Chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi, người cao tuổ

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 96)

ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.3.2. Chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi, người cao tuổ

cô đơn; trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, nạn nhân chất độc da cam và người tàn tật

Người cao tuổi và trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi và người tàn tật là những đối tượng cần phải có sự quan tâm, chăm sóc của Nhà nước và cộng đồng xã hội. Sự chăm sóc phải ngày càng ân cần và chu đáo hơn. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, thành phố phấn đấu đạt một số mục tiêu quan trọng như 100% nguời cao tuổi từ 80 tuổi đến 89 tuổi khơng có lương hưu, khơng có trợ cấp BHXH và người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên đều được nhận TCXH hàng tháng và được cấp thẻ BHYT miễn phí; 100% người cao tuổi khi ốm đau được khám chữa bệnh và được hưởng chăm sóc của gia đình, cộng đồng; đảm bảo người cao tuổi được ưu tiên khám chữa bệnh miễn phí; hình thành từ 3 - 4 khoa lão khoa tại các bệnh viện lớn hoặc tại các trung tâm y tế quận, huyện; 95% người cao tuổi tham gia sinh hoạt tại các hội người cao tuổi; đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho 80 - 90% cán bộ y tế tại các trung tâm y tế quận, huyện và đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tại các xã, phường; 100% người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa lang thang được đưa vào nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở BTXH; phấn đấu duy trì 100% quận, huyện xã phường triển khai cơng tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng lồng ghép về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi; duy trì phong trào "Ơng bà, cha mẹ mẫu mực, con, cháu hiếu thảo" xây dựng "Gia đình văn hố"; duy trì và nâng cao hiệu quả huy động đóng góp Quỹ chăm sóc người cao tuổi tại 56 xã phường [43]… Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian đến Đà Nẵng cần thức hiện tốt pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, Bảo vệ và chăm sóc trẻ em và pháp luật có liên quan về trợ giúp xã hội. Chuyển dần từ TCXH cho đối tượng BTXH sang hỗ trợ hộ gia đình chăm sóc thay thế. Mở rộng mơ hình gia đình, cá nhân nhận ni và chăm sóc đối tượng BTXH. Có thể xem xét các giải pháp cụ thể sau:

- Đối với người cao tuổi:

+ Tăng cường việc phát huy vai trò của người cao tuổi: Các sở, ban, ngành, đồn thể, UBND các quận huyện, gia đình và cộng đồng, động viên và tạo điều kiện để người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ, tham gia học tập nâng cao trình độ, đóng góp kinh nghiệm hiểu biết của mình vào sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố. Cụ

thể, nên chú trong một số mặt sau: Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế, như khôi phục nghề và truyền dạy nghề truyền thống khuyến nông, khuyến ngư… theo điều kiện và khả năng cụ thể; Phát huy vai trò của người cao tuổi trong cơng tác phịng chống tội phạm, giữ vững an ninh trật tự và quốc phòng tồn dân; Tạo mơi trường thuận lợi cho người cao tuổi được phát huy tài năng trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp trong việc tham gia các hoạt động văn hoá - xã hội, truyền thụ những kiến thức văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ, gương mẫu đi đầu; giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ sau và làm nòng cốt trong phong trào xây dựng xã hội học tập, xây dựng gia đình, dịng họ hiếu học; Tạo điều kiện cho người cao tuổi được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật nhất là vấn đề liên quan đến người cao tuổi; tư vấn chuyên môn, kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục… của thành phố.

+ Thường xuyên nâng cao đời sống vật chất: Tăng mức hỗ trợ tài chính cho người già neo đơn lên mức đủ sống, ít nhất cũng ngang với mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Tiếp tục rà soát giải quyết kịp thời các chính sách BTXH hàng tháng cho người cao tuổi; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách nhằm hỗ trợ cho người cao tuổi đều được cấp thẻ BHYT miễn phí. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền vận động người dân, cộng đồng doanh nghiệp và các thành phần khác cùng đóng góp để chung tay giúp đỡ người già, hình thành 1 quỹ tài chính nhằm phục vụ mục tiêu hỗ trợ người già mang tính lâu dài. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nhận phụng dưỡng chăm sóc người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, không nguồn thu nhập; nâng cao chất lượng các cơ sở BTXH, xây dựng các mơ hình trợ giúp người cao tuổi cô đơn, tàn tật tại cộng đồng; đảm bảo ASXH về mọi mặt cho người cao tuổi như việc làm, chăm sóc y tế, phúc lợi xã hội, tiết kiệm; phát động phong trào và huy động nguồn lực để tổ chức thực hiện giảm nghèo, hỗ trợ khó khăn thường xuyên cho người cao tuổi.

