1.2. LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TÀICHÍNH ĐỐI VỚI CÁCNGÂN HÀNG
1.2.2. Nội dung QTTC đối với các NHTM sau sáp nhập
Nội dung của QTTC các NHTM sau sáp nhập có nhiều, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trong vào nội dung: Lập dự báo tài chính; Lập kế hoạch
tài chính; Quản trị các khoản phải thu; Phân tích hiệu quả tài chính của các NHTM sau sáp nhập.
1.2.2.1. Lập dự báo tài chính
Dự báo tài chính đuợc hiểu là hoạt động dự báo môi truờng kinh tế bên ngồi kết hợp với tình hình tài chính hiện tại trong nội bộ doanh nghiệp nhằm xây dựng lên các kịch bản khác nhau về kết quả tài chính (thuờng là 3 kịch bản tuơng ứng với 3 tình huống tốt, trung bình và xấu), góp phần quan trọng trong việc đua ra các quyết định quản trị của doanh nghiệp trong tuơng lai. Dự báo tài chính có ý nghĩa với nội bộ doanh nghiệp thơng qua việc nhìn truớc về tuơng lai của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc lên kế hoạch tài ch nh và đối phó với các tình huống có khả năng phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định, thuờng là một năm.
Là một loại hình doanh nghiệp nhung có cơ chế và hình thức kinh doanh đặc thù, các NHTM cũng thực hiện cơng tác lập dự báo tài chính nhung có những đặc điểm riêng.
Ban đầu, công tác dự báo cần chú ý tới các biến số kinh tế liên quan đến mơi truờng bên ngồi ngân hàng trong tuơng lai, nhu điều kiện kinh tế tổng quát của quốc gia và vùng (tăng truởng GDP, tăng truởng năng suất vùng, ...) với mối quan tâm chính là các yếu tố nhu tiền gửi, nhu cầu vay vốn và các mức lãi suất. Ví dụ, dự báo về tăng truởng kinh tế mạnh kéo theo mức tăng truởng về tiền gửi tại các tổ chức tài chính, tăng nhu cầu vay vốn và xu huớng tăng của phần lớn các loại lãi suất. Việc dự đốn các biến số càng chính xác thì cơng tác dự báo và ra quyết định QTTC càng hiệu quả.
Hình 1.1: Sơ lược quy trình lập dự báo tài chính trong NHTM
Nguồn: Tác giả
Cùng với việc dự báo các biến số kinh tế liên quan, dự báo tài chính cịn nhằm phân tích ảnh hưởng của những quyết định quản trị đến bảng cân đối kế toán, thu nhập dự tính trong tương lai và những rủi ro liên quan đến tổng thể tình hình tài chính của ngân hàng trong kỳ dự báo. Ngoài ra, đối với hoạt động của ngân hàng, dự báo tài chính liên quan mật thiết đến quản trị tài sản và nợ (bảng cân đối kế toán) và kế hoạch lợi nhuận.
Dự báo dư nợ (loans forecasts): Tăng trưởng dư nợ có mối quan hệ mật thiết
với tăng trưởng kinh tế. Trong từng thời điểm dự báo dư nợ được phân tách thành những dự báo nhỏ hơn. Thông thường nhất, dư nợ được chia thành dư nợ bán lẻ và dư nợ doanh nghiệp, hay cho vay có thế chấp và cho vay tiêu dùng. Dự báo dư nợ cũng có thể phân bổ dựa theo vị trí địa lý, do mức độ tăng trưởng kinh tế khác nhau của vùng. Đối với ngân hàng hoạt động tốt ở một hoặc hai quốc gia thì dự báo dư nợ theo đặc điểm nhóm vay sẽ phù hợp hơn những ngân hàng đa quốc gia, hoạt động trên nhiều thị trường. Theo đó, đối với những ngân hàng đa quốc gia, dự báo dư nợ dựa trên bình quân theo tỷ trọng tăng trưởng GDP của mỗi quốc gia mà ngân hàng hoạt động. Trong quá trình dự báo cũng cần lưu ý các yếu tố như giá bất động sản (với những khoản cho vay có thế chấp), các quy định pháp luật, các chính sách hỗ trợ ngành của nhà nước (với những khoản cho vay tiêu dùng, ví dụ khuyến khích vay mua xe, vay mua nhà,...) để lường trước được những rủi ro mà ngân hàng có khả năng đối mặt khi cho vay. Tuy
vậy, ngoại trừ biến cố sáp nhập, dư nợ của một ngân hàng thường được dự báo tăng trưởng ổn định.
