Thực hiện chương trình “thành phố 5 khơng” và “thành phố 3 có”

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 68)

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.2.6. Thực hiện chương trình “thành phố 5 khơng” và “thành phố 3 có”

Trong chiến lược giải quyết ASXH tại thành phố Đà Nẵng, nhiều chương trình KT - XH đã được nghiên cứu, triển khai nhằm từng bước thay đổi bộ mặt đô thị, trong đó quan trọng nhất là 2 chương trình mang ý nghĩa văn hóa và tính nhân văn sâu sắc đó là: “Thành phố 5 khơng” và “Thành phố 3 có”

-Chương trình “Thành phố 5 không”:

Ngày 5/2/2000, UBND thành phố Đà Nẵng quyết định ban hành kế hoạch thực hiện chương trình “Thành phố 5 khơng”(khơng có hộ đói; khơng có người mù chữ; khơng có người lang thang xin ăn; khơng có người nghiện ma túy trong cộng đồng; khơng có giết người để cướp của) nhằm đầu tư cho một tương lai lâu dài, bền vững. Bằng sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, chương trình thành phố 5 khơng đã đạt được nhiều kết quả khả quan:

Các chương trình giảm nghèo đã đạt được kết quả đáng kể. Nếu so với khu vực và cả nước thì thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương giảm hộ đói nghèo với tốc độ nhanh và vững chắc. Giai đoạn 2001-2004, kết quả đạt được là khơng có hộ đói, đã có 9.769 hộ thốt nghèo (theo chuẩn quốc gia). Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,1% cuối năm 2001 xuống còn 0,13% vào cuối năm 2004 (còn 185 hộ theo chuẩn quốc gia). Giai đoạn 2005-2008, kết quả có 21.792 hộ thốt nghèo, số nghèo cịn lại 1.450 hộ tỷ lệ 0,95%; về trước mục tiêu 2 năm (mục tiêu đến 2010). Giai đoạn 2009 đến nay, sau khi điều chỉnh theo chuẩn mới là 32.796 hộ, chiếm 19,26% đến cuối năm 2011 là 6.766 hộ, chiếm 2,98% tổng số hộ dân [103]. Ngày 19/12/2009 UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 9470/QĐ-UBND phê duyệt Đề án thực hiện mục tiêu “Khơng có hộ đặc biệt nghèo” đến năm 2015: Mục tiêu của Đề án là đảm bảo 100% số hộ đặc biệt nghèo được: ưu tiên hỗ trợ cải thiện nhà ở, điện, nước sạch, xây dựng cơng trình phụ hợp vệ sinh, được hỗ trợ vốn, vay vốn tạo việc làm khi có nhu cầu; được hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, được miễn giảm học phí, viện phí, ưu tiên đào tạo nghề miễn phí và giới thiệu việc làm... Theo báo cáo từ Sở LĐ-TB&XH với sự giúp đỡ của chính quyền thành phố cùng các ngành, đồn thể và các nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ đến cuối năm 2009, trong số 32.796 hộ nghèo trên địa bàn thành phố đã có 10.737 hộ thốt nghèo, số hộ nghèo cịn lại của thành phố giảm xuống cịn 23.296 hộ; Đến cuối năm 2010, có

9.305 hộ thốt nghèo, giảm số lượng hộ nghèo của thành phố từ 23.296 hộ xuống cịn 14.884 hộ; Đến cuối năm 2011, có 8.118 hộ thốt nghèo, giảm số lượng hộ nghèo của thành phố từ 14.884 hộ xuống còn 6.766 hộ. Mục tiêu của thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 khơng cịn hộ nghèo theo chuẩn của quốc gia và hộ đặc biệt nghèo.

Mục tiêu xóa mù chữ đến người cuối cùng đã hồn thành trong độ tuổi 6 - 35 thơng qua việc huy động đông đảo lực lượng xã hội hưởng ứng “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”, chiến dịch “ánh sáng văn hóa hè”, vận động các đối tượng thuộc diện xóa mù đến lớp và chỉ đạo các Trung tâm giáo dục thường xuyên bố trí giáo viên chuyên trách cơng tác xóa mù chữ… Hiện đang tiếp tục các biện pháp duy trì kết quả đã đạt được, giải quyết các trường hợp mới phát sinh và chống tái mù chữ. Thực hiện mục tiêu giáo dục sau xóa mù chữ và từng bước mở rộng diện xóa mù chữ đến độ tuổi 45.

