1.1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ngoại giao kinh tế
1.1.2.4. Ngoại giao kinh tế ở các nước phát triển và đang phát triển
Ngoại giao kinh tế ở các nước phát triển
Các nước phát triển là các quốc gia tiên tiến về kinh tế, có nền kinh tế được đặc trưng bởi khu vực công nghiệp và dịch vụ lớn, mức thu nhập đầu người cao. Đối với các nước phát triển, lợi ích quốc gia và lợi ích kinh tế ln là mục tiêu tối thượng trong hoạch định chính sách đối ngoại. Tăng cường thực lực kinh tế, gia tăng ảnh hưởng với các quốc gia khác, khẳng định vị thế và vai trò trên trường quốc tế ln là cái đích vươn tới của những quốc gia này.
Trong q trình triển khai chính sách ngoại giao kinh tế, các nước phát triển ln có vai trò chủ đạo, dẫn dắt các sân chơi trong các vấn đề hợp tác và cạnh tranh trong các mối quan hệ kinh tế song phương hay ở các diễn đàn kinh tế khu vực, quốc tế. Chúng ta không thể phủ nhận sự chi phối của các quốc gia này bởi họ có thực lực và sức mạnh kinh tế.
Thông qua hoạt động ngoại giao kinh tế, để đạt được những lợi ích chiến lược của mình, các nước phát triển ln tìm cách tạo nên mơi trường chính trị và thể chế thuận lợi nhất nhằm dễ dàng đạt được mục tiêu của mình.
Đối với quan hệ song phương, ngoại giao kinh tế giúp các quốc gia phát triển tạo dựng mối quan hệ song phương phù hợp với lợi ích và an ninh kinh tế thơng qua các hiệp định, thỏa thuận kinh tế song phương và khu vực. Những thỏa thuận này là những cơ sở pháp lý để các hoạt động hợp tác kinh tế được tiến hành tốt đẹp dựa trên sự thống nhất, đồng thuận của các bên tham gia, phù hợp với luật pháp và thơng lệ quốc tế. Thí dụ như Hiệp định thương mại song phương Hàn Quốc - EU đã đem lại những lợi ích rất to lớn cho cả hai phía. Trong khi Hàn Quốc được ưu tiên tiếp cận khu vực kinh tế lớn nhất thế giới, tạo ra những phản hồi tích cực đối với thị trường chứng khoán, thu hút đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, thì EU cũng sẽ có được chỗ đứng chắc chắn trong khu vực Châu Á đang phát triển mạnh mẽ. Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tám của EU, ngược lại, khối 27 nền kinh tế thành viên là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Hàn Quốc. Các quan chức thương mại của Hàn Quốc và EU đều thể hiện cam kết tự do hóa thị trường để khắc phục những biến động không lường trước được của nền kinh tế toàn cầu [118]. Đây là một trong những ưu tiên chiến lược thương mại của Cao ủy châu Âu về Thương mại. Liên minh châu Âu muốn hoàn tất các cuộc đàm phán hiện tại để mở ra các cơ hội mới cho thương mại và đầu tư.
Bên cạnh đó, khơng thể phủ nhận vai trò ưu thế và chi phối của các nước lớn hơn trong mối quan hệ ở cấp độ song phương này. Những năm gần đây, các nước phát triển đã đẩy mạnh việc ký kết các hiệp định song phương với nhiều quốc gia khác nhau. Việc lựa chọn các đối tác ký kết cũng phản ảnh mối quan hệ tương tác qua lại giữa kinh tế với chính trị quốc tế: cạnh tranh kinh tế, tập hợp lực lượng, xác lập vai trò lãnh đạo trong quan hệ quốc tế. Chẳng hạn, Mỹ đã ưu tiên ký FTA với Australia vì nước này vừa là nước đứng đầu về xuất khẩu các sản phẩm nơng nghiệp, lại vừa là nước rất tích cực ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố và
cuộc chiến ở Irắc. Ký FTA với Australia tạo thêm thuận lợi cho Mỹ trong các cuộc đàm phán về nông nghiệp ở WTO và tăng cường hợp tác chống khủng bố, hỗ trợ cho an ninh của Mỹ. Bên cạnh đó việc chú trọng tới sự hợp tác với các cường quốc đang nổi như Trung Quốc và Ấn Độ trong khi vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đồng minh truyền thống cho thấy ảnh hưởng mà các nền kinh tế mới nổi trong thế giới ngày nay khơng thể bỏ qua. Do đó, tăng cường hợp tác với các nước này sẽ tạo thêm đối tác cho các nước phát triển và tạo điều kiện để các nước này tiếp tục theo đuổi những mục tiêu kinh tế, chính trị [148].