Khi sáp nhập, việc dự báo dư nợ trở nên phức tạp hơn bởi những thay đổi về mạng lưới hoạt động, đối tượng khách hàng, quy mô nguồn vốn, năng lực quản trị nợ, .... Đặc biệt trong trường hợp sáp nhập một ngân hàng yếu kém thì ngân hàng sau sáp nhập phải dự báo được các vấn đề về nợ xấu, chi phí trích lập dự phịng và xử lý nợ. Việc này đơi khi cịn quan trọng hơn mục tiêu tăng trưởng dư nợ của ngân hàng.
Dự báo tiền gửi (deposits forecasts): Thơng thường có 3 loại tiền gửi bao gồm
tài khoản vãng lai (khách hàng có quyền gửi và rút khơng báo trước), tiền gửi có kỳ hạn (khách hàng chỉ được quyền rút sau một thời gian nhất định), và tiền gửi tiết kiệm (khách hàng nhận được lãi suất cao hơn bởi thời hạn dài hoặc các điều kiện rút tiền chặt chẽ hơn). Tiền gửi ngân hàng cũng có thể phân loại theo chủ thể gửi tiền như tiền gửi cá nhân và tiền gửi tổ chức; trong đó tiền gửi cá nhân thường ổn định hơn tiền gửi của tổ chức. Theo đó, các nhân tố có tác động mạnh đến công tác dự báo tiền gửi của ngân hàng bao gồm: (i) tăng trưởng kinh tế, (ii) lạm phát, (iii) lãi suất, và (iv) các sản phẩm thay thế tiết kiệm hộ gia đình. Hoạt động sáp nhập ngân hàng cũng có tác động
đến dự báo tiền gửi trên phương diện thay đổi tâm lý và đánh giá của khách hàng về thương vụ.
Bên cạnh tiền gửi thì nguồn vốn của ngân hàng còn bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn đuợc huy động thơng qua phát hành các giấy tờ có giá, vốn đi vay và một số nguồn vốn khác. Nhà quản trị tài chính cần đua ra dự báo về các nguồn vốn này dựa trên các yếu tố ảnh huởng nhu chính sách tiền tệ từng thời kỳ, uy tín của NHTM và năng lực tài chính nội tại của ngân hàng.
Kế hoạch lợi nhuận: đây đuợc coi là kết luận của bản dự báo tài chính bởi để
đua
ra đuợc nhận định này, nhà QTTC phải dự báo đuợc về mọi mặt của ngân hàng, khơng chỉ ở lĩnh vực tài chính mà cịn trong vấn đề nhân sự, văn hóa doanh nghiệp,.... Tất cả các yếu tố này sẽ ảnh huởng đến chi phí hoạt động và tác động trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Điều này càng đúng trong truờng hợp của ngân hàng sau sáp nhập. Dự báo về lợi nhuận chỉ thực hiện đuợc khi ngân hàng dự báo đuợc về nhân sự sau sáp nhập
(quy mơ, trình độ, cách thức tổ chức), về cơng nghệ để đảm bảo q trình hịa hợp tốn kém ít chi phí nhất, ít ảnh huởng đến lợi nhuận hoạt động của ngân hàng nhất.
Bên cạnh đó, cơng tác dự báo tài chính của các NHTM sau sáp nhập còn chú trọng đến các dự báo về các cơng cụ tài chính (tính thanh khoản, biến động giá), các khoản tiền gửi và vay liên ngân hàng, dự báo lãi/ lỗ ....
