DỰ BÁO VÀ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 78)

ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚ

3.1. DỰ BÁO VÀ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.1. Dự báo

- Một số xu hướng biến động liên quan đến ASXH trong tương lai ở thành phố Đà Nẵng có thể kể đến là là: Áp lực về dân số tăng lên; Xu hướng già hóa dân

số; Áp lực về thiên tai tăng lên; Áp lực do các đối tượng cần cứu trợ xã hội tăng lên; Áp lực về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Trong đó có thể kể đến hai áp

lực lớn: Thứ nhất; do tốc độ đơ thị hóa nhanh, một số lượng lớn dân ở nông thôn di cư ra thành phố, làm cho số lượng dân cư ở thành phố tăng nhanh một cách đột biến, mật độ dân cư dày đặc gây mất cân đối giữa đô thị và nông thôn, đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải cần giải quyết như công ăn việc làm, nhà ở và tệ nạn xã hội phát sinh làm cho trật tự xã hội ngày càng thêm phức tạp, gây khó khăn cho cơng tác quản lý trật tự an toàn xã hội. Thứ hai; do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố chậm lại, các nguồn thu không đạt chỉ tiêu. Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 cho thấy: trong năm qua, thành phố Đà Nẵng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; 7/11 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt kế hoạch đề ra. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2012 ước thực hiện 10.910,99 tỷ đồng, đạt 81,1% dự tốn HĐND thành phố giao, trong đó: thu thuế xuất nhập khẩu 2.500 tỷ đồng, đạt 100% dự toán; thu nội địa 6.400 tỷ đồng, đạt 62,2% dự toán, nếu loại trừ tiền sử dụng đất (1.300 tỷ đồng) thì ước đạt 75,1% dự toán. Đặc biệt, nguồn vốn huy động từ khai thác quỹ đất bị giảm sút mạnh trong năm 2012 (đạt 37,1%), gây mất cân đối nghiêm trọng về nguồn vốn đầu tư bố trí cho các dự án trọng điểm có liên quan đến hạ tầng và an sinh xã hội [41, tr.3].

Tất cả những xu hướng trên đều dẫn đến làm gia tăng áp lực các hoạt động cứu trợ đối với hệ thống ASXH của Thành phố trong tương lai.

-Trên cơ sở các xu hướng đó, những dự báo một số lĩnh vực liên quan đến ASXH đến năm 2020 là:

Dân số và lao động: Theo dự báo dân số thành phố Đà Nẵng đến năm 2015

là 1.121.185 người, năm 2020 là 1.377.260 người; trong đó dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 là 731.400 người, năm 2020 là 904.700 người. Lực lượng lao động năm 2015: 513.350 người chiếm 70,2% số người trong độ tuổi lao động; năm 2020 có 604.034 người chiếm 66,6% số người trong độ tuổi lao động.

Người có cơng cách mạng: Người có cơng cách mạng hưởng trợ cấp hằng

tháng giảm dần (giảm tự nhiên và tăng cơ học) dự báo đến năm 2015 còn 12.954 người và năm 2020 còn 9.413 người.

Hộ nghèo và chương trình giảm nghèo: Hộ nghèo đến năm 2015 sẽ còn 588

hộ chiếm 0,34% tổng số hộ; sẽ hồn thành chương trình giảm nghèo 2009 - 2017 với mức chuẩn 600.000 đồng/người/tháng ở nông thôn, 800.000 đồng/người/tháng ở thành thị. Giai đoạn năm 2017 - 2020 sẽ có chương trình giảm nghèo mới (theo dự tính chuẩn nghèo sẽ ở mức >1/3 và <1/2 thu nhập bình quân đầu người của địa phương); số hộ nghèo sẽ chiếm 19,80% tổng số hộ, dự kiến sau 5 năm (đến năm 2020) sẽ giảm hết số hộ nghèo trong chương trình này và xây dựng chương trình mới cho giai đoạn 2021 - 2025.

Người cao tuổi và trẻ em: Sự già hóa dân số sẽ dẫn đến tỷ lệ người cao tuổi

tăng lên (năm 2015: 8,2% và năm 2020: 8,4%); tỷ lệ trẻ em giảm xuống (2015: 25% và năm 2020: 24,70%) so với dân số.

Bảo trợ xã hội: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2007/NĐ-CP quy

định các nhóm đối tượng được TCXH thường xun với những tiêu chí cịn giới hạn (chưa mở rộng); với các tiêu chí theo Nghị định 67 thành phố Đà Nẵng có khoản 1,45% dân số; nhưng, thành phố đã ban hành Quyết định số 19/2008/QĐ- UBND mở rộng đối tượng hơn, nên tỷ lệ người được hưởng TCXH nâng lên 1,84% dân số. Dự báo Trung ương và thành phố sẽ tiếp tục duy trì các tiêu chí của các nhóm đối tượng xã hội có hồn cảnh khó khăn và có thể mở rộng thêm vài nhóm đối tượng như: Hạ thấp độ tuổi ở nhóm người cao tuổi xuống 80 tuổi trở lên (hiện

tại 85 tuổi); người bị bệnh hiểm nghèo, ốm đau dài ngày thuộc diện hộ nghèo... Nên đối tượng không tăng đáng kể khoản 1,85% - 2,0% dân số (theo chuẩn Liên hiệp quốc từ 1,5% đến 2,5% dân số là phù hợp); nhưng, mức trợ cấp sẽ tăng lên theo sự tăng trưởng kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người.

Bảo hiểm xã hội: Với lộ trình của Luật BHXH thì năm 2010 đã thực hiện hồn chỉnh cả 3 loại bảo hiểm (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHTN). Sự nghiêm minh của luật pháp ngày càng tăng, ý thức người dân về BHXH ngày hoàn thiện hơn; do vậy số người thực hiện BHXH cũng sẽ ngày một tăng. Dự báo: BHXH bắt buộc đến năm 2015 có 82% người trong diện tham gia BHXH bắt buộc tham gia BHXH chiếm 18,70% dân số (hiện tại 16,34% dân số); đến năm 2020 có 87% người trong diện tham gia BHXH bắt buộc tham gia BHXH chiếm 19,04% dân số (khoản 262.220 người tham gia). BHTN đến năm 2020 sẽ có 100% đơn vị thực hiện BHTN (hiện tại tỷ lệ 81,74%).

Bảo hiểm y tế: Theo lộ trình hiệu lực của Luật BHYT từ ngày 01/01/2010 có 21

nhóm đối tượng tham gia, từ ngày 01/01/2012 thêm đối tượng là người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp tham gia và ngày 01/01/2014 thêm 2 nhóm thân nhân của người lao động và xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể tham gia. Như vậy, đầu năm 2014 sẽ thực hiện BHYT toàn dân. Dự báo số người tham gia BHYT sẽ tăng lên 86% năm 2015 và 90% năm 2020 (khoản 1.239.500 người tham gia) [67].

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w