2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀICHÍNH CÁCNGÂN HÀNG THƯƠNG
2.2.2. Lập kế hoạch tàichính
Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn các phuơng thức để đạt đuợc các mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính đuợc hiểu là bản tổng hợp dự kiến truớc nhu cầu tài chính cho hoạt động của một NHTM trong tuơng lai dựa trên kết quả dự báo đuợc lập truớc đó, nhằm trả lời câu hỏi “để đạt đuợc mục tiêu lợi nhuận, ngân hàng cần phải làm gì”. Theo đó, kế hoạch tài chính bao gồm 4 nội dung: (i) Dự kiến báo cáo kết quả kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận, (ii) Dự kiến nhu cầu tài chính thơng qua bảng cân đối kế toán, (iii) Dự kiến kế hoạch luu chuyển tiền tệ, và (iv) Lựa
chọn các biện pháp tổ chức, điều chỉnh, đảm bảo nguồn lực tài chính đuợc sử dụng hiệu quả. Để hình thành đuợc một kế hoạch tài chính, NHTM cần căn cứ vào kế hoạch doanh thu (tác động trực tiếp và là xuơng sống cho toàn bộ bản kế hoạch) trong các điều kiện khác nhau nhu tốt, trung bình và xấu; các hệ số tài chính và kết quả phân tích tài chính kỳ truớc; các chính sách tài chính chiến luợc của NHTM; các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nuớc đối với NHTM và các yếu tố khác thuộc môi truờng kinh doanh. Nhu vậy, kế hoạch tài chính là kết quả luợng hóa của các dự báo tài chính. Cụ thể về:
Kế hoạch nguồn vốn, NHTM cần cụ thể các chỉ tiêu tiền gửi của dân cu, tiền gửi của các tổ chức kinh tế - xã hội, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng, vốn ủy thác đầu tu, ... để từ đó đảm bảo nguồn vốn ổn định phục vụ hoạt động kinh doanh cũng nhu khả năng thanh toán, thanh khoản của ngân hàng. Bên cạnh đó, bản kế hoạch tài chính cần chỉ ra đuợc các biện pháp để: tìm đuợc nguồn vốn rẻ, tạo ra nguồn vốn ổn định và cơ cấu phù hợp, xây dựng quy mô và sự tăng truởng nguồn vốn ổn định, điều hành tốt nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Kế hoạch về tài sản và cơ cấu tài sản, trong đó ban quản trị tài chính cũng cần cụ thể từng chỉ tiêu ngân quỹ, tín dụng, đầu tu và các tài sản khác. Mục tiêu của việc lập kế hoạch tài sản là (i) đa dạng hóa các khoản mục, danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro, (ii) giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lời để đảm bảo ngân hàng hoạt động kinh doanh an tồn và có lãi. Theo đó, nhà quản trị tài chính trong ngân hàng có 3 phuơng pháp quản trị tài sản để đạt mục tiêu, bao gồm (i) quản trị quỹ tập trung, (ii) quản trị quỹ phân tán, và (iii) quản trị quỹ linh hoạt.
Đối với quản trị quỹ tập trung, mọi nguồn vốn của ngân hàng sẽ đuợc tập trung lại để phân bổ cho tài sản có bất kỳ; trong khi đó quản trị quỹ phân tán thì tài sản có đuợc phân thành các nhóm có đặc tính cơ bản và là căn cứ để phân bổ nguồn vốn huy động đuợc tuơng ứng. Quản trị quỹ linh hoạt là việc hoạch định truớc các danh mục tài sản có theo các điều kiện giá cả thị truờng dự kiến và thích hợp với mục tiêu của ngân hàng; dự kiến truớc các khoản bù đắp thích hợp giữa tài sản có và tài sản nợ theo các đặc tính khác nhau về thu nhập, rủi ro, khả năng thanh khoản, thời hạn và các đặc tính khác; tiến hành hàng loạt các nghiệp vụ mua bán, hoán đổi tài sản, hoán đổi lãi suất và các nghiệp vụ khác nhằm khóa chặt tài sản có tuơng th ch với các mục tiêu của ngân hàng đã đuợc hoạch định trong quá trình thực hiện các kế hoạch đầu tu vốn.
Việc lập kế hoạch tài chính nói chung và kế hoạch tài sản của ngân hàng nói riêng ln gắn liền với kế hoạch ứng phó rủi ro, mà đặc biệt là rủi ro tín dụng. Từ kết quả của cơng tác dự báo (nhận diện, phân t ch, đánh giá rủi ro), nhà quản trị sẽ lập kế
hoạch giảm thiểu rủi ro dựa trên cơ chế điều tiết nội bộ rủi ro của ngân hàng đuợc hình thành từ những phuơng pháp cơ bản nhu:
- Xây dựng những phuơng pháp phòng chống rủi ro từ xa đối với từng loại nghiệp vụ cụ thể;
- Xây dựng cơ chế giới hạn rủi ro thông qua các qui định giới hạn mức độ rủi ro cho phép cũng nhu đối với các nghiệp vụ ngân hàng;
- Đa dạng hố các hình thức kinh doanh;
- Phân bố rủi ro cho các đối tác thông qua các nghiệp vụ ngân hàng; - Tự bảo hiểm bằng việc trích lập dự phịng rủi ro.