Do dự báo tài chính là khơng chắc chắn nên các NHTM phải thực hiện đánh giá rủi ro trong các dự báo tài chính, nhằm đảm bảo và nâng cao chất luợng QTTC. Có hai kỹ thuật phân tích rủi ro trong các dự báo tài chính bao gồm phân tích tình huống và phân tích độ nhạy. Trong đó, phân tích tình huống địi hỏi nguời dự báo phải đua ra các khả năng dựa trên kinh nghiệm và dữ liệu quá khứ (hay với mỗi tình huống cần giả định một xác suất xảy ra). Đối với phân tích độ nhạy, nguời dự báo cần xác định mức độ tác động của một trong những biến số dự báo đến tồn bộ kết quả dự báo tài chính. Cách thức phân t ch độ nhạy là thực hiện thay đổi giả định của từng biến số và xác định lại kết quả dự báo tuơng ứng. Xác định đuợc rủi ro trong cơng tác dự báo tài chính giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc lựa chọn, ra quyết định và QTTC.
1.2.2.2. Lập kế hoạch tài chính
Lập kế hoạch là q trình xác định mục tiêu và lựa chọn các phuơng thức để đạt đuợc các mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính đuợc hiểu là bản tổng hợp dự kiến truớc nhu cầu tài chính cho hoạt động của một NHTM trong tuơng lai dựa trên kết quả dự báo đuợc lập truớc đó, nhằm trả lời câu hỏi “để đạt đuợc mục tiêu lợi nhuận, ngân hàng cần phải làm gì”. Theo đó, kế hoạch tài chính bao gồm 4 nội dung: (i) Dự kiến báo cáo kết quả kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận, (ii) Dự kiến nhu cầu tài chính thơng qua bảng cân đối kế toán, (iii) Dự kiến kế hoạch luu chuyển tiền tệ, và (iv) Lựa
chọn các biện pháp tổ chức, điều chỉnh, đảm bảo nguồn lực tài chính đuợc sử dụng hiệu quả. Để hình thành đuợc một kế hoạch tài chính, NHTM cần căn cứ vào kế hoạch doanh thu (tác động trực tiếp và là xuơng sống cho toàn bộ bản kế hoạch) trong các điều kiện khác nhau nhu tốt, trung bình và xấu; các hệ số tài chính và kết quả phân tích tài chính kỳ truớc; các chính sách tài chính chiến luợc của NHTM; các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nuớc đối với NHTM và các yếu tố khác thuộc môi truờng kinh doanh. Nhu vậy, kế hoạch tài chính là kết quả luợng hóa của các dự báo tài chính. Cụ thể về:
Kế hoạch nguồn vốn, NHTM cần cụ thể các chỉ tiêu tiền gửi của dân cu, tiền gửi của các tổ chức kinh tế - xã hội, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng, vốn ủy thác đầu tu, ... để từ đó đảm bảo nguồn vốn ổn định phục vụ hoạt động kinh doanh cũng nhu khả năng thanh toán, thanh khoản của ngân hàng. Bên cạnh đó, bản kế hoạch tài chính cần chỉ ra đuợc các biện pháp để: tìm đuợc nguồn vốn rẻ, tạo ra nguồn vốn ổn định và cơ cấu phù hợp, xây dựng quy mô và sự tăng truởng nguồn vốn ổn định, điều hành tốt nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Kế hoạch về tài sản và cơ cấu tài sản, trong đó ban quản trị tài chính cũng cần cụ thể từng chỉ tiêu ngân quỹ, tín dụng, đầu tu và các tài sản khác. Mục tiêu của việc lập kế hoạch tài sản là (i) đa dạng hóa các khoản mục, danh mục tài sản nhằm phân tán rủi ro, (ii) giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa thanh khoản và khả năng sinh lời để đảm bảo ngân hàng hoạt động kinh doanh an tồn và có lãi. Theo đó, nhà quản trị tài chính trong ngân hàng có 3 phuơng pháp quản trị tài sản để đạt mục tiêu, bao gồm (i) quản trị quỹ tập trung, (ii) quản trị quỹ phân tán, và (iii) quản trị quỹ linh hoạt.
