MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP 1 Mục tiêu của Đề án

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 142 - 145)

1. Mục tiêu của Đề án

a) Mục tiêu tổng quát

Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp để giải quyết tốt việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố. Mục tiêu tổng quát là đảm bảo cho mọi lao động trong độ tuổi, có khả năng lao động, sẵn sàng làm việc đều có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển nền kinh tế của thành phố nhanh và bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2012 - 2015 giải quyết việc làm cho 132.000 - 136.000 lao động; bình quân giải quyết việc làm 33.500 lao động/năm. Phấn đấu đến năm 2015 hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4,15%.

2. Các giải pháp thực hiện

a) Tăng cường các yếu tố đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo việc làm mới

- Đầu tư phát triển kinh tế

+ Chỉ tiêu phấn đấu của thành phố về đầu tư là tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 15 - 16%/năm. Đây là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của thành phố; tăng trưởng kinh tế sẽ tạo chỗ làm mới và giải quyết việc làm một cách thuận lợi hơn;

+ Phát huy cơ chế dân chủ; cải cách thủ tục hành chính, tạo tính minh bạch và trách nhiệm cao; đồng thời rút ngắn một cách tối đa thời gian chi phí để thực hiện một dịch vụ công hoặc thực hiện các quy định của nhà nước;

+ Có cơ chế cho việc sử dụng đất đai, tính ổn định trong sử dụng đất; đầu tư một cách đồng bộ các cơ sở dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có hiệu quả.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch và thương mại; phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại - là những hướng đột phá của thành phố tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế. Tạo ra nhiều chỗ làm mới và làm chuyển hướng về cơ cấu lao động theo hướng tích cực;

+ Có kế hoạch khảo sát nguồn nhân lực hiện tại, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo lộ trình và có cơ chế đầu tư tài chính phù hợp cho sự phát triển lực lượng lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Cơ chế, chính sách tài chính

+ Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực phù hợp và có chất lượng;

+ Tiếp tục có những cơ chế, chính sách mới về tài chính; đầu tư ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; trước hết, đánh giá và điều chỉnh các đề án trước đây cho phù hợp với tình hình mới.

b) Đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực

Đẩy mạnh đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực của thành phố trên cơ sở Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, Quy hoạch phát triển dạy nghề đến năm

2020, Quy hoạch phát triển ngành giáo dục..., đặc biệt là nguồn nhân lực đào tạo nghề; phấn đấu đào tạo 168.000 - 180.000 lao động, bình quân đào tạo 42.000 - 45.000 lao động/năm; với tỷ lệ đào tạo dài hạn ít nhất 38% (trong đó trình độ: trung cấp nghề 28%, cao đẳng nghề 10%). Để đạt được những mục tiêu đó, cần tập trung một số việc sau:

- Xúc tiến đầu tư một số trường dạy nghề trọng điểm hướng đến tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; trong đó có từ 3 đến 5 nghề đào tạo lĩnh vực công nghệ cao đạt chuẩn quy định. Trước mắt, thành phố xúc tiến đầu tư Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng ở địa điểm mới, đủ điều kiện để phát triển thành trường chuẩn khu vực và quốc tế. Tác động và tạo điều kiện để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư mạnh cho Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng đạt chuẩn khu vực và quốc tế, đảm bảo được chức năng kiểm định nghề và đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thế mạnh của nền kinh tế Đà Nẵng và khu vực ven biển miền Trung;

- Tiếp tục triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thơn theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-CP của Chính phủ; Đề án hỗ trợ cho hộ giải tỏa đền bù, mất đất sản xuất do thu hồi đất chỉnh trang đô thị. Đầu tư hàng năm 3 - 4 tỷ đồng để đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí cho lao động nơng thơn, nơng dân để chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm; đảm bảo mục tiêu đến năm 2015 có 20 đến 30% lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ;

- Tiếp tục thực hiện cơ chế ưu đãi, hỗ trợ dạy nghề cho các đối tượng: người nghèo, con em gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ, người sau cai nghiện ma túy… để có nghề và tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định. Hàng năm bố trí từ 2 đến 2,5 tỷ đồng để hỗ trợ dạy nghề (riêng đối với người nghèo thì hỗ trợ tiền ăn và đi lại trong thời gian học nghề theo quy định hiện hành);

- Đầu tư hỗ trợ các mơ hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ có hiệu quả tại các địa phương. UBND thành phố phê duyệt hỗ trợ khơng hồn lại một số mơ hình trọng điểm; dự kiến khoảng 200 - 300 triệu đồng/năm (Đầu tư các mơ hình cụ thể có dự án đầu tư, có cơ cấu nguồn vốn đầu tư cụ thể: vốn vay, vốn tự có, vốn hỗ trợ của nhà nước…).

