CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.5. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm triển khai hiệu quả chính
3.5.1. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Qua 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế tăng trưởng khá, chính trị ổn định, quốc phịng - an ninh được tăng cường, văn hóa - xã hội có bước phát triển mới; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Trong những năm tới, dự báo tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Khu vực CATBD, trong đó có khu vực Đông Nam Á đã trở thành một cộng đồng, là trung tâm phát triển năng động nhưng cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn. Trước tình hình mới, Đại hội XII của Đảng đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững mơi trường hịa bình và tạo điều thuận lợi để phát triển đất nước [44, tr.34-35]. Nghị quyết Đại hội XII đã chỉ rõ: “Đảng lãnh đạo thống nhất, Nhà nước quản lý tập trung đối với các hoạt động đối ngoại tạo nên diện mạo đa dạng với nội dung và hình thức phong phú của đối ngoại Việt Nam trong tình hình mới. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với
các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa ngoại chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phịng, an ninh” [44, tr.156]. Ngoại giao kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, là một trong 3 trụ cột của ngoại giao Việt Nam, bao gồm ngoại giao kinh tế, ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa. Ngoại giao kinh tế đóng góp vào việc phát triển đất nước, từ việc xây dựng quan hệ tốt với các nước, mở rộng hợp tác kinh tế đến hỗ trợ cho các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp đến các hoạt động kinh tế cụ thể.
Trong những năm vừa qua, cơng tác ngoại giao kinh tế đã góp phần tạo lợi ích đan xen, làm sâu sắc quan hệ giữa việt Nam với các đối tác, đặc biệt các đối tác chiến lược và có tầm chiến lược; từng bước đưa quan hệ kinh tế nói riêng và quan hệ song phương nói chung với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Trên bình diện đa phương, Việt Nam tham gia tích cực, chủ động với nhiều sáng kiến và đóng góp thực chất vào các nội dung hợp tác kinh tế trong khuôn khổ ASEAN, hợp tác tiểu vùng Mê Công, APEC, ASEM, Diễn đàn Kinh tế Thế giới v.v.
Tại Hội nghị Ngoại giao 30 được tổ chức vào tháng 8 năm 2018, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh: Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh, bất ngờ, đem lại những ảnh hưởng và hệ lụy chưa từng thấy, đường lối, chủ trương sáng suốt của Đảng, chính sách, pháp luật đúng đắn của Nhà nước, sự điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ đã giúp ngành đối ngoại nói chung, cơng tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển nói riêng đạt được những thành tích đáng kể, đóng góp thiết thực cho việc giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, tranh thủ các nguồn lực cho phát triển, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Trong giai đoạn tới, ngoại giao kinh tế phải bám thật sát những yêu cầu của từng ngành, vùng, sản phẩm có thế mạnh của đất nước, tìm ra lợi thế so sánh để chủ động phục vụ doanh nghiệp, người dân; tận dụng các hoạt động ngoại giao chính trị, các chuyến thăm cấp cao nhằm thúc đẩy các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế quan trọng; tranh thủ quan hệ tốt với các nước để tháo gỡ, khó khăn, trở ngại trong hợp tác kinh
tế; tận dụng và tiếp tục thúc đẩy các hiệp định tự do thương mại; linh hoạt, sáng tạo xử lý các thách thức và tận dụng các cơ hội từ các cơ chế hợp tác tiểu vùng [87].
Hiệu quả của công tác ngoại giao kinh tế trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc được nhiều chuyên gia đánh giá là trường hợp điển hình thành cơng trong chính sách hai bên dành cho nhau. Để góp phần đạt được những mục tiêu và yêu cầu đặt ra đối ngành ngoại giao nói chung, trong đó có việc triển khai tối đa hiệu quả chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam, luận án đưa ra một số khuyến nghị sau đây:
Một là, đối với Đảng và Nhà nước, cần chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp
luật và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết; cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút tối đa các nhà đầu tư nước ngồi, trong đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định để các doanh nghiệp Hàn Quốc yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Hai là, đối với ngành ngoại giao, cần xây dựng một Chiến lược tổng thể về hội
nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2020-2030, trong đó cơng tác ngoại giao kinh tế cần được nâng lên tầm cao mới và ngoại giao kinh tế được xem là công cụ phát triển đất nước; tiếp tục củng cố và hoàn thiện cơ chế phối hợp triển khai công tác ngoại giao kinh tế, bao gồm xây dựng Đề án tổng thể về công tác ngoại giao kinh tế trong giai đoạn mới; triển khai hiệu quả Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2009; làm sâu sắc nội hàm kinh tế, thương mại trong hợp tác với đối tác chiến lược Hàn Quốc; tăng cường tạo dựng lợi ích kinh tế đan xen, góp phần tạo nền tảng làm sâu sắc quan hệ giữa hai bên; chú trọng cơng tác nghiên cứu, thơng tin, tham mưu về tình hình, diễn biến, triển vọng kinh tế thế giới, kinh nghiệm quốc tế; tích cực hỗ trợ hiệu quả và kịp thời thơng tin với vai trị ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế v.v.