Trong quan hệ đa phương, ngoại giao kinh tế đóng vai trị quan trọng trong việc giúp các quốc gia này xác lập những qui tắc và luật chơi chung có lợi cho họ theo hướng thể chế hóa q trình cạnh tranh kinh tế tồn cầu. Những thí dụ trong thực tiễn có thể kể ra như: Hiệp ước chung về thuế quan và Mậu dịch (GATT) đã được chuyển hóa thành WTO nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới về tự do hoá thương mại và đầu tư của xu thế tồn cầu hố vào năm 1995; việc tham giao nhóm G8 (nhóm 7 quốc gia có nền cơng nghiệp hàng đầu của thế giới bao gồm Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Mỹ, Canađa); nhóm G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP (PPP)) và EU; hay việc tham gia vào các hoạt động của IMF, WB, …Vai trò và ảnh hưởng của các nước phát triển trong các tổ chức này rất lớn. Trong sân chơi kinh tế mới này, với thế mạnh về kinh tế - tài chính, Mỹ và một số nước phát triển khác đóng vai trị chủ đạo. Do vậy, trong khn khổ các tổ chức đó, Mỹ và các nước phương Tây ln thúc đẩy lĩnh vực mình có lợi ích và thế mạnh như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ thơng tin, tài chính.
Ngoại giao kinh tế ở các nước đang phát triển
Nước đang phát triển là quốc gia có mức sống cịn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) khơng cao. Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp. Bởi vậy, phát triển kinh tế, tăng cường thực lực quốc gia là nhu cầu cơ bản và cần
thiết đối với các quốc gia này. Hầu hết các nước đang phát triển đều mong muốn tăng cường hợp tác quốc tế nhất là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, hợp tác phát triển.
Đối với các nước đang phát triển, nội dung ngoại giao phục vụ kinh tế cũng hết sức đa dạng, từ những vấn đề vĩ mô đến các hoạt động tác nghiệp cụ thể. Ngoại giao kinh tế với các quốc gia phát triển luôn luôn là một thành phần quan trọng của ngoại giao tổng thể của quốc gia. Bên cạnh đó, các quốc gia đang phát triển cũng tăng cường đoàn kết và hợp tác với các quốc gia đang phát triển khác, góp phần xây dựng và tăng cường hơn nữa lịng tin chiến lược, thắt chặt tình hữu nghị, tạo ra một môi trường ngoại vi và quốc tế thuận lợi.
Thông qua hoạt động ngoại giao kinh tế, các nước đang phát triển ngày càng có nhiều cơ hội, tận dụng được các tri thức, kinh nghiệm và ứng công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới vào trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Bằng việc tham gia và trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế và khu vực, tham gia các diễn đàn song phương và đa phương, ký kết các hiệp định thương mại, các quốc gia này sẽ dần tạo dựng được vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành các mắt xích trong hệ thống kinh tế quốc tế.
