Đối với chính sách xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 98)

ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.3.3. Đối với chính sách xóa đói, giảm nghèo

- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo; đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển KT - XH gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân là giải pháp đảm bảo ASXH tích cực, hiệu quả, bền vững.

- Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo; các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, y tế, nhà ở, điện, nước sinh hoạt; lồng ghép các chương trình, dự án mở rộng và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề; nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề cho người nghèo.

- Xây dựng và nhân rộng mơ hình giảm nghèo để hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo tiếp cận các chính sách.

- Huy động các nguồn lực trợ giúp hộ nghèo, hộ đặc biệt nghèo. Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo tăng trên 5 lần so với năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm dưới 3%. Vừa qua UBND thành phố vừa quyết định nâng chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2013 - 2017, theo đó, hộ nghèo ở khu vực nơng thơn có mức thu nhập bình quân từ 600 ngàn đồng/người/tháng trở xuống. Hộ nghèo ở khu vực thành thị có mức thu nhập bình qn từ 800.000 đồng/người/tháng trở xuống. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013. Mức chuẩn hộ nghèo này là căn cứ xây dựng chính sách ASXH và đề án giảm nghèo giai đoạn 2013 - 2017 trên địa bàn thành phố. Mức chuẩn nghèo trước đó được thành phố áp dụng là 400.000 đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực thành thị [101, tr.5].

- Xây dựng hệ thống BTXH trong tổng thể hệ thống ASXH đa tầng, linh hoạt và hỗ trợ lẫn nhau có khả năng bảo vệ mọi thành viên trong xã hội nhất là các nhóm dễ bị tổn thương.

- Cơ cấu lại các cơ sở BTXH theo hướng cung cấp dịch vụ cứu trợ xã hội, quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dịch vụ cứu trợ xã hội, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cứu trợ xã hội, cơ sở vật chất và thiết bị.

- Xây dựng các chính sách đặc thù, tăng độ bao phủ các chính sách trợ giúp xã hội theo hướng mở rộng tới tất cả các nhóm dễ bị tổn thương, đảm bảo đối tượng tiếp cận tốt hơn các dịch vụ, phát triển một hệ thống hỗ trợ xã hội linh hoạt có thể kịp thời ứng phó với những rủi ro và thiên tai, sự cố.

- Nâng dần mức trợ cấp, trợ giúp phù hợp với quá trình phát triển KT -XH của thành phố và mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cần phối hợp với các ngành chức năng và các đoàn thể tổ chức huy động bằng nhiều hình thức thường xun nhằm để gây quỹ vì người nghèo. Mục đích chi quỹ chủ yếu là hỗ trợ nhà ở cho người nghèo. Bởi vì, đối với thành phố do nguồn huy động còn hạn chế, nên ngân sách thành phố hỗ trợ bằng 60% tổng chi hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo.

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và Sở LĐ-TB&XH cần phối hợp với các địa phương thẩm tra thực trạng nhà tạm, nhà hư hỏng nặng của hộ nghèo lập kế hoạch thực hiện xây nhà tình thương và nâng cấp sửa chữa nhà hằng năm. Xây dựng hồn thành, quyết tốn và thanh tốn với ngân sách 60% kinh phí; 40% chi từ Quỹ Vì người nghèo của thành phố.

- Thực hiện BTXH đột xuất cho đối tượng ngoài vùng cư trú gặp rủi ro trên địa bàn thành phố; đối tượng khơng có nguồn thu nhập, gặp rủi ro đột xuất. Muốn giảm thiểu cứu trợ đốt xuất thì cần phải thực hiện cứu trợ thường xuyên tốt, phòng chống thiên tai tốt, đặc biệt là công tác giảm nghèo có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w