Đối với quản trị quỹ tập trung, mọi nguồn vốn của ngân hàng sẽ đuợc tập trung lại để phân bổ cho tài sản có bất kỳ; trong khi đó quản trị quỹ phân tán thì tài sản có đuợc phân thành các nhóm có đặc tính cơ bản và là căn cứ để phân bổ nguồn vốn huy động đuợc tuơng ứng. Quản trị quỹ linh hoạt là việc hoạch định truớc các danh mục tài sản có theo các điều kiện giá cả thị truờng dự kiến và thích hợp với mục tiêu của ngân hàng; dự kiến truớc các khoản bù đắp thích hợp giữa tài sản có và tài sản nợ theo các đặc tính khác nhau về thu nhập, rủi ro, khả năng thanh khoản, thời hạn và các đặc tính khác; tiến hành hàng loạt các nghiệp vụ mua bán, hoán đổi tài sản, hoán đổi lãi suất và các nghiệp vụ khác nhằm khóa chặt tài sản có tuơng th ch với các mục tiêu của ngân hàng đã đuợc hoạch định trong quá trình thực hiện các kế hoạch đầu tu vốn.
Việc lập kế hoạch tài chính nói chung và kế hoạch tài sản của ngân hàng nói riêng ln gắn liền với kế hoạch ứng phó rủi ro, mà đặc biệt là rủi ro tín dụng. Từ kết quả của công tác dự báo (nhận diện, phân t ch, đánh giá rủi ro), nhà quản trị sẽ lập kế
hoạch giảm thiểu rủi ro dựa trên cơ chế điều tiết nội bộ rủi ro của ngân hàng đuợc hình thành từ những phuơng pháp cơ bản nhu:
- Xây dựng những phuơng pháp phòng chống rủi ro từ xa đối với từng loại nghiệp vụ cụ thể;
- Xây dựng cơ chế giới hạn rủi ro thông qua các qui định giới hạn mức độ rủi ro cho phép cũng nhu đối với các nghiệp vụ ngân hàng;
- Đa dạng hố các hình thức kinh doanh;
- Phân bố rủi ro cho các đối tác thông qua các nghiệp vụ ngân hàng; - Tự bảo hiểm bằng việc trích lập dự phịng rủi ro.
Cơng tác giám sát và kiểm tra sau đó sẽ giúp ngân hàng tính tốn đuợc mức độ điều tiết thiệt hại cho ngân hàng; hiệu quả của việc điều tiết (tuơng quan giữa chi phí bỏ ra và giá trị thiệt hại có khả năng xảy ra); và đánh giá tổng hợp các loại rủi ro và đua ra các biện pháp điều tiết (Phí Trọng Hiển, 2005).
Kế hoạch tài chính đuợc lập cho mỗi thời điểm, giai đoạn khác nhau của ngân hàng. Ví dụ kế hoạch dài hạn, cho 3-5 năm hoặc lâu hơn, mang tính chiến luợc, gắn liền và thích ứng với chiến luợc chung của toàn ngân hàng. Tuơng tự, kế hoạch ngắn hạn thuờng cho 12 tháng, phục vụ hoạt động kinh doanh ngắn hạn và mang tính chiến thuật. Ngồi ra, truớc mỗi sự kiện lớn của ngân hàng (nhu cổ phần hóa, sáp nhập, ...), hay những thay đổi về mặt chính sách, tác động đột biến từ mơi truờng bên ngồi thì việc lập kế hoạch tài chính cũng cần triển khai hoặc điều chỉnh bản kế hoạch cũ cho phù hợp với những diễn biến mới trong hoạt động ngân hàng.