Kinh nghiệm của Trung Quốc, trong những năm gần đây, cùng với việc tăng thêm sức mạnh kinh tế, mở rộng ảnh hưởng chính trị và sự gia tăng về mức độ mở cửa với thế giới bên ngoài, quan hệ kinh tế cũng đã bước vào một giai đoạn mới. Theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc là quốc gia sử dụng sức mạnh nhiều mặt khơng chỉ để có được những thỏa thuận thương mại tốt nhất, mà cịn để thúc đẩy chương trình nghị sự ngoại giao kinh tế, văn hóa trong chiến lược tồn cầu của mình. Chủ nghĩa thực dụng của Trung Quốc thể hiện nổi bật ở chính sách ngoại giao kinh tế, lấy lợi ích kinh tế thương mại làm trung tâm, là trục chính cho mọi mối quan hệ; chủ động giảm thiểu các xung đột, mâu thuẫn. Trung Quốc coi chính sách ngoại giao như một phương tiện quan trọng và hiệu quả để đạt được tối đa lợi ích thương mại. Theo đó, Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phương trên lĩnh vực
thương mại và đầu tư với các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản. Trung Quốc chú trọng quan hệ với Mỹ, coi đây là yếu tố chủ chốt trong việc thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn, đồng thời là yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc phát triển nhanh về kinh tế [136].
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đang phát triển. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” [62]. Thực hiện đường lối Đổi mới đất nước, trong hơn 30 năm qua, Việt Nam đã giành được những thành tựu vô cùng to lớn. Quan hệ đối ngoại không ngừng được củng cố và mở rộng. Trong lĩnh vực kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 7-8%/năm từ năm 1986, đến nay Việt Nam đã vươn lên gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Những thành tựu trên là kết quả của quá trình phấn đấu khơng ngừng của các cấp, các ngành và toàn thể dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có những đóng góp thiết thực của cơng tác ngoại giao kinh tế trong việc tạo môi trường quốc tế thuận lợi và khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngồi phục vụ cho q trình phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Trong giai đoạn 2008 - 2009, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu với những hệ lụy nghiêm trọng đã đe dọa sự phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia. Những diễn biến không thuận của kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các hoạt động kinh tế đối ngoại như thương mại, đầu tư, thu hút ODA, xuất khẩu lao động, du lịch… Trong bối cảnh này, ngành ngoại giao đã nỗ lực đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế nhằm chung sức với các cấp, các ngành tháo gỡ những khó khăn, thách thức đối với kinh tế đất nước. Ngoại giao kinh tế đã góp phần tạo lợi ích đan xen, làm sâu sắc quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác, đặc biệt các đối tác chiến lược và có tầm chiến lược; từng bước đưa quan hệ kinh tế nói riêng và quan hệ song phương nói chung với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Trên bình diện đa
phương, Việt Nam tham gia tích cực, chủ động với nhiều sáng kiến và đóng góp thực chất vào các nội dung hợp tác kinh tế trong khuôn khổ ASEAN, hợp tác tiểu vùng Mê Công, APEC, ASEM, Diễn đàn Kinh tế Thế giới… tham gia tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với thế mạnh đặc thù về mạng lưới các Cơ quan đại diện, ngành Ngoại giao Việt Nam đã chú trọng công tác nghiên cứu, thơng tin, tham mưu về tình hình, diễn biến, triển vọng kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế trong và sau khủng hoảng và những tác động đến Việt Nam. Ngành ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các ngành công thương, kế hoạch đầu tư và các ngành, cơ quan liên quan mở ra nhiều thị trường xuất khẩu cho đất nước, thu hút nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài khác phục vụ phát triển đất nước. Cơng tác vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là vận động các nước sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam đem lại nhiều kết quả thiết thực. Nhiều cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đã làm tốt chức năng phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, doanh nghiệp trong nước kịp thời xử lý các tranh chấp kinh tế quốc tế [61]. Trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay, Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh phải nâng tầm công tác ngoại giao kinh tế, lấy ngoại giao kinh tế làm tiêu chuẩn để đánh giá các cơ quan đại diện [183].