Quản trị khoản phải thu

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính đối với các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam sau sáp nhập,đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 73)

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀICHÍNH CÁCNGÂN HÀNG THƯƠNG

2.2.3. Quản trị khoản phải thu

Căn cứ vào phiếu khảo sát và phỏng vấn cũng như các tài liệu thực tế thu thập được tại 04 NHTMCP, trong hầu hết các thương vụ sáp nhập các NHTMCP, ngân hàng mới thành lập sau sáp nhập sẽ tuân thủ và phát triển thống nhất bộ khung quản trị cho tồn bộ hệ thống dựa trên các chính sách và chiến lược quản trị đã được thiết lập trước đó tại Ngân hàng nhận sáp nhập bao gồm cả quản trị các khoản phải thu hay quản trị danh mục cho vay tại các NHTM. Đối với giai đoạn đầu sau sáp nhập, khi mục tiêu quan trọng của các ngân hàng là rút ngắn thời gian chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc sáp nhập ngân hàng yếu kém, thực trạng quản trị các khoản phải thu có những đặc điểm sau:

a. Thiết lập và điều hành chính sách tín dụng. • Rà sốt lại danh mục cho vay

về cơ bản, hình thành danh mục cho vay vẫn luôn là nội dung quan trọng trong hoạt động quản trị thuờng niên của các NHTM đặc biệt đối với các NHTM hoạt động ổn định, sức khỏe tài chính lành mạnh nhu các ngân hàng nhận sáp nhập trong đa phần các thuơng vụ sáp ngành ngân hàng theo đề án 254 vừa qua của chính phủ. Thơng thuờng, những định huớng cho việc hình thành danh mục cho vay đuợc các ngân hàng xây dựng trong chính sách cho vay hàng năm và đuợc thông qua bởi Hội đồng quản trị ngân hàng. Cụ thể ở chính sách tín dụng của SHB dự kiến danh mục theo thời hạn trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 72%, nợ trung dài hạn 28%; danh mục theo đối tuợng khách hàng trong đó doanh nghiệp Nhà nuớc chiếm 12%, cá nhân và doanh nghiệp ngoài Nhà nuớc chiếm 82%, doanh nghiệp có vốn nuớc ngồi chiếm 6%. Theo thời gian thì cơng tác thiết lập danh mục cho vay ngày càng đuợc hoàn thiện hơn ở các NHTM và thể hiện đuợc rõ nét định huớng kinh doanh cũng nhu phân khúc mục tiêu mà từng ngân hàng muốn nhắm tới trong chiến luợc kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, sau sáp nhập, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi mà mục tiêu chính yếu hàng đầu là làm thế nào để tối thiểu hóa chi phí tích hợp cũng nhu rút ngắn khoảng thời gian chịu ảnh huởng tiêu cực từ thuơng vụ sáp nhập, ngân hàng mới hình thành sẽ quan tâm cân nhắc và đánh giá nhiều hơn tới danh mục cho vay thời kỳ đầu tích hợp. Cụ thể, khi nhận sáp nhập, ngân hàng mạnh sẽ phải thụ động nhận bàn giao toàn bộ danh mục tài sản bao gồm danh mục các khoản cho vay cũng nhu danh mục đầu tu của ngân hàng yếu kém. Tích hợp với danh mục hiện có của mình, ngân hàng nhận sáp nhập tính tốn lại tồn bộ cơ cấu danh mục cho vay, có chọn lọc phân loại theo thời hạn, ngành lĩnh vực và đối tuợng khách hàng để thấy đuợc sự thay đổi so với truớc khi sáp nhập cũng nhu khoảng cách đối với cơ cấu danh mục kế hoạch tiềm năng mà ngân hàng muốn đạt đuợc theo lộ trình 1 năm, 3 năm hay 5 năm sau sáp nhập.

Tác động tiêu cực của việc sáp nhập lên công tác thiết lập danh mục cho vay cho kỳ hoạt động sau sáp nhập đó là ngân hàng nhận sáp nhập phải tiếp nhận hay nói cách khác là gánh các khoản vay quá hạn (nợ xấu) từ danh mục cho vay có lỗi của các ngân hàng yếu kém. Công tác thiết lập danh mục cho vay sau sáp nhập vì thế cũng định huớng cho ngân hàng mới về cơ cấu ngành lĩnh vực, thời hạn nhằm đảm bảo tính cân đối cho danh mục mới và tạo điều kiện uu tiên cho công tác xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng tích hợp từ thuơng vụ.

