Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 48)

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.2.2. Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế

Sau khi Luật BHYT đã được ban hành có hiệu lực từ ngày 01/7/2009; Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành ban hành và trình ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện BHYT. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 1/7 hàng năm là Ngày BHYT Việt Nam. Đà Nẵng cũng đã ban hành nhiều văn bản, từ nghị quyết của Thành ủy, HĐND đến chỉ thị, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể và các cơ quan có liên quan đến việc thực hiện chính sách BHYT. Trên cơ sở đó, các quận, huyện ủy đếu đã có chỉ thị, cơng văn chỉ đạo và ngày 11/5/2012 UBND thành phố đã ban hành kế hoạch thực hiện BHYT toàn dân trong năm 2012 kèm theo Quyết định số 3630/QĐ-UBND. Việc mở rộng các nhóm đối tượng tham gia BHYT của thành phố Đà Nẵng đến nay cơ bản đã được thực hiện theo đúng lộ trình của Luật BHYT. Nhóm trẻ em dưới 6 tuổi đã được thực hiện ngay khi Luật có hiệu lực thi hành; nhóm Học sinh sinh viên đã tham gia bắt buộc từ ngày 01/01/2010. Tính đến 31/12/2011, tổng số người tham gia BHYT trên địa bàn thành phố là 770.233 người, tỷ lệ bao phủ đạt khoảng 82% dân số, tăng 268.309 người so với năm 2008 - thời điểm Luật BHYT chưa có hiệu lực (xem bảng 1.7, Phụ lục 1).

Trong thực tế, tỷ lệ tham gia BHYT chưa đầy đủ, tính tuân thủ pháp luật chưa cao. Trong khoảng 18% dân số chưa tham gia BHYT, có cả đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng. Tỷ lệ tham gia BHYT của nhóm tự nguyện đóng BHYT là thấp nhất, chỉ đạt khoảng 59,2% tổng số đối tượng. Xét theo trách nhiệm đóng BHYT theo quy định của Luật BHYT, các nhóm tham gia BHYT theo quy định của Luật BHYT chia thành 5 nhóm chính: một

là, do người lao động và người sử dụng lao động đóng; hai là, do quỹ BHXH đóng; ba là, Do NSNN đóng; bốn là, được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng BHYT; năm là, tự đóng tồn bộ mức đóng BHYT (xem bảng 1.8, Phụ lục 1)

Năm 2011, có 90 cơ sở KCB ký hợp đồng khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT, bao gồm: 87 cơ sở KCB nhà nước và 3 cơ sở tư nhân. Số trạm y tế tuyến xã và tương đương thực hiện KCB BHYT là 67 trạm. Đã có 1.940.826 lượt người bệnh BHYT đi khám chữa bệnh (1.778.037 lượt điều trị ngoại trú và 162.789 lượt điều trị nội trú). Tỷ lệ bệnh nhân khám chữa bệnh BHYT tại một số cơ sở KCB tuyến tỉnh, huyện chiếm khoảng 79,06 % tổng số bệnh nhân khám chữa bệnh chung (xem bảng 1.9, Phụ lục 1).

Từ ngày 01/01/2010 mức đóng BHYT được điều chỉnh bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp BHXH hoặc mức tiền lương tối thiểu (tăng 1,5 lần so với năm 2009). Số thu năm 2010 đạt 315,766 tỷ đồng, tăng 79,5% so với năm 2009; số chi của quỹ BHYT năm 2010 là 307,125 tỷ đồng, tăng 31,86% so với năm 2009. Việc tăng thu của quỹ năm 2009 - 2010 là do tăng số người tham gia (trong đó có việc chuyển ngân sách để bảo đảm KCB miễn phí cho nhóm trẻ em dưới 6 tuổi) và do có điều chỉnh tăng mức tiền lương tối thiểu (xem bảng 1.10, Phụ lục 1)

Bên cạnh những kết quả đạt được cũng cần thấy rằng, tỷ lệ tham gia BHYT chưa đầy đủ, độ bao phủ chưa cao (khoảng 82%% dân số). Trong khoảng 18% dân số chưa tham gia BHYT, có cả đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng (Người lao động trong các doanh nghiệp mới đạt khoảng 76,4%). Tỷ lệ tham gia BHYT của nhóm tự nguyện đóng BHYT chỉ đạt 59,2 % tổng số đối tượng (xem bảng 1.11, Phụ lục 1)

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w