THƯƠNG MẠI
2.3.1. Ket quả đạt được
Thứ nhất, các ngân hàng sau sáp nhập đã dần xây dựng được quy trình QTTC một cách rõ ràng. Sau khi sáp nhập các ngân hàng đã tích cực, chủ động trong việc xây dựng phương án cơ cấu lại ngân hàng một cách toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị và tìm mọi cách khắc phục các sai phạm dưới sự giám sát của NHNN. Đặc biệt các ngân hàng đã quan tâm đến việc xây dựng quy trình QTTC, trong đó đã chỉ ra và tuân thủ triệt để các khâu lập dự báo tài chính, lập kế hoạch tài chính, quản trị các khoản phải thu (quản trị danh mục cho vay) tại các NHTM, thực hiện phân tích tài chính ngân hàng theo bộ chỉ số CAMEL và tuân thủ các quy định hướng dẫn của NHNN.
Thứ hai, tăng cường năng lực tài chính đối với các ngân hàng sau sáp nhập. Năng lực tài chính của các ngân hàng sau sáp nhập đã từng bước được lành mạnh hoá thông qua việc tăng tổng giá trị tài sản và vốn điều lệ tại ngân hàng. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng các NHTM vẫn nỗ lực cải thiện năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ để tạo điều kiện mở rộng hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao khả năng đối phó với các rủi ro trong hoạt động. Quá trình sáp nhập đã làm thay đổi toàn bộ giá trị tổng tài sản, cơ cấu vốn của các NHTM so với trước khi tiến hành sáp nhập. về quy mô, số liệu từ các báo cáo tài chính của 04 NHTM cho thấy các ngân hàng đều có sự gia tăng rõ rệt về tổng tài sản.
Thứ ba, các NHTM sau sáp nhập về cơ bản đã kiểm soát được tỉ lệ nợ xấu. Tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng đã giảm đáng kể, được kiểm soát ở mức dưới 3%, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn giảm xuống mức rất thấp. Tỉ trọng nợ đủ tiêu chuẩn tăng lên ở mức cao trên 90% như trường hợp của SCB sau sáp nhập25. Không chỉ có tỉ lệ nợ xấu, mà tỉ lệ nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) trong tổng dư nợ cũng giảm đi rõ rệt. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của các ngân hàng sau kết hợp đã được cải thiện. Có được điều này là do phần lớn các khoản nợ xấu của ngân hàng được VAMC mua lại dưới hình thức bán trái phiếu cho các ngân hàng này. Mặc dù việc bán nợ xấu cho
25SCB năm 2013 giảm 99,9% so với 2012; năm 2014 giảm 99,09% so với năm
VAMC giải quyết được thanh khoản nhưng thực chất nợ xấu chưa được giải quyết triệt để26. Tuy nhiên, Ngân hàng không còn ghi lãi dự thu mà chuyển qua theo dõi ở tài khoản ngoại bảng27, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro trên dự nợ trái phiếu đặc biệt. Điều này dẫn đến giảm lợi nhuận nhưng đã phản ánh đúng hơn kết quả kinh doanh của NHTM sau sáp nhập. Bên cạnh đó, một mặt các NHTM yếu kém cũng được NHNN tái cấp vốn để đảm bảo thanh khoản, mặt khác các ngân hàng đã tự xử lý các khoản nợ xấu theo định hướng của NHNN, đặc biệt là đối với các khoản vay bất động sản.
Thứ tư, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của các ngân hàng sau sáp nhập đều đã tăng lên và đáp ứng được tiêu chuẩn của NHNN. Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng sau sáp nhập đều tăng lên ở mức trên 9%, đảm bảo duy trì cao hơn mức quy định28. Điều này có được là do các thương vụ sáp nhập ngân hàng thời gian qua đều có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng thông qua cho sáp nhập giữa một ngân hàng yếu kém với một ngân hàng đang hoạt động tốt; Hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng yếu kém, đồng thời tiếp tục hỗ trợ các tổ chức này khi tiến hành sáp nhập,.. .nhằm đảm bảo để các ngân hàng sau hợp nhất không bị phá sản và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
Thứ năm, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sau sáp nhập được cải thiện. Điều này có được là do tận dụng được lợi thế của các ngân hàng trước sáp nhập vì mỗi ngân hàng có những đặc thù kinh doanh riêng phù hợp với tiềm năng của mỗi ngân hàng đó. Vì vậy, khi kết hợp các ngân hàng lại với nhau sẽ giúp ngân hàng mới có thể tận dụng được những lợi thế riêng của từng ngân hàng để khai thác và bổ sung cho nhau, như tăng được lượng khách hàng, tăng số lượng chi nhánh dẫn đến tăng quy mô của NHTM sau sáp nhập. Điều này cũng giúp các ngân hàng trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí mở rộng phạm vi kinh doanh. Như vậy hiệu quả chung của ngân hàng sau sáp nhập sẽ cao hơn rất nhiều so với hiệu quả của hai ngân hàng đơn lẻ cộng lại.