Công tác giám sát và kiểm tra sau đó sẽ giúp ngân hàng tính tốn đuợc mức độ điều tiết thiệt hại cho ngân hàng; hiệu quả của việc điều tiết (tuơng quan giữa chi phí bỏ ra và giá trị thiệt hại có khả năng xảy ra); và đánh giá tổng hợp các loại rủi ro và đua ra các biện pháp điều tiết (Phí Trọng Hiển, 2005).
Kế hoạch tài chính đuợc lập cho mỗi thời điểm, giai đoạn khác nhau của ngân hàng. Ví dụ kế hoạch dài hạn, cho 3-5 năm hoặc lâu hơn, mang tính chiến luợc, gắn liền và thích ứng với chiến luợc chung của tồn ngân hàng. Tuơng tự, kế hoạch ngắn hạn thuờng cho 12 tháng, phục vụ hoạt động kinh doanh ngắn hạn và mang tính chiến thuật. Ngồi ra, truớc mỗi sự kiện lớn của ngân hàng (nhu cổ phần hóa, sáp nhập, ...), hay những thay đổi về mặt chính sách, tác động đột biến từ mơi truờng bên ngồi thì việc lập kế hoạch tài chính cũng cần triển khai hoặc điều chỉnh bản kế hoạch cũ cho phù hợp với những diễn biến mới trong hoạt động ngân hàng.
Về cách thức, lập kế hoạch tài chính có thể theo phuơng pháp từ duới lên (bottom-up) hoặc từ trên xuống (top-down) đối với một số hoặc tồn bộ các chỉ tiêu tài chính.
Trong hoạt động NHTM, lập kế hoạch tài chính từ trên xuống đuợc hiểu là việc giao chỉ tiêu từ hội sở chính xuống các chi nhánh; và nguợc lại, lập kế hoạch tài chính từ duới lên là việc các chi nhánh ngân hàng chủ động đua ra dự báo và trình duyệt ở cấp hội sở. Việc lựa chọn phuơng thức lập kế hoạch tài chính phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng ở giai đoạn bắt đầu hoạt động thì khơng nên lập kế hoạch theo cách từ duới lên; nguợc lại, phuơng thức này mang lại hiệu quả đối với những ngân hàng lớn với nhiều nguồn lực và thông tin để lập kế hoạch một cách chính xác, kịp thời. Hơn nữa, việc lập kế hoạch từ trên xuống phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của Ban lãnh đạo, hay hội đồng quản trị ngân hàng có thể làm cho kế hoạch tài chính thiếu khả thi. Thay vì việc áp đặt chỉ tiêu, các ngân hàng nên làm nguợc lại để việc lập kế hoạch cho năm tới đảm bảo sự thận trọng nhất và có tính thực tiễn cao, khi đó sẽ tạo điều kiện hơn cho các chi nhánh, gắn đuợc trách nhiệm của họ
trong khâu lập kế hoạch cũng như gắn trách nhiệm của họ trong việc quản lý kế hoạch lập ra. Ngân hàng sẽ quản lý được dịng tiền, tính tốn được dịng tiền trong kế hoạch tài chính, kinh doanh. Tuy vậy, lập kế hoạch từ dưới lên cũng có nhược điểm, thể hiện sự rời rạc, khơng có sự liên kết với các mục tiêu tổng thể của ngân hàng.
Tóm, lại, mỗi phương pháp lập kế hoạch đều có ưu, nhược điểm riêng, ngay cả khi kết hợp hai phương pháp thì việc lên kế hoạch vẫn gặp rủi ro sai lầm nhất định. Do vậy, cơng tác lập kế hoạch tài chính ln phải dựa trên (i) những thơng tin tài chính nội bộ rõ ràng và nhất quán, (ii) trách nhiệm của người đề xuất và lập kế hoạch, (iii) một cơ chế phản biện kích thích tư duy sáng tạo và linh hoạt của những người có liên quan.
