Chương 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan về hệ thống bán lẻ tại Hà Nội
4.1.1. Khái quát về thực trạng hệ thống bán lẻ của Hà Nội từ 2010-2016
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, nhìn vào bảng 4.1, nhận thấy số lượng chợ truyền thống vẫn chiếm ưu thế trong hệ thống bán lẻ ở Hà Nội với tổng số 454 chợ vào năm 2016, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm. Tuy nhiên, số lượng siêu thị tại Hà Nội trong giai đoạn 2010 -2016 có xu hướng tăng mạnh. Hà Nội là thành phố có lượng siêu thị nhiều thứ 2 cả nước, chỉ sau TP. Hồ Chí Minh. Nhìn vào bảng 4.1, nhận thấy số lượng siêu thị ở Hà Nội tăng qua các năm, cụ thể năm 2010, cả Hà Nội có 74 siêu thị nhưng đến năm 2016, số lượng siêu thị đạt 124 siêu thị, tăng 50 siêu thị. Điều này chứng tỏ xu hướng phát triển mạnh mẽ của các siêu thị ở Hà Nội. Tuy nhiên, số lượng của các siêu thị tăng lên trong giai đoạn vừa qua chủ yếu là siêu thị hạng 2, cụ thể có 26 siêu thị hạng 1, 32 siêu thị hạng 2….Qui mô của các siêu thị chủ yếu là qui mơ nhỏ, tính bình qn trên cả nước diện tích đất của một siêu thị khoảng 6.000m2 và diện tích sàn kinh doanh khoảng trên 3.000m2. Bên cạnh đó, theo đánh giá của bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, mạng lưới các siêu thị chưa đủ về số lượng. Trên địa bàn Hà Nội có 14/30 quận, huyện, thị xã có các trung tâm thương mại và siêu thị và chủ yếu tập trung ở các quận nội thành như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Thành Xuân...Đây là những nơi tập trung đông dân cư, đường giao thông thuận tiện…
Mặc dù Hà Nội có số lượng siêu thị nhiều thứ 2 cả nước nhưng xét theo tỷ lệ dân cư của mỗi thành phố phân bổ bình quân trên mỗi siêu thị của Hà Nội lại khá cao. Theo tính tốn từ số liệu về tổng dân số và tổng số siêu thị tại Hà Nội của Tổng cục thống kê, năm 2014, tỷ lệ dân cư trên mỗi siêu thị là gần 70.000 người/ 1 siêu thị, năm 2015 là hơn
52.000 người/1 siêu thị và năm 2016 có khoảng 59.000 người/ siêu thị. Vì vậy, có thể nói, hiện nay tại Hà Nội, số lượng các siêu thị có sự gia tăng nhưng chưa đáp ứng đủ theo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, mật độ phân bố các siêu thị chưa đồng đều.
Bảng 4.1. Tổng số các mơ hình của hệ thống bán lẻ ở Hà Nội.
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Chợ các loại Cả nước 8.528 8.550 8.547 8.546 8.568 8.660 8.531 Hà Nội 411 411 414 418 426 425 454 Đà Nẵng 85 85 66 69 69 70 70 TP Hồ Chí Minh 255 247 243 243 240 240 240 2. Siêu thị Cả nước 571 638 659 724 762 799 869 Hà Nội 74 88 100 94 103 137 124 Đà Nẵng 23 29 34 39 39 53 64 TP Hồ Chí Minh 142 152 162 185 173 179 193
Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu của Tổng cục thống kê, 2016
4.1.2. Thực trạng về tổng mức bán lẻ và doanh thu bán lẻ của Hà Nội từ 2010 -2016 2010 -2016
Trong giai đoạn 2010 -2016, thị trường bán lẻ Hà Nội có tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo số liệu được công bố của Tổng cụ Thống kê, năm 2010 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt khoảng 55.817,7 tỷ đồng. Đến năm 2016, giá trị này đạt 307.745,4 tỷ đồng, gấp 5,5 lần so với năm 2010. Điều này cho thấy mức tăng trưởng mạnh và nhanh của thị trường bán lẻ ở Hà Nội.
Bảng 4.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tại Hà Nội giai đoạn 2009 -2016
Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 157.217,8 197.469,9 228.127,0 268.332,9 307.745,4 335.965,0 375.516,3 399.875,6 Tổng mức bán lẻ 55.817,7 67.987,9 133.312,0 157.217,8 197.469,9 228.127,0 268.332,9 307.745,4 Tỷ trọng bán lẻ (%) 35,5 34,4 58,4 58,6 64,1 67,9 71,5 81,9
Nhìn vào số liệu bảng 4.2, nhận thấy, tổng mức bán lẻ của Hà Nội tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2010, tổng mức bán lẻ đạt 55817,7 tỷ đồng (tỷ trọng 35,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ). Nhưng đến cùng kỳ năm 2016, tổng mực bán lẻ đạt 307745,4 tỷ đồng, tăng 551,34% so với năm 2015 (đạt tỷ trọng 81,9% trong tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng). Qua số liệu này có thể nhận thấy, doanh thu từ bán lẻ đang ngày càng tăng cao và có tỷ trọng lớn trong tổng mức doanh thu. Điều này chứng tỏ, hiệu quả đầu tư vào kinh doanh ngành bán lẻ là khá cao và có xu hướng chiếm ưu thế. Để có được doanh thu tăng trưởng mạnh như vậy là nhờ siêu thị nói chung (và các siêu thị kinh doanh tổng hợp nói riêng) có chiến lược chính sách phát triển phù hợp, khơng ngừng mở rộng thị trường. Bên cạnh đó là việc khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chính sách phục vụ, giá cả phù hợp, cải thiện chất lượng dịch vụ bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.
Tóm lại, khi thống kê một số thơng tin, số liệu về địa bàn nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy, quy mô và số lượng các siêu thị tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2010 - 2016. Bên cạnh đó, doanh thu từ bán lẻ cũng có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2009 -2016. Điều này cho thấy, thị trường bán lẻ cho các siêu thị tại Hà Nội đang ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.