Nhóm nợ (triệu VNĐ) 30/6/2012

(QII/2012 với QIV/2011)

30/9/2012 ( QIII với QII)

31/12/2012 ( QIV với QIII)

Tác động tích cực của việc sáp nhập lên cơng tác thiết lập danh mục cho vay đó là mạng lưới kinh doanh của ngân hàng sau sáp nhập được mở rộng, nhìn chung sẽ đa dạng hóa lĩnh vực, ngành nghề và các đối tượng khách hàng, sẽ đưa ngân hàng tới gần với lộ trình danh mục mục tiêu sau các thời điểm 1, 3 hay 5 năm sau sáp nhập nhờ tối ưu hóa tích hợp mạng lưới hay danh mục khách hàng tốt.

• về chính sách giới hạn cho vay

Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi là văn bản pháp lý tạo lập khuôn khổ pháp lý mới điều chỉnh toàn diện về giới hạn, hạn chế, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Văn bản có tính pháp lý nói trên cũng là cơ sở để cho các NHTM xác định giới hạn tối đa cho vay một khách hàng hay một nhóm khách hàng, đặc biệt thông tư cũng nhấn mạnh khi tỷ trọng các khoản vay vượt 5% (đặc biệt là vượt 10%) vốn tự có của một ngân hàng phải được xem là rủi ro tập trung và cần được theo dõi cẩn trọng. Ngoài việc xác định giới hạn cấp tín dụng tối đa cho một khách hàng, tại một số NHTMCP quy mô lớn, trong chính sách tín dụng của họ đã xây dựng các giới hạn tín dụng tối đa cho một số ngành kinh tế chủ chốt hoặc cho một số đối tượng khách hàng nhất định (theo tỷ lệ % trên tổng dư nợ), nhằm giảm thiểu rủi ro tập trung (trường hợp Habubank là một trong những ngân hàng thất bại do tập trung tín dụng vào một vài khách hàng lớn). Thực chất các giới hạn này là nhằm thực hiện chính sách đa dạng hóa, tránh tập trung dồn vốn cho một số ngành nghề hẹp, cũng có nghĩa là thực hiện phân tán rủi ro trên danh mục cho vay của ngân hàng.

• về chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng

Các NHTM sau sáp nhập vẫn thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng theo hướng dẫn của thơng tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi và thơng tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư 02/2013/TT-NHNN.

Tuy nhiên do bản thân ngân hàng bị sáp nhập là ngân hàng yếu nên ngân hàng sau sáp nhập phải thực hiện rà sốt lại tồn bộ danh mục các khoản cho vay của ngân hàng yếu, thực hiện phân loại lại các nhóm nợ để có các điều chỉnh xử lý phù hợp liên quan đến cơng tác trích lập dự phịng. Nếu thơng tin được minh bạch hóa giữa hai bên ngân hàng, ngân hàng nhận và ngân hàng bị sáp nhập thì cơng tác phân loại nợ và trích

60

lập dự phịng mới có thể chính xác và giảm thiểu các chi phí cũng như thời gian xử lý khơng đáng có trong trường hợp bất cân xứng thơng tin.

Cụ thể đối với thương vụ sáp nhập Habubank vào SHB (8/2012), chất lượng nợ cho vay của SHB trước và giai đoạn đầu sau sáp nhập được thể hiện ở bảng dưới đây:

Nợ đủ tiêu chuẩn 5,26%________________ 17,08%_________ 39,63%________

Nợ cần chú ý8 (10,04%)______________ 618,49%________ (34,74%)

Nợ dưới tiêu chuẩn 16,88% ______________ 818,65%________ (56,15%)

Nợ nghi ngờ 84,28%_______________ 676,74%________ (19,6%)________

Nguôn: Báo cáo tài chính hợp nhât đã kiêm tốn của SHB 2011, 2012 (quý II, III, IV)

Có thể thấy, thời điểm Habubank chính thức được sáp nhập vào SHB đã có tác động trọng yếu lên cơ cấu dư nợ cho vay của SHB với sự gia tăng đột biến trong tất cả các nhóm nợ từ 2 đến 5, đặc biệt là nhóm nợ cần chú ý với tỷ trọng chi phối các khoản cho vay Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Tới cuối năm 2012, nợ cần chú ý giảm 34,74% do được xem xét khoanh và bán nợ phát hành trái phiếu, trích lập dự phịng theo quy định. Nợ dưới tiêu chuẩn (giảm 56,15%) và nợ có khả năng mất vốn (giảm 86,77%) cũng được SHB xử lý nhanh chóng chỉ sau 3 tháng.

Như vậy, với sự minh bạch hóa thơng tin nợ cho vay giữa hai ngân hàng, phân loại nợ cũng sẽ được thực hiện chính xác hơn để có các cách xử lý đảm bảo được mục tiêu giai đoạn đầu hậu sáp nhập là tối thiểu hóa chi phí và rút ngắn thời gian chịu tác động tiêu cực từ thương vụ sáp nhập.