1.2.2.3. Quản trị các khoản phải thu
Cho vay là một trong các hoạt động kinh doanh chính yếu của hầu hết các NHTM. Danh mục các khoản cho vay thường là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, là nguồn tạo doanh thu lớn nhất cho ngân hàng đồng thời cũng là một trong các nguồn mang lại rủi ro lớn nhất đối với hoạt động của một ngân hàng. Bởi vậy, quản lý hiệu quả danh mục các khoản cho vay và chức năng tín dụng đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự an tồn và lành mạnh tài chính của NHTM đặc biệt là các NHTM sau sáp nhập. NHTM sau sáp nhập vẫn tuân thủ quản lý các khoản phải thu theo chuẩn quản
trị thông thường tuy nhiên giai đoạn đầu sáp nhập cần phải quyết liệt xử lý nợ xấu.
a. Thiết lập và điều hành chính sách tín dụng.
- Rà sốt lại danh mục cho vay: Danh mục cho vay là công cụ để nhà quản trị định hướng cho hoạt động cấp tín dụng, nhằm đảm bảo tính lành mạnh, mức độ chun mơn hóa, t nh đa dạng của tài sản cho vay, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro ở mức độ tối đa và đạt được lợi nhuận như mong muốn. Với ý nghĩa đó, danh mục cho vay tồn tại dưới dạng kế hoạch (định hướng thực hiện) và được quản lý thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Thông qua thiết kế danh mục cho vay kế hoạch, các nhà quản trị đưa ra con số dự kiến tỷ trọng dư nợ của từng ngành kinh tế/ khu vực địa lý ... chiếm trong tổng thể danh mục. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng cho vay của ngân hàng. Một danh mục cho vay kế hoạch thể hiện sự đa dạng phù hợp với thực lực, tiềm năng, tuân thủ quy định của luật pháp và định hướng phát triển của ngân hàng là tiền đề quan trọng để ngân hàng có thể đạt mục tiêu, khẳng định vị thế của mình trên thị trường kinh doanh tiền tệ. Báo cáo thực hiện danh mục cho vay là công cụ để nhà quản trị nhìn nhận, phân tích các khoản cho vay đã thực hiện dưới các góc nhìn khác nhau, tạo điều kiện để đánh giá tổng thể chất lượng của tồn danh mục, từ đó mà có các biện pháp điều chỉnh hợp lý theo diễn biến thị trường nhằm đạt mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng.
Sau sáp nhập, danh mục cho vay ban đầu sẽ là tích hợp tồn bộ danh mục cho vay cũ từ các ngân hàng thành viên tham gia trong thuơng vụ, sau khi thống nhất mặt bằng thông tin về nợ vay giữa các ngân hàng trong thuơng vụ cũng nhu phân loại, sắp xếp và tính tốn lại tỷ trọng tồn bộ danh mục theo nhóm ngành, đối tuợng khách hàng, khu vực địa lý và lĩnh vực đầu tu, ban quản trị sẽ có những đánh giá đúng đắn về các khu vực nhạy cảm của danh mục cho vay thời điểm ngay sau sáp nhập. Ban quản trị
vạch ra các biện pháp cụ thể giải quyết các khu vực nhạy cảm (khu vực có tỷ trọng nợ xấu cao). Rà soát lại các khoản cho vay là một trong những buớc đầu tiên của công tác quản trị khoản phải thu hậu sáp nhập tuy nhiên đóng vai trị đặc biệt quan trọng, ảnh huởng trọng yếu tới tất cả các buớc tiếp theo trong quy trình quản trị khoản phải thu.
- về chính sách giới hạn cho vay: Sau sáp nhập, chính sách cho vay của ngân
hàng nhận sáp nhập bị ảnh huởng trọng yếu do chịu tác động tiêu cực từ việc tiếp nhận các khoản nợ xấu từ ngân hàng yếu kém, chính việc này cũng buộc các ngân hàng nhận sáp nhập phải thận trong hơn trong việc lựa chọn cơ cấu cho vay thích hợp giữa các ngành lĩnh vực, các thành phần đối tuợng khách hàng. Việc giới hạn cho vay đối với các đối tuợng khách hàng hay ngành lĩnh vực có tiền lệ khơng tốt từ truờng hợp của ngân hàng yếu kém đuợc điều chỉnh nghiêm ngặt hơn nhằm đảm bảo an toàn cho danh mục cho vay nói riêng và tồn bộ hoạt động hệ thống ngân hàng mới nói chung trong giai đoạn đầu của sau sáp nhập. Cũng vì phải thực hiện giới hạn cho vay chặt chẽ hơn nên có thể thấy tác động tiêu cực của nó tới mục tiêu tăng truởng tín dụng của ngân hàng sau sáp nhập.
