2.2. Q trình phát triển chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối vớ
2.2.2. Chính sách hướng Nam của Hàn Quốc trong bối cảnh tồn cầu hóa (gia
đoạn 1993-2003) và chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam
Tồn cầu hóa là một tất yếu lịch sử, khách quan, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế văn hóa, xã hội trên tồn thế giới. Nó tạo ra những cơ hội phát triển và nhiều thách thức đối với tất cả các quốc gia. Trong một thế giới mà tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng thì khơng một quốc gia nào có thể phát triển được nếu khơng có mối liên hệ nào với bên ngồi. Các quốc gia, khu vực đều phải tham gia trào lưu tồn cầu hóa, tham gia q trình hội nhập ở các mức độ nhất định, nếu không muốn bị tụt hậu, bỏ rơi. Do ảnh hưởng của tồn cầu hóa, nền kinh tế thế giới đã và đang chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua mạng lưới cơng nghệ thơng tin. Tồn cầu hóa địi hỏi các quyết định kinh tế, dù được đưa ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều phải tính tới các yếu tố quốc tế. Nắm bắt được quy luật tất yếu đó, Hàn Quốc đã sớm tập trung nghiên cứu vấn đề tồn cầu hóa và nhận thấy rằng đó chính là một xu thế mà thế giới đang hướng tới. Người Hàn Quốc nhận thức rằng, trong xu thế phát triển của thế giới hiện nay, khơng thể khơng tính tới chính sách tồn cầu hóa; nếu tách rời nó thì trước sau sẽ bị cơ lập.
Khi nhiệm kỳ của Tổng thống Roh sắp kết thúc, vào tháng 12 năm 1992, trong cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức mang tính tự do và cơng bằng, Kim
Young Sam - vị Tổng thống dân sự đầu tiên sau 32 năm kể từ khi Hàn Quốc ban hành hiến pháp đã trúng cử, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử Hàn Quốc, mở đầu cho giai đoạn nắm quyền của tổng thống dân sự. Kim Young-sam trở thành Tổng thống thứ bảy của Hàn Quốc từ năm 1993 đến năm 1998 [40].
Chính sách tồn cầu hóa của Hàn Quốc đã được Tổng thống Kim Young Sam đề xướng và phác thảo từ những năm đầu của thập niên 90 với những nguyên tắc cơ bản đó là đảm bảo cho người dân có một mức sống tối thiểu; gắn liền phúc lợi với năng suất; nâng cao ý thức cộng đồng và giá trị gia đình; nâng cao hiệu lực của việc quản lý phúc lợi; tạo sự ổn định và an toàn xã hội. Vào ngày 17 tháng 11 năm 1994, sau khi tham gia Hội nghị cấp cao APEC, Kim Young-sam, đã cơng bố chính sách tồn cầu hóa với mục đích rõ ràng là biến đất nước thành một quốc gia có lợi thế [106].
Chính sách tồn cầu hóa được tiếp nối dưới thời Tổng thống Kim Dae Jung (từ 1998 đến 2003). Về chính sách ngoại giao, sau nhiệm kỳ 5 năm làm Tổng thống, Kim Dae jung đã tỏ ra xứng đáng nhà lãnh đạo của Nam Triều Tiên trong thời đại tồn cầu hóa. Hàn Quốc đã mở rộng quan hệ ngoại giao với thế giới, giao hảo và thân thiện với Nhật, hợp tác chặt chẽ với Mỹ, mở rộng cửa bang giao kinh tế, giao lưu văn hóa, đối tác kinh tế rộng khắp tồn cầu. Chính quyền Kim Dae Jung đã xây dựng nền dân chủ thật sự bền vững cho Nam Hàn, đẩy mạnh phát triển nền công nghệ, đẩy mạnh tiến trình thống nhất đất nước Triều Tiên, đưa Nam Hàn thành một cường quốc kinh tế, quân đội và văn hóa [189].
