trên trường quốc tế. Tháng 9 năm 1991, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đồng thời gia nhập UN. Chính trong bối cảnh này, Hàn Quốc đã thúc đẩy quá trình thiết lập quan hệ chính thức với Việt Nam, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong quan hệ thương mại, đầu tư có lợi cho cả hai phía. Những thành tựu kể trên cho thấy sự thành công của chính sách ngoại giao Phương Bắc trong quan hệ quốc tế của Hàn Quốc.

Chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam trong quá trình triển khai “Chính sách ngoại giao phương Bắc” của Hàn Quốc được xem như là phương tiện để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, đồng thời là công cụ để hướng tới mục tiêu dài hạn về chính trị trên con đường tìm kiếm hịa bình thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.

Như vậy, thơng qua chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam đã góp phần bổ sung cơ cấu kinh tế và cơng nghệ giữa hai nước, do đó nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và những tác động tích cực về mặt xã hội cho cả hai phía.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách ngoại giao kinh tế của hàn quốc đối với việt nam từ năm 1992 đến nay (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)