CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.4.1. Kịch bả n1
Nếu từ nay đến năm 2025, nội bộ Hàn Quốc hay bán đảo Triều Tiên không xảy ra khủng hoảng lớn thì nhiều khả năng Việt Nam và Hàn Quốc sẽ đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2025 [3]. Đây là khả năng rất hiện thực, bởi Hàn Quốc cùng Indonesia được dự báo sẽ lọt vào Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, còn Việt Nam tiếp tục được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định ở mức trên 6%/năm trong những năm tới [89]. FTA Việt Nam - Hàn Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trao đổi thương mại giữa hai bên, đi liền đó là lượng FDI và du lịch ngày càng tăng.
Đặc biệt, theo Viện Nghiên cứu kinh tế Quốc tế Peterson, nếu 5 nền kinh tế Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan và Philippines tham gia Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) đang được đàm phán thì tổng lượng GDP gia tăng thêm của các thành viên sẽ đạt tới 500 tỷ USD, thậm chí
cịn cao hơn con số dự báo của TPP ban đầu gồm 12 thành viên có Mỹ là tăng 300 tỷ USD [151]. Nếu Hàn Quốc tham gia CPTPP và RCEP hoàn tất đàm phán, quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc sẽ thực sự cất cánh bởi được hỗ trợ ở cả kênh song phương và các cam kết đa phương. Bên cạnh đó, từ nay đến năm 2025, có nhiều mốc quan trọng về kinh tế và chính trị - ngoại giao sẽ góp phần tác động tích cực đối với việc triển khai chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam: Một là, từ năm 2018 là thời điểm Việt Nam hoàn thành thực hiện nhiều cam kết gia nhập WTO, nhiều hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ bị gỡ bỏ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế với một trong những đối tác hàng đầu là Hàn Quốc. Hai là, năm 2020 là năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN cũng như nhiều khả năng sẽ trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, do đó các nước, trong đó có Hàn Quốc, sẽ tranh thủ Việt Nam hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực.
Trong trường hợp này, dự báo chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 sẽ hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để thúc đẩy những dư địa phát triển, tạo thế cất cánh trong quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư cùng có lợi cho cả hai bên. Nếu kịch bản này trở thành hiện thực, dự báo đến năm 2022, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc sẽ nâng cấp lên thành “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” trong thế kỷ XXI.