Mục tiêu khơng có người lang thang xin ăn cơ bản được khống chế trên địa bàn. Tập trung 1.582 đối tượng lang thang xin ăn trên địa bàn, trong đó 24,8% có địa chỉ ở thành phố, 72,7% ở tỉnh khác và 1,6% chưa xác định; vận động gia đình bảo lãnh, giải quyết cho về 1.558 lượt người, chuyển vào trung tâm nuôi dưỡng 45 người; Trung tâm BTXH đang nuôi dưỡng, chăm sóc 179 người.

Mục tiêu khơng có người nghiện ma túy trong cộng đồng được triển khai đồng bộ với các biện pháp ở cả 2 lĩnh vực: đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy và tổ chức cai nghiện. Trong thời gian qua đã triển khai 14 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm về ma tuý, bắt xử lý 245 vụ, việc gồm 705 đối tượng phạm pháp hình sự về ma túy, khởi tố 138 vụ (229 đối tượng); phát hiện, đấu tranh triệt xóa 47 điểm nóng về ma túy. Tổ chức chữa bệnh, cai nghiện cho 1.529 lượt đối tượng với 1.400 lượt đối tượng cai nghiện bắt buộc và 129 lượt đối tượng cai nghiện tự nguyện. Kết quả qua cai nghiện, giáo dục có 1179 đối tượng được đưa về tái hịa nhập cộng đồng. Duy trì hoạt động các Câu lạc bộ sau cai nghiện, động viên người sau cai hịa nhập cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

Mục tiêu khơng có giết người để cướp của được triển khai sâu rộng. Phát động mạnh mẽ phong trào quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm. Tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về âm mưu, phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm để nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong đấu

tranh phòng chống. Triển khai chủ trương cho các đối tượng hình sự đã có nhiều tiến bộ vay trên 2 tỷ đồng vốn làm ăn, tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. Tăng cường rà sốt, theo dõi các đối tượng hình sự đã có tiền án, tiền sự, quản lý các địa bàn phức tạp, trọng điểm và bố trí lực lượng để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội. Tiến hành các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, triệt phá hàng trăm ổ, nhóm tội phạm, truy bắt và vận động ra đầu thú nhiều đối tượng có lệnh truy nã, khơng để bọn tội phạm manh động gây án nghiêm trọng. Với quyết tâm và những biện pháp quyết liệt trên, tội phạm giết người cướp của đã được kiềm chế.

Đến tháng 6/2009, UBND thành phố đã điều chỉnh các mục tiêu Chương trình “Thành phố 5 khơng” giai đoạn 2009 - 2015. Theo đó, mục tiêu của Chương trình “Thành phố 5 không” giai đoạn 2009 - 2015: Khơng có hộ nghèo theo chuẩn

thành phố; Khơng có học sinh bỏ học ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở; Khơng có người lang thang xin ăn; Khơng có người nghiện ma t trong cộng đồng; Khơng có giết người để cướp của.

Tương ứng với từng mục tiêu, các ngành của thành phố đã xây dựng các Đề án để thực hiện chương trình thành phố 5 khơng trong giai đoạn mới: Mục tiêu giảm

