Những mặt tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 76)

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.3.2. Những mặt tồn tại cần khắc phục

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, song công tác ASXH tại thành Đà Nẵng vẫn cịn tờn tại một số vấn đề cần khắc phục, cụ thể:

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về nội dung và u cầu của chính sách ASXH có khi chưa đầy đủ, rõ ràng và kịp thời tới những đối tượng liên quan (những người thực thi và người dân), dẫn đến hiểu sai; các văn bản hướng dẫn nhiều khi không được minh bạch, công khai: Các thông tin về nhà ở cho người thu nhập thấp chủ yếu được tuyên truyền qua báo chí địa phương, trong đó nguồn tiếp cận thơng tin chủ yếu của người thu nhập thấp là từ tổ dân phố thì rất hạn chế. Cơ chế phối hợp giữa các cấp và giữa các cơ quan đồng cấp chưa chặt chẽ, thống nhất - như quan thế nào là vấn đề hộ thu nhập thấp, hộ nghèo vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau giữa Sở Lao động - Thương binh và xã hội và Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng. Vẫn chưa có một đầu mối thống nhất trong việc tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ xin mua, thuê nhà ở xã hội và quản lý nhà ở xã hội

- Việc thực hiện ASXH mặc dù đã tạo được sự quan tâm nhất định của xã hội, nhưng chưa thật sự là phong trào sâu rộng của quần chúng nhân dân, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng trong xã hội nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực bổ sung để thực hiện các mục tiêu mà hệ thống ASXH hướng tới. Vì vậy, mức độ huy động đóng góp của người dân cho việc thực thi các chính sách ASXH cịn thấp, chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách.

- Các nguyên tắc của hệ thống ASXH như: mọi người dân có quyền an sinh và tiếp cận hệ thống ASXH; tạo sự gắn bó, đồn kết, liên kết tương trợ giữa các cá nhân, nhóm xã hội; gắn trách nhiệm và quyền lợi, giữa đóng góp và hưởng lợi, khuyến khích mọi người dân, mọi thành phần trong xã hội tham gia... chưa được

nhận thức một cách đầy đủ. Do vẫn còn một bộ phận nhân dân chưa ý thức được sâu sắc trách nhiệm cá nhân trong vấn đề đảm bảo ASXH nên tư tưởng dựa dẫm vào Nhà nước có chiều hướng gia tăng. Một số người dân có xu hướng ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng nên thiếu sự nỗ lực cố gắng, phấn đấu vươn lên.

- Tình trạng nợ BHXH, trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động của các doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến.

- Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người dân chưa được tốt, hệ thống y tế vẫn cịn bất cập, trong đó nhiều cơ sở y tế quá tải trong điều trị. Tình trạng bệnh nhân phải nằm 2 - 3 người trên 01 giường bệnh vẫn còn phổ biến; chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt là khâu phục vụ chưa tốt; nhất là đối với người nghèo sử dụng BHYT.

- Tỷ lệ người nghèo theo chuẩn mới của thành phố vẫn còn lớn, số người khơng có việc làm vẫn cịn đơng. Q trình đơ thị hố ở Đà Nẵng gắn liền với việc di dời, giải toả, tái định cư trên diện rộng, liên quan đến hàng chục ngàn hộ dân - nhất là vấn đề công ăn việc làm, nhà ở và tệ nạn xã hội

Mặc dù thu nhập và mức sống của người dân thành phố có xu hướng tăng lên, tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo cũng ngày càng có sự cách biệt. Các số liệu tại phụ lục 1 thể hiện sự phân bố thu nhập của người dân Đà Nẵng trong giai đoạn 2002 - 2008 cho thấy: Hố ngăn cách giàu nghèo đang có xu hướng tăng nhanh, từ 5,44 lần năm 2002, đã tăng lên 5,58 lần năm 2006 và 6,09 lần vào năm 2008. Nhóm nghèo nhất trong giai đoạn 2002 - 2008, thu nhập thực tế tăng khoảng 1,78 lần, bình qn mỗi năm tăng 10,1%, trong khi đó nhóm giàu nhất có thu nhập thực tế tăng 2,0 lần, tốc độ tăng bình quân hàng năm là trên 12,2%.

- Tuy có được cải thiện, đời sống vật chất NCT từng bước cũng được nâng lên nhưng so với mặt bằng chung của xã hội, cuộc sống của NCT vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với NCT vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa đồng đều... Các hoạt động văn hóa tinh thần chưa được duy trì thường xun; các hoạt động văn hố, thể thao có tổ chức nhưng chưa thật sự phong phú về loại hình, chưa rộng khắp trên tất cả các địa bàn thành phố [43].