Để thực hiện chiến lược ''Tồn cầu hóa", Hàn Quốc đã triển khai chính sách "Hướng Nam'', phát triển mạnh mẽ các quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực CATBD, trong đó có Việt Nam. Đối với Hàn Quốc, Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam sẽ trở thành ''cầu nối'' kinh tế - văn hố giữa khu vực Đơng Á và Đông Nam Á, giữa Hàn Quốc với khu vực Đông Nam Á. Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992, chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam đã và đang được Hàn Quốc chú trọng và giành nhiều ưu tiên.
Một trong những chủ đề nổi bật trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc giai đoạn này là nhấn mạnh vào việc đạt được vị thế quốc gia tiên tiến (seonjinguk) trong các vấn đề quốc tế, như được nêu trong khẩu hiệu “Hàn Quốc toàn cầu” [121, tr.41]. Khi tham gia vào các diễn đàn về tồn cầu hóa, khái niệm quốc gia tiên tiến đã cung cấp cho Hàn Quốc một khuôn khổ diễn giải cho các cuộc thảo luận về bản sắc dân tộc và vị thế toàn cầu. Kinh nghiệm lịch sử từng là một đất nước lạc hậu (hujinguk) của Hàn Quốc trở thành động lực cho mục tiêu xây dựng một quốc gia tiên tiến (seonjinguk). Thực tiễn của khẩu hiệu “Hàn Quốc tồn cầu” khơng chỉ đơn thuần là một điểm xuất phát trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc mà còn là nền tảng quan trọng của việc xây dựng bản sắc dân tộc Hàn Quốc [116].
Bên ngồi, tồn cầu hóa đã mang lại những thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc. Các vấn đề kinh tế và liên quan tới kinh tế được quan tâm và trở nên quan trọng hơn. Mặc dù mối quan tâm về an ninh vẫn chiếm ưu thế trong xã hội Hàn Quốc, nhưng vấn đề lợi ích kinh tế địi hỏi Hàn Quốc cải thiện quan hệ với Trung Quốc và xác định lại vị trí chính trị của mình trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Tồn cầu hóa cũng đã giúp Hàn Quốc thúc đẩy lợi ích quốc gia, tạo điều kiện để Hàn Quốc tiếp cận với các quốc gia khác. Chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng phát triển quan hệ đối tác kinh tế mới với các nước đang phát triển nhằm mục đích đảm bảo năng lượng và tài nguyên thiên nhiên và mở rộng quyền lực mềm [158].
Đối với Hàn Quốc, tồn cầu hóa đã mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế của quốc gia. Tồn cầu hóa và chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc nói chung, trong đó có chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy và phát triển nền kinh tế của đất nước Hàn Quốc. Phương diện ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc tập trung vào những thách thức của tồn cầu hóa trong 3 lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế thế giới đó là thương mại, tài chính và hợp tác phát triển. Đối với thương mại, sự phù hợp giữa việc tăng cường hệ thống thương mại đa phương và sự hợp tác khu vực ln là vấn đề nổi
bật, trong khi đó đối với tài chính, việc cải tổ hệ thống tài chính quốc tế được xem là vấn đề cần thiết mà Hàn Quốc cần đưa ra thảo luận, điều chỉnh; đồng thời Hàn Quốc luôn xem hợp tác phát triển là xu thế tất yếu của mỗi quốc gia trong bối cảnh tồn cầu hóa. Như vậy, Hàn Quốc đã đề ra một chiến lược toàn diện cho sự phát triển bền vững trong bối cảnh tồn cầu hóa. Hàn Quốc vẫn từng bước hịa cùng với q trình này và đóng một vai trị tích cực trong việc hình thành trật tự kinh tế thế giới [43, tr.42-50].
Chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối với Việt Nam trong giai đoạn này được xem là một phương tiện quan trọng góp phần giúp Hàn Quốc đạt được vị thế quốc gia tiên tiến, gia tăng ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế. Về đầu tư trực tiếp và thương mại, Hàn Quốc đã có sự trao đổi mậu dịch với Việt Nam kể từ những năm 1980. Sau khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1988, các Doanh nghiệp Hàn Quốc cũng bắt đầu đầu tư vào Việt Nam. Song quan hệ thương mại giữa hai nước chỉ thực sự phát triển nhanh kể từ đầu những năm 1990, kể từ sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Về thứ hạng đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hàn Quốc giữ vị trí thứ 10 ngay sau khi có quan hệ với Việt Nam. Nhằm đẩy mạnh giao lưu thương mại và đầu tư giữa Hàn Quốc và Việt Nam, Hàn Quốc đã thành lập Cơ quan Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Hàn Quốc (KOTRA) tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1992 [131]. Năm 1993, Hàn Quốc đã vượt lên vị trí thứ ba sau Đài Loan, Hồng Kông và liên tục nằm trong nhóm quốc gia hay vùng lãnh thổ đi đầu [58, tr.91]. Đến năm 1994, Hàn Quốc tiếp tục thành lập Văn phòng KOTRA tại Hà Nội [132].
Việt Nam là một trong những nước được ưu tiên trong chính sách viện trợ phát triển của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã trở thành nhà tài trợ song phương lớn thứ hai tại Việt Nam (chỉ sau Nhật Bản). Hàn Quốc đã tuyên bố coi Việt Nam là nước trọng tâm và hình mẫu cung cấp ODA và chọn Việt Nam là một trong 26 nước “Đối tác chiến lược hợp tác ODA” [190]. Hàn Quốc thành lập Cơ quan hợp tác quốc tế (KOICA) vào năm 1991 dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Hàn
Quốc, để thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật và viện trợ khơng hồn lại của chính phủ Hàn Quốc đối với các nước đang phát triển [168]. Năm 1994, Văn phòng KOICA Việt Nam được thành lập, là 1 trong 28 văn phòng đại diện của KOICA trên 27 nước. Thơng qua Văn phịng KOICA Việt Nam, KOICA thường xuyên, liên tục cập nhật thông tin về những mong muốn, đề xuất của Việt Nam nhằm tối đa hóa hiệu quả của các chương trình hợp tác phát triển giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc. Kể từ khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, KOICA liên tục tăng mức viện trợ nhằm giúp Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội và Việt Nam luôn nằm trong top 4 nước nhận viện trợ khơng hồn lại lớn nhất của KOICA [172]. Với mong muốn thúc đẩy, và tối đa hóa hiệu quả của các chương trình hợp tác với Việt Nam, KOICA thực hiện các dự án dựa trên nhu cầu thực tế của Chính phủ Việt Nam. KOICA đã và đang chú trọng hợp tác với Việt Nam trên 5 lĩnh vực: Xây dựng năng lực và phát triển nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người dân khu vực miền trung; Phát triển khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa; Xây dựng thể chế, chú trọng vào những lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; Xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội. Các lĩnh vực ưu tiên kể trên được thực hiện thơng qua các hình thức tài trợ như sau: Tổ chức các khóa đào tạo tại Hàn Quốc cho cán bộ Việt Nam; Cử chuyên gia và tình nguyện viên tới làm việc tại các cơ quan của Việt Nam; Hợp tác nghiên cứu phát triển; Thực hiện các dự án hỗ trợ (xây dựng trường học, bệnh viện, hệ thống IT, cung cấp trang thiết bị…); Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam [85].
Có thể nhận thấy rằng, chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc trong bối cảnh tồn cầu hóa và những thành quả về mặt kinh tế trong quan hệ với Việt Nam đã tạo nên những bước chuyển biến căn bản về chất trong quan hệ giữa hai nước, đây là những tiền đề quan trọng để hai nước nâng cấp mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên thành "Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21" vào năm 2001. Thông qua