Nguồn: Số liệu tính tốn từ phiếu điều tra
Phần lớn các ý kiến đều cho rằng bộ phận thu hồi nợ chịu ảnh hưởng lớn nhất từ thương vụ sáp nhập (24% và 26% các phiếu từ ngân hàng nhận sáp nhập và bị sáp nhập) bên cạnh khu vực quản lý nhân sự (tương ứng là 20% và 42%). Điều này phần nào phản ánh thực tế việc các ngân hàng tiến hành sáp nhập sẽ có ảnh hưởng đáng kể lên bộ phận liên quan đến tín dụng, cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng. Trong khi các bộ phận như giao dịch viên, kế tốn, nguồn vốn... khơng được đánh giá sẽ chịu tác động từ sự kiện tái cơ cấu của các bên.
Nhận định về thời gian có thể xử lý nợ xấu sau sáp nhập, phần lớn các ý kiến
đều cho rằng phải mất từ 1 đến 3 năm. Trong khi chỉ khoảng 2% tin tưởng có thể xử lý trong vịng 12 tháng. Nhất là từ phía ngân hàng bị sáp nhập, có tới 71% ý kiến nhận định khoảng thời gian có thể xử lý nợ xấu bàn giao từ ngân hàng bị sáp nhập hợp lý phải là từ 24 đến 36 tháng. Đây có thể là gợi ý cho thấy rằng, các khoản nợ khó địi của ngân hàng bị sáp nhập thực sự là những khoản rất khó xử lý, chứ không đơn thuần chỉ là nợ q hạn nhóm 2 đến nhóm 4, thậm chí rất có thể là nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5). Một vấn đề thú vị nữa ở đây là đối với câu trả lời từ phía ngân hàng nhận sáp nhập thì dự đốn chỉ cần 1-2 năm là có thể xử lý xong các khoản nợ xấu tiếp quản từ ngân hàng bị sáp nhập (50%) trong khi câu trả lời từ phía ngân hàng bị sáp nhập chỉ 10% tự tin với thời gian đó. Điều này phần nào cho thấy bản thân các ngân hàng nhận sáp nhập cũng khơng hình dung hết được mức độ nợ xấu và khó khăn để giải quyết vấn đề này. Do đó, việc tăng chi phí cho vấn đề xử lý sau sáp nhập là điều không tránh khỏi và khơng dự tính được khi lập kế hoạch tài chính.