+ Nâng cao sức khoẻ cho người cao tuổi: Nghiên cứu để hình thành các khoa chuyên ngành lão khoa trong các bệnh viện lớn ở thành phố, đầu tư cho cán bộ, nhân viên y tế học tập để nâng cao trình độ của y học hiện đại thế giới trong lĩnh vực chuyên môn khá mới mẻ này. Cần nghiên cứu bố trí các khu chức năng cho người

già, bàn khám ưu tiên cho người già tại các khu dịch vụ công cộng, bệnh viện… Tăng cường các hoạt động tư vấn, hướng dẫn bồi dưỡng và tập huấn kiến thức tự chăm sóc, nâng cao sức khoẻ đối với bản thân và gia đình người cao tuổi; phát triển và nâng cao hoạt động các câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, câu lạc bộ văn hố hiện có về cơ sở vật chất cũng như loại hình hoạt động để thu hút ngày càng đông người cao tuổi đến tham gia; phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi và triển khai hỗ trợ khám tại gia; hình thành các khoa lão khoa tại các trung tâm y tế quận, huyện và các bệnh viện cấp thành phố; có chương trình đào tạo tập huấn chuyên sâu, nâng cao chất lượng hoạt động cho đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên chăm sóc người cao tuổi; đầu tư sửa chữa nâng cấp cơ sở BTXH của ngành LĐ-TB&XH phù hợp người cao tuổi đảm bảo nuôi dưỡng tập trung số người cao tuổi không nơi nương tựa và hướng đến đầu tư khu dành riêng chăm sóc người cao tuổi có điều kiện kinh tế khá giả nhưng con cháu khơng có điều kiện chăm sóc, gửi vào đóng góp kinh phí để chăm sóc; tạo điều kiện về ưu đãi đất đai, các chính sách tài chính khác để khuyến khích xã hội hóa xây dựng các cơ sở điều dưỡng, chăm sóc người cao tuổi tập trung. Có các biện pháp mạnh mẽ để nhằm ngăn chặn tình trạng đối xử thơ bạo với già.

+ Quan tâm đến đời sống văn hoá tinh thần của người cao tuổi: Xây dựng nếp sống, tạo mơi trường ứng xử văn hố phù hợp đối với người cao tuổi tại nơi cơng cộng cho mọi lứa tuổi, duy trì quan hệ gia đình, dịng họ, cộng đồng, trong việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với người cao tuổi, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các câu lạc bộ văn hoá thể thao cho người cao tuổi ở địa phương; khuyến khích, hỗ trợ hoạt động xây dựng quỹ chăm sóc người cao tuổi ở cơ sở theo quy định của pháp luật để trợ giúp khó khăn về đời sống kinh tế cho người cao tuổi cô đơn, tàn tật hoặc thường xuyên đau ốm; mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của người cao tuổi và Hội người cao tuổi.

+ Đẩy mạnh chương trình tun truyền, giáo dục về cơng tác chăm sóc và phát huy vai trị của người cao tuổi: Tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về hoạt động người cao tuổi về gương sáng “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”,

truyền thống “Kính lão trọng thọ”, biết kính trọng, biết ơn và chăm sóc giúp đỡ người cao tuổi, đặc biệt nêu gương điển hình về người cao tuổi tàn tật là phụ nữ làm kinh tế giỏi, người có nhiều cơng lao đóng góp chăm sóc giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em mồ côi, người bị nhiễm HIV/AIDS; phổ biến truyền đạt thông tin, kiến thức khoa học nhằm hạn chế các nguy cơ gây bệnh, an toàn trong sử dụng thuốc, chống lạm dụng thuốc chữa bệnh đối với người cao tuổi; xây dựng và phát hành các ấn phẩm hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, các bài tập dưỡng sinh, chế độ dinh dưỡng của Viện Lão khoa, Viện Dinh dưỡng, Viện Nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, Viện Nghiên cứu người cao tuổi.