Thứ sáu, chiến lược kinh doanh của các ngân hàng cũng có nhiều thay đổi sau sáp nhập hướng đến đa dạng hóa sản phẩm nhằm mục tiêu giảm thiểu rủi ro ngân hàng
26 Biện pháp xử lý nợ xấu qua VAMC: Theo quy định của NHNN thì VAMC có trách nhiệm phải mua lại
và xử
lý các khoản nợ xấu của ngân hàng theo lộ trình của NHNN thông qua việc phát hành trái phiếu đặc biệt. Tuy
nhiên, việc bán nợ cho VAMC của các ngân hàng trên thực tế hiện nay mới chỉ là xử lý “kỹ thuật” để làm sạch
bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Chính vì vậy, mặc dù đã bán nợ xấu cho VAMC nhưng các ngân hàng
vẫn phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ cũng như vẫn phải chịu trách nhiệm chính với các khoản nợ
đã bán
và nếu hết thời hạn trái phiếu đặc biệt (5 năm) mà VAMC chưa xử lý được thì NHTM phải nhận lại khoản
27Lãi dự thu phát sinh từ các khoản cho vay phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5 theo Quyết định 493/2005/QĐ-
28 SCB năm 2014 là 9,39%, năm 2013 là 9,95% và năm 2012 là 9,35%. Đối với SHB con số này còn duy trì ở
và đa dạng hoá các nguồn thu. Cụ thể là các ngân hàng đã giảm tỉ trọng cho vay đối với bất động sản, thay vào đó là xây dựng chiến luợc ngân hàng bán lẻ, đầu tu phát triển các dịch vụ ngân hàng khác nhằm đa dạng hoá các nguồn thu.
Thứ bảy, các ngân hàng sau sáp nhập buớc đầu đã xây dựng đuợc mô hình quản trị rủi ro phù hợp theo huớng chặt chẽ, hiện đại và an toàn cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ tám, vấn đề cấu trúc sở hữu chéo về cơ bản đã đuợc xử lý. Ba NHTMCP gồm SCB, TNB và FCB đến giữa năm 2011 đều do một nhóm nhà đầu tu và công ty liên kết nắm quyền kiểm soát hoàn toàn ba ngân hàng này, mặc dù trên danh nghĩa hầu nhu không có ai chính thức xuất hiện là cổ đông lớn sở hữu trên 5% tổng giá trị cổ phần. Vì vậy, khi NHNN ban hành Quyết định số 2716/QĐ-NHNN hợp nhất ba ngân hàng này đã giải quyết đuợc vấn đề về cấu trúc sở hữu chéo giữa các ngân hàng.
2.3.2. Hạn chế
Thứ nhất, công tác lập dự báo và lập kế hoạch tài chính sau sáp nhập. Mặc dù đã chuẩn bị chu đáo, đã lập kế hoạch tài chính cụ thể tuy nhiên NHTM sau sáp nhập vẫn không thể luợng hóa đuợc hết tất cả những yếu tố phát sinh, đặc biệt là những yếu tố từ phía ngân hàng mục tiêu do không đánh giá đuợc hết thực trạng, mức độ yếu kém của ngân hàng này (ví dụ: giá trị tài sản không lớn, do nhiều khoản dự phòng đuợc trích lập toàn bộ, các khoản nợ xấu lớn, chất luợng sản phẩm và quản trị doanh nghiệp yếu kém, tinh thần, thái độ của đội ngũ lãnh đạo, nguời lao động trong ngân hàng bị sáp nhập chua đuợc tốt, chua đặt niềm tin vào ngân hàng sau sáp nhập, nguời lao động xin nghỉ việc,...). Do đó, dẫn đến sau sáp nhập, phần lớn các kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể bị điều chỉnh.
