2.5. Một số đánh giá về chính sách ngoại giao kinh tế của Hàn Quốc đối vớ
2.5.1. Mặt thuận lợi
Trước hết, trong q trình triển khai, thực thi chính sách ngoại giao kinh tế,
Việt Nam và Hàn Quốc chia sẻ nhiều lợi ích trong nhiều lĩnh vực, lại khơng có bất kỳ mâu thuẫn lợi ích chiến lược nào.
Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, là nước cung cấp ODA lớn thứ hai và đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam. Do đó, mức độ tùy thuộc lẫn nhau về lợi ích kinh tế giữa hai nước là rất lớn. Nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc mang tính bổ sung cho nhau, chứ không cạnh tranh nhau bởi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và lợi thế so sánh của mỗi bên là khác nhau. Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng nguyên liệu máy móc, thiết bị điện tử, sắt thép, ơ tơ... trong khi Việt Nam chủ yếu xuất sang Hàn Quốc hàng dệt may, thủy hải sản, thành phẩm điện tử, điện thoại di động v.v.
Hơn nữa, khác với các đối tác lớn như Trung Quốc và Mỹ đều có những vấn đề mâu thuẫn lợi ích (tranh chấp lãnh thổ biển đảo) hay nhạy cảm về an ninh chế độ (diễn biến hịa bình), Hàn Quốc khơng có bất kỳ mâu thuẫn lợi ích chiến lược đáng kể nào với Việt Nam. Việc đẩy mạnh quan hệ của Việt Nam với Hàn Quốc cũng khơng gây khó khăn, nhạy cảm đối với nội bộ Việt Nam cũng như đối với các đối tác lớn của Việt Nam như Trung Quốc và Mỹ. Vì vậy, dư địa để phát triển hơn nữa quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc vẫn còn rất lớn.
Thứ hai, sự gần gũi, tương đồng về lịch sử, văn hóa là các nhân tố rất thuận lợi
trong q trình triển khai chính sách ngoại giao kinh tế, nhằm đưa quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục đi vào chiều sâu.
Việt Nam và Hàn Quốc đều có lịch sử dân tộc hào hùng, có ý chí kiên cường chống ngoại xâm, về mặt văn hóa - xã hội đều chịu ảnh hưởng mạnh bởi Nho giáo và Phật giáo. Lịch sử hai nước có sự gắn bó từ 900 năm qua, lại cùng chia sẻ sự đồng cảm về việc đất nước từng bị chia cắt. Ngày nay, ảnh hưởng của văn hóa, lối sống Hàn Quốc thể hiện qua phim ảnh, đồ mỹ phẩm, K-Pop... ngày càng thâm nhập sâu vào xã hội Việt Nam, có tác động lớn đối với giới trẻ, thanh niên. Hai nước có số lượng người tương đối lớn sống tại nước kia, giao lưu nhân dân và du lịch ngày càng phát triển [41]. Sự tương đồng và những mối giao lưu nhân văn này sẽ là nhân tố nền tảng giúp quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc phát triển bền vững, có sức đề kháng tốt với các yếu tố bất lợi từ bên ngoài, giúp lãnh đạo hai bên dễ dàng xử lý các khó khăn, phức tạp phát sinh trong quan hệ song phương. Đây chính là những cơ sở thuận lợi, tạo điều kiện, hỗ trợ tích cực trong q trình xây dựng, đàm phán và triển khai các chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với Việt Nam trên các cấp độ song phương và đa phương, trên diễn đàn khu vực và quốc tế.
Thứ ba, vai trò ngày càng gia tăng của Việt Nam trong ASEAN cũng là nhân
tố khiến Hàn Quốc có nhu cầu tranh thủ Việt Nam, nhất là trong việc góp phần xử lý vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Hiện nay, trong ASEAN, Việt Nam cùng Singapore và Indonesia được đánh giá là 3 nước có vai trị quan trọng và có ảnh hưởng mang tính dẫn dắt. ASEAN ngày càng được các nước lớn, kể cả Trung Quốc và Mỹ, tranh thủ và coi trọng. Sau hơn 2 năm hình thành Cộng đồng ASEAN (31/12/2015), vai trị và tiếng nói của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực có xu hướng tăng dần. Trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, ASEAN có sự đồng thuận gần như tuyệt đối, thậm chí cao hơn nhiều so với vấn đề Biển Đông. Một trong những cơ chế hợp tác an ninh khu vực rất quan trọng do ASEAN dẫn dắt là ARF lại có sự tham gia của cả Hàn Quốc và Triều Tiên. Vì vậy, việc Việt Nam đóng vai trị ngày càng quan trọng trong ASEAN cũng góp phần tơn giá trị chiến lược của Việt Nam trong chính sách của Hàn Quốc.
Thứ tư, sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến các nước lớn ngày càng coi trọng
Việt Nam, muốn Việt Nam mạnh lên để góp phần duy trì cân bằng chiến lược ở khu vực. Đây cũng là nhân tố khiến Hàn Quốc ngày càng coi trọng đầu tư mang tính chiến lược vào chính sách ngoại giao kinh tế trong kế hoạch dài hạn với Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh quan hệ Trung - Hàn khó khăn, căng thẳng do vấn đề THAAD (Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối/Terminal High Altitude Area Defense), Hàn Quốc càng quyết tâm hơn trong việc đẩy mạnh chiến lược "Trung Quốc +1", đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam nhằm vừa đa dạng hóa rủi ro, vừa tìm kiếm thêm nguồn lợi nhuận bởi nhiều lợi thế so sánh của Trung Quốc như giá nhân công rẻ đã tới hạn.
Thứ năm, lợi thế của thị trường Việt Nam: Những đặc điểm của thị trường
Việt Nam ln là những lợi thế mà Chính phủ cũng như nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc nhằm hướng tới trong triển khai chính sách ngoại giao kinh tế đối với Việt Nam.
Về dân số và lao động: Theo số liệu từ Tổng Cục thống kê, đến năm 2017, dân số Việt Nam là hơn 95 triệu người, trong đó, có khoảng 33 triệu người sống tại thành thị. Tính trên cả nước, dân số trong độ tuổi lao động (15 tuổi - 49 tuổi) đạt khoảng 42 triệu lao động [92]. Nhà đầu tư Hàn Quốc có thể khai thác tiềm năng dân số đông và trẻ của Việt Nam, khơng chỉ ở khía cạnh thị trường tiêu thụ, mà cịn ở khía cạnh nhân cơng.
Về tình hình kinh tế - chính trị: Việt Nam là một quốc gia có tình hình chính trị ổn định và hịa bình, là điểm đến an toàn cho những mục tiêu đầu tư nghiêm túc và lâu dài.
Về văn hóa tiêu dùng: Trong những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng bị ảnh hưởng từ văn hóa nước ngồi. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư nước ngồi, đây có thể xem là một cách tạo ảnh hưởng và tìm kiếm lợi nhuận, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ. Thị hiếu của giới trẻ Việt Nam đang chịu sự chi phối của hai nền văn hóa: văn hóa phương Tây và văn hóa Hàn Quốc.