nghèo: hiện nay, Đà Nẵng đang đẩy nhanh tốc độ nâng cao chất lượng đời sống của

người dân thành phố Đà Nẵng nói chung và những hộ có mức thu nhập thấp nói riêng, để đến năm 2015 cơ bản khơng cịn hộ có mức thu nhập bình qn từ 800.000 đồng/người/tháng ở thành thị và 600.000 đồng/người/tháng ở nông thôn trở xuống. Đến giai đoạn 2011 - 2015 giảm 2,0%-3,2% hộ nghèo/ năm, đến năm 2015 cơ bản khơng cịn hộ nghèo; chất lượng cuộc sống của hộ thu nhập thấp được nâng lên cả về vật chất và tinh thần, là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu khơng có người nghiện ma túy: 100% cơng dân có hiểu biết pháp luật về phòng, chống ma túy, tác hại của ma túy; Tổ chức cai nghiện phục hồi cho 100% người nghiện, tái nghiện được phát hiện, 100% đối tượng hoàn thành cai nghiện được quản lý cai nghiện tại cộng đồng theo đúng quy định của pháp luật; khống chế người nghiện ma túy dưới 0,05% dân số, tỷ lệ tái nghiện ma túy hàng năm khơng vượt q 50%; duy trì 100% cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang khơng có người nghiện ma túy, phấn đấu giữ vững số xã, phường lành mạnh hiện có và hằng năm xây dựng mới từ 1 đến 2 xã, phường đạt chuẩn xã, phường lành mạnh khơng có tệ nạn ma túy.

Mục tiêu khơng có học sinh bỏ học: đảm bảo khơng có học sinh bỏ học do hồn cảnh gia đình khó khăn; huy động học sinh bỏ học giữa chừng trở lại trường, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi một cách bền vững, phấn đấu hồn thành phổ cập bậc trung học phổ thơng; nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học, ngăn chặn tình trạng bỏ học; đổi mới phương pháp giảng dạy; đồng thời hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường lớp ở các cấp học. Mục tiêu khơng có giết người để cướp của: Đảm bảo 100% hộ dân được phố biến pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm phòng tránh hành vi của tội phạm giết người để cướp tài sản, 90% số người trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao vi phạm pháp luật hình sự phải được tuyên truyền, vận động phòng, chống tội phạm, ngăn ngừa và làm hạn chế phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội. Đồng thời đảm bảo 80% người có tiền án, tiền sự được quản lý giúp đỡ, tạo điều kiện sinh hoạt, nâng cao hiệu quả giải quyết những vấn đền xã hội.

Mục tiêu khơng có người lang thang xin ăn: Phấn đấu hàng năm có 100% xã,

phường khơng có người lang thang xin ăn, phát hiện kịp thời và tập trung 100% số người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang trên địa bàn thành phố vào các cơ sở BTXH để phân loại, nuôi dưỡng, giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề và giải quyết đưa về cộng đồng.

-Chương trình “Thành phố 3 có”- có việc làm, có nhà ở, có nếp sống văn

minh đơ thị:

Từ kết quả chương trình “Thành phố 05 không”, Đà Nẵng đã mạnh dạn đề ra chương trình “Thành phố 3 có”: có việc làm, có nhà ở, có nếp sống văn minh đơ thị (xem Phụ lục 3). Với quyết tâm đó, chương trình 3 có của thành phố trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: các cấp, ngành của thành phố đã tổ chức gần 100 phiên chợ việc làm, giải quyết việc làm hơn 160 ngàn lao động; mỗi năm, Đà Nẵng đã giải quyết việc làm cho khoảng 34 nghìn lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 4,95% (năm 2009), về cơ bản đã giải quyết được tình trạng khơng có nhà ở và đang tiến tới giải quyết vấn đề xóa bỏ nhà tạm cho người dân.

Phần lớn những chính sách quan trọng trong hệ thống chính sách phát triển nhà ở nói chung và nhà ở cho người thu nhập thấp nói riêng của thành phố Đà Nẵng

vừa qua được thể hiện qua 2 văn bản quan trọng là Quyết định số 140/2005/QĐ- UBND ngày 14 tháng 10 năm 2005 phê duyệt Đề án Đảm bảo có nhà ở cho nhân

dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2010 (tức là giai đoạn trước

khi có quyết định số 67/2009/QĐ-TTg và các quyết định liên quan của Chính phủ đến việc phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở các đơ thị) và Quyết định số 3882/QĐ-UBND ngày 26/5/2009 phê duyệt Đề án Xây dựng 7.000 căn hộ phục vụ

chương trình có nhà ở cho nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (tức là giai đoạn sau khi có quyết định số 67/2009/QĐ-TTg) (xem phụ lục 5)