Thứ hai, Quản trị các khoản phải thu Ngân hàng sau sáp nhập chua đạt đuợc nhu kỳ vọng. Đối với việc phân loại nợ và trích lập dự phòng: các NHTM sau sáp nhập chủ yếu vẫn thực hiện theo phuơng pháp định luợng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo thông tu 02/2013/TT-NHNN và thông tu 09/2014/TT-NHNN. Tuy nhiên, với việc sử dụng phuơng pháp định luợng trong phân loại nợ dẫn đến chua đánh giá đúng tỉ lệ nợ xấu tại các NHTM sau sáp nhập. Mặt khác, với các khoản nợ xấu của các ngân hàng yếu kém truớc đây đã đuợc bán cho VAMC, các ngân hàng sẽ không tính trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng sau sáp nhập, từ đó làm giảm tỉ lệ nợ xấu của các NHTM nhung thực tế các khoản nợ này vẫn chua đuợc giải quyết. Nói cách khác, tỉ lệ nợ xấu của các NHTM sau sáp nhập giảm phần lớn là do xử lý về mặt ‘kỹ thuật”.
Thứ ba, hiệu quả tài chính của các NHTM sau sáp nhập chua thể có sự chuyển biến tích cực ngay trong những năm đầu sau sáp nhập. Sau khi sáp nhập, cùng với sự giám sát của NHNN, các ngân hàng đã chủ động trong việc xây dựng phuơng án cơ cấu lại ngân hàng một cách toàn diện về tài chính, quản trị ngân hàng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả tài chính sau sáp nhập của các NHTM sau sáp nhập cho thấy vẫn cần phải có một lộ trình dài hơn để giải quyết đuợc tất cả những vấn đề tồn tại sau sáp nhập, đặc biệt là xử lý nợ xấu.
Thứ tư, mức độ an toàn vốn của các ngân hàng sau sáp nhập mặc dù vẫn đảm bảo trên tỷ lệ tối thiểu là 9% theo quy định của NHNN, tuy nhiên hệ số này ở cả ba ngân hàng đang có xu huớng ngày càng giảm đi, tiềm ẩn rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân của hiện tuợng này là do sáp nhập giữa một bên là các ngân hàng yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu cao (nhu truờng hợp của Habubank sáp nhập vào SHB) hoặc tất cả các bên đều là ngân hàng yếu kém. Chính vì vậy, ngân hàng sau sáp nhập phải kế thừa toàn bộ nghĩa vụ và trách nhiệm của các ngân hàng này dẫn đến ngoài việc gia tăng một phần vốn cấp 1 và cấp 2 đồng thời cũng phải gánh một khối luợng lớn các tài sản có rủi ro. Phần tăng thêm của tổng tài sản có rủi ro lại lớn hơn phần tăng thêm của tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2, từ đó làm giảm hệ số CAR của các ngân hàng sau khi sáp nhập. Bên cạnh đó, các khoản nợ xấu của ngân hàng truớc khi sáp nhập về cơ bản đã đuợc bán cho VAMC duới hình thức mua lại trái phiếu đặc biệt của VAMC nhung vẫn phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ cũng nhu vẫn phải chịu trách nhiệm chính với các khoản nợ đó. Vì vậy, chi phí trích lập dự phòng của các ngân hàng tăng lên và vốn tự có của các ngân hàng bị ảnh huởng đáng kể. Phân tích trên cho thấy mặc dù hệ số CAR của nhóm NHTMCP cao hơn mức quy định của NHNN nhung không đồng nghĩa với việc khả năng chống chịu rủi ro của các ngân hàng đuợc bảo đảm.
Thứ năm, thu nhập chua có sự cải cách mạnh mẽ theo huớng đa dạng hoá các nguồn thu. Trong các nguồn thu của ngân hàng, nguồn thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu nhập chính khi thu nhập lãi thuần chiếm khoảng 75% thu nhập hoạt động của ngân hàng. Điều này cho thấy tiến trình đa dạng hoá các hoạt động trong ngân hàng diễn ra còn chậm và ở mức thấp. Hệ số NIM của các ngân hàng thấp cho thấy các ngân hàng vẫn tập trung nhiều đến sản phẩm truyền thống đó là đi vay và cho vay, còn các sản phẩm khác chua quan tâm phát triển, dẫn đến hoạt động này làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tuơng quan cao giữa ROE và NIM của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu cho thấy nguồn thu nhập từ lãi thuần vẫn giữ vai trò quan trọng đối với các ngân hàng này.