• Chính sách hạn chế /khơng cho vay với một số đối tượng cụ thể

Luật Các TCTD có quy định khá rõ ràng về việc khơng cấp tín dụng đối với các đối tượng, chẳng hạn như: cha, mẹ vợ con ... của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát. và hạn chế cấp tín dụng đối với một số đối tượng như: những người trực tiếp cho vay, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập. nhằm tránh nguy cơ rủi ro tiềm ẩn do những quyết định cho vay thiếu khách quan. Theo quy định, dư nợ cho vay đối với 8 Bao gồm trong danh mục dư nợ của ngân hàng có các khoản cho vay của Tập Đồn cơng nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), một số công ty thành viên và các đơn vị đã chuyển sang tập đồn dầu khí (PVN) và Tổng cơng ty hàng hải Việt Nam (Vinalines). Các khoản cho vay này được phân loại nợ và trích lập dự phịng theo văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về việc xem xét khoanh và cơ cấu lại các khoản nợ cũ trên. Theo đó, Ngân hàng trích lập dự phịng cụ thể theo khả năng tài chính của Ngân Hàng.

các đối tượng bị hạn chế không vượt quá 5% tổng dư nợ của ngân hàng. Điều này là cần thiết để giảm rủi ro tập trung trên danh mục. Trên thực tế, các NHTMCP cũng đưa những quy định này vào trong chính sách cho vay của mình để thực hiện. Cùng với chính sách giới hạn cho vay, những quy định hạn chế cho vay/không cho vay giúp các ngân hàng tránh xung đột quyền lợi dẫn đến lệch hướng trong cho vay và tập trung rủi ro trên danh mục đặc biệt sau sáp nhập, ngân hàng mới cũng có những nhìn nhận đầy đủ hơn khi trực tiếp đánh giá lại danh mục cho vay của ngân hàng yếu kém.

b. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Thơng thường, hoạt động đánh giá mức độ rủi ro của một khoản vay đơn lẻ vẫn luôn là một trong những nội dung quan trọng của quản trị rủi ro nói chung và rủi ro danh mục cho vay nói riêng. Tại Việt Nam, hướng dẫn của NHNN yêu cầu các ngân hàng xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Như vậy xu hướng của NHNN là khuyến khích các ngân hàng sử dụng phương pháp đánh giá nội bộ. Theo đó mỗi ngân hàng sẽ sử dụng cách đánh giá của riêng mình, khơng dựa vào kết quả của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm bên ngồi.

Đối với các NHTMCP sau sáp nhập thì có một vấn đề trọng yếu đó là việc tiếp nhận các khoản nợ xấu trong danh mục tài sản của ngân hàng yếu kém. Việc hạn chế và kiểm soát rủi ro đến từ việc thụ động tiếp nhận danh mục các khoản nợ quá hạn được các ngân hàng thực hiện như sau: Ngân hàng sau sáp nhập đánh giá những khoản nợ quá hạn, nếu thấy cịn khả năng thu hồi thì có thể tiếp tục cho vay với kì vọng sẽ thu hồi được vốn vay khi khách hàng được vực dậy hoặc đầu tư tiếp vào các khoản vay đó dưới hình thức thành lập cơng ty con của mình, tuy nhiên trường hợp này phải thực hiện đánh giá rất thận trọng; bằng không, sẽ phải đưa ra phương án xử lý triệt để, khoanh nợ, bán nợ cho VAMC và thực hiện trích lập dự phịng 100% theo quy định với nhóm nợ 5. Điển hình có thể phân tích từ thương vụ SHB và Habubank, rõ ràng thời điểm ngay sau sáp nhập 1 tháng tức là vào cuối tháng 9/2012, việc con số tuyệt đối của nhóm nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) tăng đột biến lên mức gần 7000 tỷ đồng. Khi tích hợp số liệu tài chính, SHB đã đưa ra những phản ứng đầu tiên là gần như chỉ là tích hợp cộng ngang thụ động. Sau khi hồn thành tích hợp số liệu, trước những đánh giá có tính chất nghiêm ngặt để xử lý một cách triệt để và thích hợp tình hình nợ xấu giai đoạn hậu sáp nhập, SHB thực hiện phân loại lại nợ để đưa ra tỷ lệ trích lập dự

phịng hợp lý. Một số khoản nợ xấu thực hiện phát hành trái phiếu và đuợc NHNN chấp thuận cho vay tái cấp vốn.

