CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.4.3. Kịch bả n3
Mặc dù tất cả các bên, kể cả Triều Tiên, đều hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của xung đột, chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, song nguy cơ tính tốn sai giữa các bên luôn tồn tại. Cùng với hậu thuẫn của Trung Quốc, với tham vọng và quyết tâm không thể thay đổi của Triều Tiên nhằm bảo vệ an ninh chế độ và nếu tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên diễn ra khơng thuận chiều. Trong khi đó, chính quyền Trump ở Mỹ có xu hướng hành xử thất thường, khó đốn. Đặc biệt, nếu Tổng thống Trump và/hoặc Chủ tịch Đảng Kim Jong Un gặp khó khăn nội bộ, rất có thể sẽ tìm kiếm thành tích đối ngoại bên ngồi để cố kết nội bộ, bảo vệ địa vị và quyền lực của cá nhân. Do đó, khả năng nổ ra xung đột trên bán đảo Triều Tiên là không thể loại trừ.
Trong kịch bản này, hậu quả trước tiên là trên 150.000 người Việt Nam sống ở Hàn Quốc sẽ ngay lập tức đối mặt với nguy cơ an ninh, an tồn. Đi liền với đó, giao thương giữa Việt Nam với Hàn Quốc và các đối tác thương mại lớn ở Đông Bắc Á
như Trung Quốc và Nhật Bản gần như sẽ ngưng trệ hoàn toàn. Nguồn cung các mặt hàng linh kiện từ Hàn Quốc, đặc biệt là đồ bán dẫn phục vụ cho các ngành công nghiệp chế xuất của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo Báo cáo công bố tháng 10/2017 của Moody's, xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chiếm tới 6% GDP và khoảng 20% sản phẩm trung gian của Việt Nam được nhập từ Hàn Quốc, do đó chắc chắn Việt Nam sẽ là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu xảy ra xung đột trên bán đảo Triều Tiên. Theo ước tính, cứ 10% sụt giảm của GDP Hàn Quốc sẽ kéo theo khoảng 0,7-1% sụt giảm GDP của Việt Nam [140].