Thứ sáu, chi phí của các ngân hàng sau sáp nhập tăng cao, nhiều chi phí phát sinh nằm ngoài kế hoạch của ngân hàng, trong đó tập trung chủ yếu vào chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng (mức trích lập thường được các ngân hàng sử dụng 40-50% lợi nhuận) và chi phí hoạt động (cho giai đoạn đầu sáp nhập). Điều này phản ánh đúng thực trạng chất lượng nợ của ngân hàng bị sáp nhập, do đó ngân hàng sau sáp nhập sẽ phải chuẩn bị một nguồn lực để xử lý nợ xấu.
Thứ bảy, tăng vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại gặp khó khăn sau sáp nhập. Mặc dù năng lực tài chính của các ngân hàng đã được cải thiện thông qua các chỉ tiêu như tổng tài sản, tổng nguồn vốn có sự tăng lên đáng kể kể từ sau sáp nhập. Tuy nhiên, quá trình nâng cao năng lực tài chính của các NHTM sau sáp nhập thông qua tăng vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại gặp nhiều khó khăn. Cho đến cuối năm 2014, chưa có ngân hàng nào thành công trong việc thu hút cổ đông chiến lược cả trong và ngoài nước do thực trạng tài chính còn nhiều yếu kém. Với khả năng tăng vốn điều lệ hạn chế (do thực trạng vốn ảo trong vốn điều lệ khi hai ngân hàng sáp nhập: mặc dù vốn điều lệ từ sáp nhập cộng ngang tăng nhưng thực tế lượng tiền mặt sau sáp nhập lại tăng không đáng kể, thậm chí còn giảm. Ví dụ tỷ trọng tiền mặt, vàng bạc, đá quý của SHB giảm 0,18%, SCB giảm 60,75% trong năm đầu tiên sau sáp nhập. Vì vậy, ngân hàng sau sáp nhập phấn đấu để giải quyết được tình hình vốn ảo trong vốn điều lệ đã là rất tốt mà chưa cần phải quan tâm đến tăng lợi nhuận). Bên cạnh đó, việc tăng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tăng lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ nhưng lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng sau sáp nhập vẫn ở mức thấp, dẫn đến hạn chế khả năng tăng trưởng vốn chủ sở hữu cũng như khả năng hấp thụ lỗ của tấm đệm vốn, điều này gây ảnh hưởng tới an toàn vốn của các ngân hàng sau sáp nhập.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, những khó khăn không lường trước được của ngân hàng trước khi tiến hành sáp nhập. Đối với ngân hàng nhận sáp nhập mặc dù đã có những chuẩn bị, những đánh giá nhất định và xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể đối với việc hợp nhất, sáp nhập ngân hàng. Tuy nhiên, bản thân các ngân hàng này cũng không thể nhận định hết được những khó khăn, yếu kém của ngân hàng bị sáp nhập, đặc biệt về thực chất chất lượng tín dụng. Bởi những khó khăn yếu kém của ngân bị sáp nhập không chỉ tồn tại ở các vấn đề về tài chính mà còn tồn tại cả các vấn đề khác như vấn đề về lao động, về công nghệ và về quản trị ngân hàng sau sáp nhập. Bên cạnh đó, với yêu cầu sáp nhập nguyên trạng các ngân hàng dẫn đến ngân hàng nhận sáp nhập không có sự lựa chọn từ chối các khoản mang lại rủi ro, gây khó khăn cho ngân hàng sau sáp nhập. Thông tin lõi về ngân hàng bị sáp nhập không được cung cấp cụ thể cho ngân hàng nhận sáp nhập. Các thông tin từ các báo cáo tài chính của ngân hàng bị sáp nhập, các báo cáo chuyên môn của NHNN không đủ để đánh giá hết đặc thù, điểm yếu của ngân hàng bị
sáp nhập. Thiếu trung tâm quản lý, khai thác và cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về NHTM từ khi thành lập trong khi đây là một điều kiện quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công của các thuơng vụ sáp nhập cũng nhu giúp cho ngân hàng sau sáp nhập chủ động hơn trong việc dự báo và xây dựng kế hoạch tài chính.
Hai là, vấn đề về minh bạch tài chính đối với ngân hàng bị sáp nhập. Một số hành vi không minh bạch về tài chính của ngân hàng mục tiêu chỉ đuợc phát hiện sau khi sáp nhập29 dẫn đến việc ngân hàng nhận sáp nhập không luờng truớc đuợc rủi ro này. Giá trị thực tế của tài sản sau sáp nhập có sự chênh lệch lớn so với giá trị ghi sổ của tài sản trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc lập kế hoạch tài chính và trong công tác quản trị các khoản phải thu của