Trên thực tế hoạt động sau sáp nhập, các ngân hàng cũng phản ánh tình trạng nhiều khoản tài sản thế chấp của danh mục khách hàng tích hợp từ ngân hàng yếu kém bị dùng để vay nhiều nơi, rất rủi ro, đối với các truờng hợp nhu vậy, để tránh thất thoát tài sản cho ngân hàng sau sáp nhập, ngay từ thời điểm truớc khi chính thức sáp nhập, một số ngân hàng nhận sáp nhập thực hiện quy trách nhiệm ngay cho khối nhân sự quản lý các khoản vay bên ngân hàng mục tiêu để họ có trách nhiệm thu hồi nợ sau khi sáp nhập, và trong truờng hợp cần thiết phải xử lý thông qua pháp luật.

Một thực tế cũng phải kể đến trong quản trị rủi ro các khoản cho vay đó là các NHTM sau sáp nhập chua tính đến tuơng quan giữa các khoản vay trên phạm vi toàn danh mục. Cách tính tốn trích lập dự phịng nhu trong thơng tu 02/2013/TT-NHNN là căn cứ vào tổn thất của từng khoản nợ đang hiện hữu, sau đó cộng gộp tổn thất của từng khoản cho vay thành tổn thất chung của cả danh mục. Xét trên quan điểm quản trị danh mục hiện đại thì việc tính tổn thất nhu vậy là chua chính xác, bởi vì cách tính đó đã bỏ qua sự tuơng quan giữa các khoản vay, cũng nhu không xét đến lợi ích của việc đa dạng hóa các khoản vay trên danh mục. Nhu vậy trong nhiều truờng hợp tuơng quan giữa các khoản vay có thể làm mức độ rủi ro của tồn danh mục là lớn hơn so với tính tốn thực tế và vì vậy chi phí trích lập dự phịng cũng chua phản ánh đầy đủ mức độ rủi ro của hoạt động cho vay.

c. Hoạt động điều chỉnh danh mục cho vay

Hầu hết các NHTMCP Việt Nam sau sáp nhập đều sử dụng phuơng pháp nội bảng. Cụ thể khi muốn điều chỉnh giảm tỷ trọng du nợ một loại hình cho vay nào đó, các NHTM sau sáp nhập thuờng áp dụng một trong các cách nhu: giảm du nợ thơng qua biện pháp tích cực thu nợ đối với loại hình cho vay cần giảm; tăng du nợ các loại hình cho vay khác để thay đổi tỷ trọng các loại cho vay nhu mong muốn (Khoản cho vay khách hàng của SCB có tốc độ tăng thay đổi mạnh từ 1,36% lên 50,85% trong giai đoạn sau sáp nhập. Trong đó tăng tỷ trọng cho vay nhóm cơng ty cổ phần khác, giảm tỷ trọng cho vay nhóm cơng ty TNHH khác và giữ tỷ trọng cho vay cao đối với nhóm hộ kinh doanh và cá nhân; SHB sau sáp nhập tăng dần tỷ trọng cho vay các tổ chức kinh tế (từ 68,42% năm 2011 lên 82,74% năm 2014), trong đó tập trung vào nhóm các cơng ty cổ phần khác (từ 29,41% năm 2011 lên hơn 46% năm 2014) và giảm dần ở

nhóm cơng ty nhà nước (từ 4,72% năm 2011 xuống 3,6% năm 2014). Đối với nhóm hộ kinh doanh, cá thể, tỷ trọng giảm gần 50% từ năm 2011 đến 2014 và tăng 50% ở nhóm các thành phần kinh tế khác); cuối cùng là sử dụng cả biện pháp thường bị NHNN nghiêm cấm là “đảo nợ” để thay đổi mục đích khoản vay, chuyển đổi loại hình dư nợ. Ngồi các biện pháp kể trên, một biện pháp điều chỉnh nội bảng khác cũng được đề cập đến tại Việt Nam là mua bán nợ thông qua VAMC (SCB đã thực hiện chủ trương bán nợ cho VAMC đến hết năm 2014 là 11.409 tỉ đồng, SHB bán nợ 1.800 tỷ đồng).

Tuy nhiên sau sáp nhập, danh mục cho vay của Ngân hàng hậu sáp nhập sẽ bị thay đổi do tích hợp các khoản phải thu từ các bên ngân hàng yếu kém. Như trường hợp của SCB, trước hợp nhất, SCB và TNB đều có tỷ trọng cho vay kinh doanh và đầu tư bất động sản cao hơn mức bình quân tỷ trọng cho vay kinh doanh và đầu tư bất động sản (trực tiếp) của tồn hệ thống (8.15% tổng dư nợ tín dụng). Tính đến cuối năm 2010, cho vay bất động sản của SCB chiếm 11,46% dư nợ tín dụng, trong khi con số

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính đối với các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam sau sáp nhập,đề tài nghiên cứu khoa học (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w