Về cách thức, lập kế hoạch tài chính có thể theo phuơng pháp từ duới lên (bottom-up) hoặc từ trên xuống (top-down) đối với một số hoặc tồn bộ các chỉ tiêu tài chính.
Trong hoạt động NHTM, lập kế hoạch tài chính từ trên xuống đuợc hiểu là việc giao chỉ tiêu từ hội sở chính xuống các chi nhánh; và nguợc lại, lập kế hoạch tài chính từ duới lên là việc các chi nhánh ngân hàng chủ động đua ra dự báo và trình duyệt ở cấp hội sở. Việc lựa chọn phuơng thức lập kế hoạch tài chính phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng ở giai đoạn bắt đầu hoạt động thì khơng nên lập kế hoạch theo cách từ duới lên; nguợc lại, phuơng thức này mang lại hiệu quả đối với những ngân hàng lớn với nhiều nguồn lực và thơng tin để lập kế hoạch một cách chính xác, kịp thời. Hơn nữa, việc lập kế hoạch từ trên xuống phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của Ban lãnh đạo, hay hội đồng quản trị ngân hàng có thể làm cho kế hoạch tài chính thiếu khả thi. Thay vì việc áp đặt chỉ tiêu, các ngân hàng nên làm nguợc lại để việc lập kế hoạch cho năm tới đảm bảo sự thận trọng nhất và có tính thực tiễn cao, khi đó sẽ tạo điều kiện hơn cho các chi nhánh, gắn đuợc trách nhiệm của họ
trong khâu lập kế hoạch cũng như gắn trách nhiệm của họ trong việc quản lý kế hoạch lập ra. Ngân hàng sẽ quản lý được dịng tiền, tính tốn được dịng tiền trong kế hoạch tài chính, kinh doanh. Tuy vậy, lập kế hoạch từ dưới lên cũng có nhược điểm, thể hiện sự rời rạc, khơng có sự liên kết với các mục tiêu tổng thể của ngân hàng.
Tóm, lại, mỗi phương pháp lập kế hoạch đều có ưu, nhược điểm riêng, ngay cả khi kết hợp hai phương pháp thì việc lên kế hoạch vẫn gặp rủi ro sai lầm nhất định. Do vậy, cơng tác lập kế hoạch tài chính ln phải dựa trên (i) những thơng tin tài chính nội bộ rõ ràng và nhất quán, (ii) trách nhiệm của người đề xuất và lập kế hoạch, (iii) một cơ chế phản biện kích thích tư duy sáng tạo và linh hoạt của những người có liên quan.
1.2.2.3. Quản trị các khoản phải thu
Cho vay là một trong các hoạt động kinh doanh chính yếu của hầu hết các NHTM. Danh mục các khoản cho vay thường là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, là nguồn tạo doanh thu lớn nhất cho ngân hàng đồng thời cũng là một trong các nguồn mang lại rủi ro lớn nhất đối với hoạt động của một ngân hàng. Bởi vậy, quản lý hiệu quả danh mục các khoản cho vay và chức năng tín dụng đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự an tồn và lành mạnh tài chính của NHTM đặc biệt là các NHTM sau sáp nhập. NHTM sau sáp nhập vẫn tuân thủ quản lý các khoản phải thu theo chuẩn quản
trị thông thường tuy nhiên giai đoạn đầu sáp nhập cần phải quyết liệt xử lý nợ xấu.
a. Thiết lập và điều hành chính sách tín dụng.
- Rà soát lại danh mục cho vay: Danh mục cho vay là công cụ để nhà quản trị định hướng cho hoạt động cấp tín dụng, nhằm đảm bảo tính lành mạnh, mức độ chun mơn hóa, t nh đa dạng của tài sản cho vay, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro ở mức độ tối đa và đạt được lợi nhuận như mong muốn. Với ý nghĩa đó, danh mục cho vay tồn tại dưới dạng kế hoạch (định hướng thực hiện) và được quản lý thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Thông qua thiết kế danh mục cho vay kế