Đối với trường hợp của SCB, Ficombank và TinnghiaBank, trước khi hợp nhất, ba
ngân hàng đang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, khu vực cho vay trung dài hạn chủ yếu lại là khu vực bất động sản. NHTMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chí nh
thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Sau khi hợp nhất, SCB triển khai Đề án tái cơ cấu toàn diện trong thời gian 3 năm 2012 - 2014. Mọi hoạt động đều được sự góp ý và giám sát
hệ thống NHTM và các tổ chức tài chính khác4 trong chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế; Đề án “Cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015” được xây dựng theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ (viết tắt là Đề án 254) và được tái khẳng định trong Đề án tổng thể tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 (Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19-2-2013). Theo đó nhiệm vụ của ngành ngân hàng giai đoạn 2012-2015 là tập trung vào nhiệm vụ giữ ổn định hệ thống, từng bước lành mạnh hóa tình hình tài chính, xử lý nợ xấu, bảo đảm khả năng thanh tốn, xử lý tình trạng sở hữu chéo và minh bạch hóa hoạt động tín dụng của hệ thống và từng tổ chức tín dụng; giai đoạn 2016-2020 chuyển sang tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống các TCTD hiện đại, an toàn, đa dạng về cấu trúc sở hữu, quy mô và loại hình, có khả năng cạnh tranh cao dựa trên nền tảng công nghệ và kỹ năng quản trị tiên tiến theo chuẩn mực quốc tế.
Nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu NHTM theo Quyết định 254/QĐ-TTg, NHNN đã tiến hành phân loại hệ thống NHTM thành ba nhóm để sắp xếp, cơ cấu lại, bao gồm:
Nhóm 1, gồm các NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực quy mô
đủ lớn để phát triển thành các ngân hàng trụ cột trong hệ thống;
Nhóm 2, gồm các NHTM có tình hình tài chính lành mạnh, nhưng qui mơ nhỏ; Nhóm 3, gồm các NHTM có tình hình tài chính khó khăn, buộc phải thực hiện
tái cơ cấu.
Ban đầu, NHNN tập trung củng cố thanh khoản hệ thống ngân hàng, lành mạnh hóa hoạt động tài chính của các NHTM mà trọng tâm là xử lý nợ xấu, minh bạch h óa tài chính, tái cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản trị hệ thống ngân hàng. Theo đó, các thương vụ sáp nhập được thực hiện: Ficombank, TinNghiaBank, SCB thành NHTMCP Sài Gòn (SCB)5; NHTMCP Sài gòn - Hà Nội (SHB) với NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank); NHTMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) với NHTMCP Đại Á (DaiABank); Tổng cơng ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Tây (Western Bank)6.
4Hội nghị Trung ương 3 khoá XI (tháng 10/2011) đã quyết định tái cơ cấu kinh tế trong đó tập trung ưu tiên tái cơ cấu 3 lĩnh vực quan trọng nhất.
5 Mặc dù trên văn bản cho phép thành lập của NHNN đối với SCB thể hiện là thương vụ hợp nhất của 3 ngân hàng chứ không thể hiện thương vụ sáp nhập, nhưng thực tế khi đi vào hoạt động, tổ chức mới vẫn giữ nguyên tên của SCB, nên phản ánh nhiều hơn bản chất của một thương vụ sáp nhập ngân hàng.
6Hợp nhất giữa một tổ chức tài chính với một NHTMCP - Trường hợp đặc biệt của sáp nhập 50
chặt chẽ từ phí a các cơ quan quản lý, vì đây có thể xem là việc triển khai một chủ trương lớn, một gói giải pháp mới cho thị trường tài chí nh của Chí nh phủ và NHNN.
Với Habubank, nguyên nhân của sự sụp đổ được nhận định là "do tập trung tín dụng
vào một số khách hàng lớn", tập trung ở các lĩnh vực như: đóng tàu, sản xuất giấy, thủy sản. Ngày 28/8/2012, NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank) chính thức sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Sau sáp nhập, ngân hàng ghi nhận lỗ do chi phí hoạt động của năm 2012 tăng gấp 2 lần của năm 2011, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng cũng tăng gấp 5 lần. Đến nay, hoạt động kinh doanh của SHB đã dần ổn định, xét trên khía cạnh thanh khoản, nợ xấu, các tỷ lệ an tồn hoạt động, mạng lưới, cơng nghệ, nhân sự.
Ngày 8/9/2013, Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và
Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Tây (Western Bank) tổ chức Đại hội đồng cổ
đông hợp nhất. Ngân hàng hợp nhất có tên gọi là NHTMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank). Tại thời điểm hợp nhất, PVcomBank có quy mơ tài sản trên 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng được duy trì trong 2 năm 2013 và 2014; tiếp tục tăng vốn lên 12.000 tỷ đồng trong năm 2015 để đảm bảo sự phát triển liên tục và đạt tỷ lệ an toàn vốn tối ưu.
Kết thúc bước 1 giai đoạn 1 của quá trình tái cơ cấu, các ngân hàng yếu kém, đe dọa tính thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng đã được xử lý nhanh chóng trên nguyên tắc tự nguyện. Tuy nhiên, phải sau hơn một năm, đến 2015, các thương vụ sáp nhập ngân hàng mới tiếp tục diễn ra7. Năm 2015, là năm cuối cùng của giai đoạn 2011- 2015 trong Đề án 254 về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, ngành ngân hàng đã tăng tốc với nhiều thương vụ lớn, hiện thực hóa các phương án cịn bỏ ngỏ từ năm trước.