c) Phát triển nguồn vốn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn cho vay giảiquyết việc làm, giảm nghèo quyết việc làm, giảm nghèo

- Đề nghị Trung ương bổ sung vốn hàng năm tăng thêm 3 - 4 tỷ đồng/năm để cho vay giải quyết việc làm; ngân sách thành phố ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố đạt 6 - 10 tỷ đồng/năm; ngân sách các quận, huyện ủy thác cho các phịng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội ở địa phương đạt 0,5 - 1,0 tỷ đồng để cho vay giải quyết việc làm, nhất là hộ di dời giải tỏa mất đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề (tập trung vào những năm đầu của giai đoạn - năm giải tỏa đền bù và an sinh xã hội);

- Lồng ghép các hoạt động của chương trình cho vay giải quyết việc làm và chương trình giảm nghèo để phát huy hiệu quả vốn vay; tạo việc làm mới và ổn định cuộc sống;

- Huy động thêm các nguồn vốn khác để cho vay giải quyết việc làm và giảm nghèo; tranh thủ các dự án viện trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức

nước ngoài; các hội đoàn thể huy động các nguồn vốn khác để hỗ trợ cho vay sinh kế tạo việc làm ổn định.

d) Đưa lao động đi làm việc ở nước ngồi

- Tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống có nhu cầu về trình độ cơng nhân kỹ thuật, có thu nhập cao; hạn chế thị trường có nhiều rủi ro. Trước hết tập trung vào các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản. Đồng thời, tăng cường tham gia thị trường lao động ngư nghiệp đánh bắt gần bờ ở Hàn Quốc (do Hiệp hội thủy sản Hàn Quốc tuyển), phù hợp với trình độ và nghề nghiệp của người lao động là ngư dân ven biển;

- Tổ chức các khóa đào tạo định hướng xuất khẩu lao động kịp thời; hỗ trợ kinh phí đào tạo định hướng cho con em hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ và hộ di dời giải tỏa mất đất sản xuất để đi lao động có thời hạn ở nước ngồi;

- Hỗ trợ vay vốn để đi lao động có thời hạn ở nước ngồi; ngồi vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội theo mức quy định, vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo khả năng thế chấp, thành phố hỗ trợ cho vay thêm bằng vốn ủy thác của thành phố thơng qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội theo nhu cầu của từng lao động và theo mức tổng chi phí;

- Tăng cường cơng tác tuyên truyền xuất khẩu lao động, mở chuyên mục thường xuyên về dạy nghề giải quyết việc làm trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng (DRT); mỗi q ít nhất một phóng sự về xuất khẩu lao động.

đ) Hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường lao động

- Tổ chức điều tra, xây dựng và hoàn thiện phần mềm cơ sở dữ liệu về cung lao động. Hồn thiện bản đồ lao động và số hóa bản đồ này để thơng tin trên mạng internet và phục vụ công tác quản lý trên tồn thành phố.

- Hàng năm, điều tra thơng tin cơ sở dữ liệu về cầu lao động theo tiêu chí điều tra cầu lao động đối với doanh nghiệp và người lao động;

- Tổ chức công tác dự báo về thị trường lao động định kỳ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để định hướng phát triển và có chính sách phát triển thị trường lao động theo hướng tích cực.

e) Nâng cao hiệu quả các dịch vụ việc làm và tuyên truyền nâng caonhận thức nhận thức

- Nâng cao năng lực cơng tác dịch vụ việc làm; có đủ năng lực và điều kiện tư vấn cho 15.000 - 17.000 lao động/năm;

- Tiếp tục tổ chức và nâng cao chất lượng các phiên chợ việc làm định kỳ; tiến tới tổ chức sàn giao dịch định kỳ mỗi tuần 1 lần, tổ chức chợ di động ít nhất 3 lần/năm; giải quyết việc làm tại chợ việc làm cho ít nhất 20 - 25% tổng số lao động được giải quyết việc làm;

- Phát huy vai trò của Trung tâm Giới thiệu việc làm vùng; gắn kết, phối hợp cung cấp thông tin, dự báo cung - cầu lao động để có giải pháp cho công tác giải quyết việc làm của thành phố.

- Tổ chức thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc làm, dạy nghề và học nghề, thị trường lao động.

3. Kinh phí thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách an sinh xã hội ở thành phố đà nẵng thực trạng và giải pháp (Trang 142 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w