Các thống kê này cho thấy rằng, sau khi hoàn tất các thủ tục sáp nhập, cán bộ, nhân viên kỳ vọng rằng trong khoảng 2 - 3 năm thì ngân hàng mới xử lý xong các khoản nợ xấu tiếp quản từ ngân hàng bị sáp nhập. Theo các nhân viên ngân hàng nhận sáp nhập, hầu nhu sau sáp nhập, trích lập dự phòng rủi ro đều tăng hoặc tăng rất mạnh
(Bảng 3.4). Và đó là một bằng chứng của việc tiếp quản nợ xấu từ phía ngân hàng bị sáp nhập khiến cho chi phí kinh doanh của ngân hàng nhận sáp nhập tăng lên cục bộ sau khi các thủ tục hoàn tất. Tuy nhiên thực tế cho thấy, thời gian để xử lý nợ xấu trên thực tế còn dài hơn nhiều bởi tính chất phức tạp của việc xử lý và bởi các ngân hàng bị sáp nhập luôn giấu diếm các khoản nợ xấu cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập; khi đó, con số nợ xấu lớn hơn nhiều lần những số liệu bàn giao qua sổ sách.
Môi truờng hoạt động kinh doanh cũng đuợc nhìn nhận là có cải thiện hơn, nhung chủ yếu là từ phía ngân hàng nhận sáp nhập; trong khi đa số nhân viên từ các ngân hàng bị sáp nhập đánh giá là môi truờng sẽ trở nên khó khăn hơn. Kết quả này khá tuơng xứng với những gì thuờng xuyên diễn ra tại các NHTM sau sáp nhập, và cho thấy những xung đột về môi truờng kinh doanh, về văn hóa kinh doanh có ảnh huởng lớn đến quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó cũng gợi ý rằng, để vuợt qua rào cản văn hóa, cần có những giải pháp nhất định để trấn an tâm lý nhân viên các ngân hàng bị sáp nhập để họ an tâm công tác, tránh tâm lý tự ti, căng thẳng giữa các bên trong quá trình hoạt động sau sáp nhập nhu sự quan tâm thăm hỏi của ban lãnh đạo ngân hàng nhận sáp nhập, thái độ của lãnh đạo/truởng đơn vị ngân hàng nhận sáp nhập, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các nhân viên ngân hàng bị sáp nhập, tổ chức giao luu, hoạt động xã hội cho toàn thể nhân viên, không phân biệt từ ngân hàng bị sáp nhập hay nhận sáp nhập... Quá trình cắt giảm nhân sự nên đuợc thực hiện một cách minh bạch và có lộ trình, tiêu chí rõ ràng để góp phần ổn định tâm lý các nhân viên ngân hàng tại các đơn vị.
Ngoài ra, việc tái cơ cấu sau sáp nhập được hoàn tất sớm sẽ có tác động tích cực lên cải thiện môi trường làm việc của ngân hàng (giả thuyết 6). Nếu môi truờng ổn định càng nhanh, duới 6 tháng chẳng hạn, thì nhân viên ngân hàng sẽ có cảm nhận tốt hơn về môi truờng làm việc. Tuơng tự, thu nhập sau sáp nhập tăng lên cũng có tác động tích cực tới đánh giá về môi truờng làm việc sau sáp nhập của các nhân viên.
Việc gia tăng mạng luới sau sáp nhập (điều rất dễ xảy ra) sẽ làm cho quá trình quản lý nợ xấu sau sáp nhập trở nên khó khăn hơn. Theo các nhân viên ngân hàng, khu vực liên quan đến quản lý nợ, quản lý rủi ro, thu hồi nợ là khu vực chịu ảnh huởng nhiều nhất từ các quyết định mua bán, sáp nhập. Vì vậy, các ngân hàng cũng cần chú
trọng nắm bắt tình hình khu vực này để có các chính sách tín dụng, thu hồi nợ, quản lý rủi ro tuơng ứng.
Để kiểm soát rủi ro tín dụng đuợc cải thiện, các ngân hàng nên có các cân nhắc về tăng lãi suất ngân hàng và tăng cuờng kiểm soát hoạt động cho vay (từ gợi ý trong giả thuyết 3). Những lo ngại trong giả thuyết 1 và 2 có thể đuợc giảm bớt bởi tăng cuờng quản lý rủi ro và kiểm soát tín dụng mới là yếu tố đáng chú ý, ảnh huởng nhiều hơn cả tới hoạt động quản lý nợ xấu sau sáp nhập.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU SÁP NHẬP