- Mặc dù có nhiều nỗ lực trong bố trí nhà ở cho các hộ tái định cư và nhà ở cho hộ có thu nhập thấp nhưng đến nay số nhà tạm vẫn còn nhiều và nhu cầu về nhà

ở của công nhân, học sinh, sinh viên, những hộ nghèo... đã tạo ra một áp lực lớn cho thành phố trong những năm tới...: Tuy mức giá nhà thu nhập thấp ở Đà Nẵng thấp hơn nhiều so với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giá tiền/m2 chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 (giá nhà thu nhập thấp ở Đà Nẵng hiện nay khoảng 5,5 triệu đồng/m2). Tuy nhiên, nhiều người thu nhập thấp, người nghèo (theo chuẩn nghèo mà UBND thành phố đưa ra) vẫn rất khó có khả năng mua nhà thu nhập thấp. Đó là chưa nói đến các quy định rất khắt khe hiện nay của ngân hàng khi cho vay ưu đãi với đối tượng này; các quy định về phương thức thanh tốn ghi trong hợp đồng mua nhà mang đến khơng ít khó khăn cho người mua - người có thu nhập thấp [98].

-Thủ tục hành chính giải quyết các vấn đề liên quan đến ASXH còn nhiều phức tạp, rắc rối gây khó khăn, cản trở việc thực thi chính sách: Cụ thể là các thủ tục xét duyệt việc mua bán, cho thuê nhà cho người nghèo, người có thu nhập thấp vẫn cịn chậm.Quy trình xét duyệt chưa công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc xét duyệt thực hiện theo nhiều kênh khác nhau như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công ty Quản lý nhà chung cư, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, HĐND thành phố.... Nhiều người dân phàn nàn rằng họ phải đi lại rất nhiều, rồi chờ mấy năm rồi mà vẫn chưa được giải quyết hay phản hồi (hiện nay tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội vẫn còn 1.850 hồ sơ xin mua nhà thu nhập thấp và Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố còn 1.850 hồ sơ xin mua nhà thu nhập thấp chưa được các cấp có thẩm quyền xét duyệt). Khảo sát đánh giá về các thủ tục bán, cho thuê nhà ở thu nhập thấp hiện nay có 924/933 ý kiến trả lời, kết quả là: 503 hộ (54,7%) cho rằng phức tạp, kéo dài; 115 hộ (12,5%) đơn giản, nhanh chóng; 306 hộ (33,2%) khơng biết. Thực tế hiện nay vẫn chưa có bộ phận và cán bộ chuyên trách, chưa phát huy được vai trò của quận, huyện trong việc phát triển và giải quyết nhà ở thu nhập thấp.Về phản hồi thơng tin: có 910/933 (97,5%) hộ trả lời khi được hỏi vấn đề này, kết quả thu được là: sau khi nộp đơn có đến 710 hộ (78,0%) nói khơng nhận được phản hồi, 200 hộ (22,0%) nói họ nhận được thơng tin trả lời từ cơ quan nộp đơn, trong đó, 333 hộ (49,4%) cho rằng lý do các cơ quan chức năng đưa ra hợp lý, chấp nhận được, 342 hộ (50,6%) cho là khơng hợp lý. Phương thức thanh tốn hiện nay chưa linh hoạt và khả thi, nhiều hộ gia đình rất khó khăn về nhà ở khơng đủ khả năng tài chính để chi trả một lúc số tiền 20- 30% tổng giá trị căn hộ hoặc chi

trả tiền góp hàng tháng theo quy định. Các biện pháp mới chỉ ở mức độ hành chính, chưa có các chính sách cụ thể về thuế, tín dụng, điều chỉnh thị trường nhà ở tạo cơ hội cho người thu nhập thấp cải thiện điều kiện ở. Chính sách về thuê nhà dành cho người thu nhập thấp hiện nay vẫn chưa có trong khi nhu cầu thuê nhà rất lớn*

So với trước đây, công tác quản lý nhà chung cư hiện nay tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn những kẽ hở làm cho việc sang nhượng, mua bán căn hộ chung cư diễn biến phức tạp: Trong đợt tổng kiểm đầu năm 2012 do UBND thành phố chỉ đạo cho thấy hiện tượng sang nhượng, mua bán diễn ra rất phức tạp. Đoàn kiểm tra cho biết đã kiểm tra thực tế việc quản lý, sử dụng tại 22 KCC với 3.287 căn hộ có đến 1.073 hộ bán nhà ở, 177 căn hộ cho thuê lại và 80 căn hộ cho ở nhờ. Ngồi ra, cịn có thêm 53 căn hộ được cho người khác “ở tạm”, 63 căn phịng bỏ trống khơng sử dụng, 6 căn hộ bị chiếm ở trái phép. Thực trạng trên cho thấy đã có 1.446 căn hộ sử dụng khơng đúng mục đích, chiếm trên 50% số căn hộ chung cư đã bố trí [98, tr.70].