+ Thực hiện các hoạt động chủ động chuẩn bị cho tuổi già: Tuyên truyền vận động công dân chủ động tham gia BHXH, BHYT, chi tiêu tiết kiệm từ khi cịn trẻ để có nguồn tích luỹ lúc ốm đau khi tuổi già; tự nguyện đóng góp các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ chăm sóc phụng dưỡng người cao tuổi; phổ biến và tuyên truyền các kiến thức cho các thế hệ trong gia đình có người cao tuổi, cách tìm hiểu về tâm lý và nguyện vọng chính đáng để tìm ra phương pháp, kỹ năng chăm sóc người cao tuổi về sức khoẻ và tinh thần.

+ Đẩy mạnh công tác vận động viện trợ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các chương trình, dự án đối với người cao tuổi để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người cao tuổi [43].

- Đối với trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, người bị nhiễm chất độc hóa học, người tàn tật:

Tại thời điểm tháng 01/2010, Đà Nẵng có người 7.261 nhiễm chất độc hóa học với 2.865 người bị nhiễm gián tiếp (thế hệ thứ 2, 3...); 5.828 người bị tàn tật trong đó có 1.671 trẻ dưới 16 tuổi. Mặc dù đã rất cố gắng, những hiện nay ở Đà Nẵng mới có 02 cơ sở chăm sóc trẻ em nhiễm chất độc da cam và bất hạnh tại quận Liên Chiểu và quận Hải Châu với khoảng 80 em được chăm sóc, ni dưỡng, phục hồi chức năng cho trẻ theo hình thức bán trú, trong đó có 13 em được cấp chứng chỉ nghề may (6/2009). Có thể thấy rằng, nhu cầu chăm sóc, ni dưỡng và phục hồi chức năng cho các đối tượng này hiện còn rất lớn và lâu dài, ước tính số lượng lên đến trên 4.500 người, trong đó 2/3 là dưới 16 tuổi.

thực hiện tốt Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Phải có nhiều chương trình chăm sóc trẻ em và nhiều hình thức chăm sóc: chăm sóc tập trung và chăm sóc trẻ em ở cộng đồng. Ngoài ngân sách của thành phố cần huy động các nguồn lực cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ để chăm sóc trẻ em ở cộng đồng. Nghiên cứu để tiếp tục phát triển thêm hệ thống các cơ sở ni dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng cho các em tại nhiều khu vực khác. Giao nhiệm vụ cho ngành y tế, ngành lao động thương binh xã hội nghiên cứu các giải pháp để phục hồi chức năng, các giải pháp để chăm sóc, ni dưỡng các em tốt nhất. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về các chế độ chính sách đối với người bị nhiễm chất độc hóa học, người tàn tật; về các tấm gương nạn nhân vươn lên hòa nhập trong cuộc sống; mở rộng các hoạt động đối ngoại và tuyên truyền quốc tế để vận động nhiều nguồn lực và sự đồng thuận trong trợ giúp các nạn nhân chất độc da cam, người tần tật khắc phục khó khăn vươn lên hịa nhập trong cuộc sống… Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể xã hội phối hợp trong các phong trào, hoạt động liên quan đến mục tiêu chăm sóc, trợ giúp các đối tượng nhân Ngày/Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam và người tàn tật hàng năm. Thường xuyên tổ chức các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác trong cả nước về việc ni dưỡng, chăm sóc điều trị, phục hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề và trong xây dựng củng cố các trung tâm, cơ sở nuôi dưỡng/dạy nghề cho nạn nhân…Huy động mọi nguồn lực xã hội, trong đó nguồn ngân sách đóng vai trị trọng yếu trong việc hỗ trợ điều trị chỉnh hình, trang bị dụng cụ giúp phục hồi chức năng và đặc biệt là phương tiện để họ có thể tự sinh hoạt, tự hòa nhập cộng đồng và tạo ra thu nhập để trang trải 1 phần chi phí cuộc sống. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tất cả các đối tượng xã hội ở thành phố để tiện cho việc theo dõi, triển khai các hoạt động. Dữ liệu này phải được cập nhật thường xuyên. Chỉ những đối tượng nào có thời gian sinh sống ổn định tại thành phố, chấp hành đúng pháp luật và quy định của Nhà nước, của địa phương mới được hưởng ưu đãi này. Có chính sách khuyến khích, ưu đãi về tài chính, mặt bằng và tư vấn quản lý để hình thành và phát triển các doanh nghiệp xã hội nhằm tạo cơ hội tiếp cận việc làm cho các đối tượng lao động là người tàn tật, nạn nhân chất độc gia cam.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w