Ba là, đối với các ban, bộ, ngành, cần tăng cường công tác phối hợp, hỗ trợ
các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại, tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; Phòng ngừa và xử lý các tranh chấp
thương mại; Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi trong đó có cộng đồng Việt Nam tại Hàn Quốc và hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam phát triển và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Bốn là, đối với đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao kinh tế, cần chú trọng
và có kế hoạch, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nâng cao nhận thức và trang bị những kỹ năng cần thiết, nhất là trình độ ngoại ngữ, kiến thức luật kinh tế quốc tế, kỹ năng thương lượng, đàm phán, vận động v.v.
Năm là, phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam thông qua việc tích cực
đóng góp cho các hợp tác trong khuôn khổ đa phương, khu vực, tiểu khu vực và tiểu vùng; phát huy vai trị vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế đối ngoại; vận động mạnh các đối tác sớm công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam.
3.5.2. Một số giải pháp cụ thể
Cùng với những biến đổi mạnh mẽ của kỷ nguyên công nghệ số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong tình hình mới, đồng thời nhằm giải quyết những khó khăn, tồn tại, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại giao kinh tế, có thể xem xét triển khai đồng bộ một số nhóm giải pháp tồn diện như sau:
3.5.2.1. Về kinh tế, thương mại, đầu tư
Kinh tế, thương mại và đầu tư vẫn luôn là lĩnh vực chủ yếu và chịu tác động trực tiếp nhất từ chính sách ngoại giao kinh tế. Nhóm giải pháp dự kiến đề xuất cụ thể như sau:
- Về thương mại: Dần khắc phục tình trạng nhập siêu trong quan hệ thương mại Việt Nam-Hàn Quốc: Về mặt khách quan, đây là hiện tượng nhập siêu tích cực, xuất phát từ việc các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam, nhập khẩu máy móc, linh, phụ kiện từ Hàn Quốc nhưng xuất khẩu thành phẩm sang nước thứ ba (Hàn Quốc thường xuyên là nước nhập siêu trong hợp tác thương mại song phương với Nhật Bản). Tuy nhiên, nếu hiện tượng này
kéo dài, trở thành ‘mãn tính’ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước. Các giải pháp có thể xem xét thúc đẩy là: khuyến khích doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu; thúc đẩy Hàn Quốc mở cửa thị trường cho hàng nơng-thủy sản Việt Nam; khuyến khích các nhà nhập khẩu Hàn Quốc nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào bán ở thị trường Hàn Quốc; ký kết văn bản hợp tác tồn diện trong lĩnh vực nơng nghiệp giữa hai nước.
- Về thu hút đầu tư: Một mặt, tiếp tục thu hút đầu tư FDI của Hàn Quốc vào các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh, mặt khác cũng cần khuyến khích Hàn Quốc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu. Có biện pháp dần hướng đầu tư công nghệ cao của Hàn Quốc vào những lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu lớn và quan trọng để thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) đến năm 2030 như nông nghiệp sạch, bền vững; tranh thủ tích cực hơn sự hỗ trợ của Hàn Quốc trong việc cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
Để tạo điều kiện thu hút FDI Hàn Quốc, Việt Nam cần sớm tháo gỡ, loại bỏ những khó khăn, rườm rà về thủ tục hành chính, sự mâu thuẫn, khơng nhất qn giữa Trung ương và địa phương v.v. theo đúng tinh thần "Chính phủ kiến tạo, phục vụ phát triển, hành động vì doanh nghiệp và người dân" [4]. Tranh thủ giai đoạn quan hệ Hàn Quốc - Trung Quốc đang khó khăn, phức tạp hiện nay để kéo các tập đoàn lớn của Hàn Quốc chuyển bớt đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam, đặc biệt là tập đoàn Lotte - đối tượng hiện đang chịu các lệnh trừng phạt kinh tế của Chính phủ Trung Quốc do cho Mỹ thuê đất để triển khai các hệ thống THAAD. Đồng thời tiếp tục đề nghị và tạo các điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Samsung mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam, biến Việt Nam thành "cứ điểm chiến lược lớn nhất toàn cầu” [9].