- Một bộ phận trong đội ngũ cán bộ, công chức thiếu năng lực, trình độ và sự trong sạch trong thực thi chính sách cũng đang là một trong những nguyên nhân bóp méo, thậm chí đi ngược lại mục tiêu của chính sách: Quản lý ở đây được nhìn nhận trên 2 khía cạnh: quản lý nhà ở sau xây dựng (duy tu, bảo dưỡng) và quản lý sao cho nhà ở vẫn được tiếp tục sử dụng bởi đúng những đối tượng cần trợ giúp, hạn chế tình trạng chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng sai lệch mục tiêu dự án ban đầu. Tuy nhiên, quy chế quản lý vẫn còn những kẽ hở, các chính sách hầu như chưa đề cập đến các biện pháp cụ thể về “hậu kiểm”, do đó đã để xảy ra tình trạng mua, bán sang nhượng tràn lan như đã đề cập ở phần trước. Trong tháng 11/2012, Công ty Quản lý nhà chung cư Thành phố Đà Nẵng kiểm tra 09 khu chung cư và phát hiện nhiều trường hợp cán bộ, công chức (CBCC) được UBND thành phố Đà Nẵng bố trí nhà ở chung cư đã tự ý bán quyền thuê hoặc cho người khác thuê lại: Đoàn kiểm tra đã kiểm tra 673 căn hộ và phát hiện 111 CBCC đã sử dụng nhà ở khơng đúng mục đích, khơng đúng đối tượng như đã cam kết ban đầu. Những người này đã cho thuê lại hoặc “bán” căn hộ chung cư cho người khác. Cơng ty đã có văn bản báo cáo UBND thành

* Trong số 831/933 hộ thu nhập thấp chưa được giải quyết nhà khi được hỏi cho kết quả đa số chỉ có khả năng mua trả chậm (812 ý kiến, tỷ lệ 97,7%). Các trường hợp trả chậm được hỏi cho kết quả: Khả năng thanh toán trước: từ 5 - dưới 10% là 6 ý kiến (8,3%); từ 10 đến 25 % là 342 ý kiến (42,1%); từ 25 - 50% là 353 ý kiến (43,5%); trên 50% là 31 ý kiến (3,8%); số không trả lời 121.

phố Đà Nẵng về các trường hợp này để có hướng xử lý - kiến nghị UBND thành phố thu hồi tất cả các căn hộ chung cư đã cho thuê lại hoặc cho ở nhờ [98, tr.70].

- Hạn chế nhận thức của cộng đồng là chưa gắn kết trách nhiệm đóng góp của người thụ hưởng trong việc đảm bảo ASXH cho chính họ. Tư tưởng dựa hẳn vào nhà nước, vào cộng đồng để giải quyết vấn đề ASXH, coi ASXH chỉ đơn thuần là “Cứu trợ xã hội” vẫn đang rất phổ biến trong bộ phận lớn dân chúng ở Đà Nẵng, làm cản trợ việc khuyến khích gắn kết giữa trách nhiệm cá nhân với hỗ trợ cộng đồng trong giải quyết vấn đề ASXH, nhân tố quan trọng để đảm bảo xây dựng hệ thống ASXH theo hướng bền vững.

-Sự thiếu cơ chế theo dõi và phối hợp trong việc đánh giá làm cho việc đánh giá kết quả thực hiện các chính sách ASXH trở nên khó khăn, chưa có các thơng tin đáng tin cậy về những hoạt động và những địi hỏi cần hồn thiện.

- Các vấn đề bức xúc như: quy hoạch, giải phóng mặt bằng thực hiện một số dự án cịn kéo dài khiến người dân gặp nhiều khó khăn, phải sống trong cảnh tạm bợ, cuộc sống không ổn định. Việc áp giá đền bù, cần xem lại cho hợp lý trong tình hình giá cả leo thang, kinh tế khó khăn như hiện nay.

Dịch vụ cung cấp điện, nước cịn nhiều bất cập - tình trạng tăng giá điện, nước, tình trạng cắt nước cắt điện trong thời gian qua đã gây nhiều khó khăn cho người dân, đặc biệt là dân nghèo. Vấn đề ô nhiễm mơi trường sống có chiều hướng gia tăng, tình trạng “chưa mưa đã... lụt” ở một số khu dân cư; tái định cư hiện nay cịn có những bất cập như xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, kém chất lượng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w