- về chính sách phân loại nợ và trích lập dự phịng: Các ngân hàng phải có một
cơ chế trích lập và thuờng xun đánh giá lại quỹ dự phòng thiệt hại cho vay và cho thuê (ALLL). Các ALLL tồn tại để bù đắp cho các khoản lỗ trong danh mục cho vay (cho thuê) của các ngân hàng. Nhu vậy, việc quản trị quỹ dự phòng là một phần thiết yếu của quản trị rủi ro tín dụng. Một chức năng quan trọng của việc quản trị danh mục cho vay là thiết lập và duy trì một cơ chế hiệu quả nhằm đảm bảo một mức độ hợp lý ALLL. Quản trị tín dụng thuờng có nhiệm vụ phát triển và thực hiện một phuơng pháp xác định mức độ phù hợp của ALLL. Phuơng pháp đó bao gồm các đánh giá định kỳ về mức độ rủi ro trong danh mục cho vay và một phân tích để đảm bảo rằng ALLL đủ khả năng bù đắp thua lỗ.
Sau khi thực hiện rà sốt lại tồn bộ danh mục cho vay, khoanh vùng các khu vực nợ xấu nhạy cảm của ngân hàng bị sáp nhập, ngân hàng sau sáp nhập thực hiện đánh giá phân loại lại nợ, đối với các nhóm nợ bị tụt hạng sẽ phải thực hiện điều chỉnh tăng chi phí trích lập dự phịng.
- Chính sách hạn chế /khơng cho vay với một số đối tượng cụ thể: Cùng với chính sách giới hạn cho vay, những quy định hạn chế cho vay/không cho vay giúp các ngân hàng tránh xung đột quyền lợi dẫn đến lệch hướng trong cho vay và tập trung rủi ro trên danh mục. Từ các khu vực có tỷ trọng nợ xấu cao trong danh mục cho vay, ngân hàng sau sáp nhập cũng cần đưa ra các chính sách hạn chế cho vay với các đối tượng trong cùng nhóm ngành, lĩnh vực đầu tư để hạn chế giảm thiểu rủi ro tập trung cũng như những tác động xấu từ khu vực cho vay đó.
b. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Giai đoạn ngay sau sáp nhập, sau khi đồng bộ hóa mặt bằng thơng tin về nợ vay của các ngân hàng tham gia thương vụ, ngân hàng sau sáp nhập phải tiến hành hoạt động tái thẩm định đối với dự án vay, khách hàng vay đối với toàn bộ danh mục cho vay nhận thụ động từ ngân hàng bị sáp nhập cũng như chấm điểm tín dụng với từng đối tượng khách hàng dựa trên các tiêu chí định tính cũng như định lượng. Ngân hàng kiểm tra lại khả năng thu hồi vốn, cả gốc và lãi của các khoản vay, kiểm tra lại khả năng tài chính của khách hàng đi vay. Dựa trên những nhận định đánh giá chi tiết như vậy ngân hàng sẽ đưa ra chính sách tín dụng với từng nhóm đối tượng khách hàng trong khu vực nhạy cảm nợ khó địi. Đối với trường hợp khách hàng gặp khó khăn tạm thời nhưng có thiện chí trả nợ thì Ngân hàng có thể tiến hành các biện pháp hỗ trợ khách
hàng như giảm lãi suất, gia hạn nợ, tiếp tục cho vay để khách hàng thu lợi nhuận trả Ngân hàng. Đối với trường hợp khách hàng gần như mất khả năng trả nợ (nợ nhóm 5), ngân hàng sẽ có phán quyết tín dụng: khoanh nợ và thực hiện trích lập dự phịng đầy đủ 100% hoặc có thể bán nợ cho các tổ chức mua nợ để giảm rủi ro cho Ngân hàng.
c. Hoạt động điều chỉnh danh mục cho vay
Sau sáp nhập, với danh mục tích hợp từ các ngân hàng thành viên, để có thể từng bước thiết kế danh mục theo kế hoạch đề ra trong đề án sáp nhập, hợp nhất, ngân hàng pháp nhân mới sẽ phải thực hiện các công tác điều chỉnh danh mục cho vay. Khi một ngân hàng muốn điều chỉnh danh mục, họ có thể sử dụng phương pháp nội bảng hoặc ngoại bảng. Trong hướng điều chỉnh nội bảng, ngân hàng sẽ tác động trực tiếp lên quy mô hoặc cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng. Chẳng hạn như biện pháp tích cực thu hồi nợ của các ngành/ khu vực mà dư nợ đang có chiều hướng tập trung rủi ro cao, tăng dư nợ cho vay các khu vực còn tiềm năng, để cải thiện cơ cấu danh mục và cân bằng rủi ro trên phạm vi toàn danh mục; thực hiện mua bán nợ để trực tiếp thay đổi cơ cấu danh mục .. .Ngoài các biện pháp điều chỉnh trực tiếp trên danh mục như trên, ngân hàng cũng có thể gia tăng khả năng chống đỡ rủi ro danh mục bằng cách tăng vốn tự có để tăng khả năng chịu đựng rủi ro; tăng trích lập dự phịng rủi ro.