- Về hợp tác ODA: Một mặt, dần khắc phục tình trạng phía Việt Nam thiếu vốn đối ứng trong hợp tác phát triển dẫn đến chậm tiến độ, giảm hiệu quả của dự
án đầu tư của Hàn Quốc, chẳng hạn đối với dự án tuyến Metro Tân Sơn Nhất sử dụng nguồn vốn ODA viện trợ khơng hồn lại của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Kexim Bank). Đồng thời, mở rộng quy mô và nâng cấp độ các dự án ODA của Hàn Quốc tại Việt Nam nhưng phải tuân thủ khả năng cân đối vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định 132/2018/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn nay ưu đãi. Hai bên cùng phối hợp xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược ODA có trọng tâm, trọng điểm đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết Việt Nam đang phải đối mặt trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Về hợp tác du lịch: sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực còn nhiều hạn chế do điểm xuất phát thấp, thiếu kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của lực lượng lao động còn yếu, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cho du lịch còn yếu kém thiếu đồng bộ, chưa tạo được sự hấp dẫn cho khách du lịch. Do vậy, để khắc phục tình trạng hiện nay và vạch ra phương hướng phát triển trong thời gian tới, Việt Nam cần hợp tác với phía Hàn Quốc trong việc cử cán bộ sang đào tạo ngắn hạn tại Hàn Quốc về kinh nghiệm xúc tiến, phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; tiếp tục tổ chức đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách du lịch. Phối hợp với Hàn Quốc tổ chức họp Cơ quan Du lịch quốc gia hai nước tại Việt Nam hoặc Hàn Quốc để thảo luận khả năng hợp tác trong thời gian tới. Đồng thời, nhân dịp này tổ chức cho doanh nghiệp du lịch hai nước gặp gỡ, trao đổi cơ hội hợp tác, đầu tư.
- Về hợp tác lao động: Hiện nay hai bên đang tồn tại vấn đề lao động hết hạn hợp đồng ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp. Về dài hạn, để bảo đảm xuất khẩu lao động bền vững đi Hàn Quốc, Việt Nam cần có chế tài nghiêm khắc, ràng buộc lợi ích và cam kết của người lao động; có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức đối với người lao động trước khi phái cử đi Hàn Quốc; thực hiện nghiêm
ngặt các tiêu chí trong khâu tuyển chọn lao động cả về ngôn ngữ cũng như luật pháp, tập quán của Hàn Quốc v.v.
3.5.2.2. Về chính trị - ngoại giao và quốc phòng - an ninh
Chính sách ngoại giao kinh tế sẽ ln là nhân tố thúc đẩy, hỗ trợ tích cực cho quan hệ hợp tác về chính trị và quốc phịng - an ninh giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Vì vậy, có thể đề xuất một số giải pháp đối với từng vấn đề như sau:
- Về yếu tố lịch sử và ý thức hệ: Hai nước vẫn có sự khác biệt về thể chế, hệ tư tưởng và vẫn cịn có cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề q khứ do lịch sử để lại, như vấn đề về “Dự luật người có cơng” (2009) hay gần đây nhất là phát biểu của Tổng thống Moon Jae-in về lính Hàn Quốc tham gia chiến tranh Việt Nam. Đây là vấn đề rất phức tạp do liên quan đến hệ thống chính trị, xã hội, tâm tư tình cảm của người dân hai nước và rất dễ bị chính trị hóa. Để tránh lặp lại các sự việc tương tự, hai bên cần có sự phối hợp chặt chẽ, củng cố sự tin cậy chính trị giữa lãnh đạo và nhân dân. Qua những sự việc này, bài học kinh nghiệm được rút ra là trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến quá khứ, như vấn đề lính Hàn Quốc tham chiến tại Việt Nam, hai bên cần có tinh thần cầu thị, “hướng tới tương lai”, hiểu biết và thông cảm cho nhau. Hai bên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, giao lưu nhân dân, đặc biệt đối với thanh thiếu niên để các thế hệ tương lai hai nước hiểu rõ, có nhận thức đúng đắn và cách nhìn khách quan. Hai bên nên phối hợp tổ chức thường xuyên các diễn đàn, giao lưu học thuật, tạo điều kiện để giới học giả hai nước trao đổi, nghiên cứu, khuyến nghị đối với những vấn đề có tính nhạy cảm chính trị trước khi đưa ra những định hướng chính sách mới.
- Về quan hệ với Triều Tiên và quan hệ liên Triều: Hiện nay, bán đảo Triều Tiên vẫn chưa thống nhất, còn bị chia cắt với hai chế độ đối lập nhau. Trong quá khứ Triều Tiên đã từng phản ứng mạnh khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc năm 1992 và khi Việt Nam cho phép 468 người Triều Tiên đào tẩu được