Hiện nay, Đà Nẵng đã và đang triển khai xây dựng tổng cộng 104 nhà chung cư, với tổng số 13.681 căn hộ, trong đó: nguồn vốn đầu tư từ ngân sách thành phố 86 nhà với 9.565 căn hộ, chiếm tỷ lệ 69,7%, nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp (thành phố hỗ trợ về đất đai) là 18 nhà với 4.155 căn hộ, chiếm tỷ lệ 30,3%. Tính đến hết tháng 10-2012, Thành phố đã đưa vào sử dụng 164 chung cư thu nhập thấp với hơn 7.700 căn hộ, hơn 700 phòng ký túc xá đáp ứng nhu cầu cho 6.000 sinh viên và hiện đang triển khai 94 chung cư (hơn 12.400 căn hộ). Ngoài ra, thành phố cũng quan tâm tới nhà ở cho công nhân khu công nghiệp bằng cách bảo lãnh cho các hộ gia đình có nhu cầu vay ngân hàng 50 triệu đồng/hộ để xây nhà trọ [41, tr.3]. Mức giá nhà thu nhập thấp ở Đà Nẵng hiện nay thấp hơn nhiều so với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (giá tiền/m2 chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3). Về hình thức thanh tốn theo Cơng văn số 932/CV-UBND-QLĐT ngày 22 tháng 02 năm 2012: Đối với cán bộ cơng chức thực sự khó khăn về nhà ở: Thành phố chủ trương bán căn hộ chung cư theo phương thức thanh tốn: trả trước 50%, cịn lại 50% trả chậm trong vòng 10 năm. Đối với các trường hợp khác khơng phải là cán bộ cơng chức, viên chức (khó khăn về nhà ở, đông nhân khẩu, nhiều thế hệ ở trong một căn hộ,…): Thực hiện bán căn hộ theo phương thức bán trả góp 10 năm, 20 năm [97]. Đến nay, Đà Nẵng được Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đánh giá là địa phương triển khai tốt và

rất hiệu quả các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp [3, tr.2].

Ngồi các chính sách trên, thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây đã thực hiện nhiều chính sách khác nhằm trợ giúp các đối tượng nghèo và thiệt thòi về mọi mặt của đời sống - trong đó có nội dung liên quan đến vấn đề có nhà ở. Kết quả từ năm 1997 đến 2010, chính quyền thành phố phối hợp cùng với các cấp, ngành,

hội đoàn thể và các nhà hảo tâm đã xây dựng cho các hộ nghèo 6.415 căn hộ đại đồn kết và bố trí 75 căn hộ chung cư; hỗ trợ các hộ nghèo sửa chữa nâng cấp nhà ở, lắp đặt điện nước và hỗ trợ cơng trình vệ sinh với tổng kinh phí 112.614,23 triệu đồng (khơng tính căn hộ chung cư). Cụ thể: Xây 6.415 căn nhà đại đồn kết với tổng kinh phí là 74.374,65 triệu đồng; Sửa chữa, nâng cấp 2.265 căn nhà với tổng kinh phí 32.425 triệu đồng; Lắp điện nước cho 2.537 hộ với tổng kinh phí 3.979,93 triệu đồng; Hỗ trợ cơng trình vệ sinh cho 646 hộ với tổng kinh phí 1.835 triệu đồng [104].

Phát huy những kết quả đã đạt được, chương trình 3 có của thành phố bước vào giai đoạn mới 2011 - 2015 với những mục tiêu mới như tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nhà thu nhập thấp; tiếp tục đẩy mạnh giải quyết việc làm thơng qua các chương trình hỗ trợ việc làm, phiên giao dịch việc làm, nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề; xây dựng nếp sống văn minh đơ thị với những mơ hình điểm phát động trong tồn dân như “Tuyến đường văn minh đơ thị”, “Tổ dân phố không rác”, “Chợ văn minh thương mại”... Tất cả hướng đến nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân, vì một thành phố hài hịa, thân thiện, an bình và có đời sống văn hóa cao.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w